Oneway.vn – Trước khi Luther phát triển ngành in ấn-xuất bản bằng các tác phẩm của mình, ngành này phục vụ cho mục đích gì? Điều gì đem khách hàng đến với sách của Martin Luther?
(Nguồn: lithub.com)
* Ông hãy sơ lược lịch sử ngành in ấn từ thời Gutenberg 1436, đến thời Luther 1517. Thời đó đã có sách được viết tay trong các thư viện hàn lâm và phổ biến trong các trường ĐH. Trước Luther, ngành in ấn-xuất bản dùng cho mục đích gì?
– Châu Âu trung cổ đầy sách, những quyển sách viết tay tuyệt đẹp và là phương tiện rất linh hoạt. Đây là một trong những đặc điểm của sách viết tay: người sở hữu văn bản cũng là người quyết định nội dung. Họ không cần bản sao toàn bộ quyển sách. Họ chỉ cần có phần mà họ muốn, rồi đem kết hợp với phần của những quyển sách khác một cách hài hòa.
Nó cũng tạo điều kiện cho thẩm mỹ văn bản phát triển. Khi in ấn mới ra đời, những ai sở hữu các văn bản viết tay chưa nhận thấy lợi ích của ngành công nghiệp này. Gutenberg đã khắc phục được những khó khăn kỹ thuật từ rất sớm.
Đó là một tuyệt tác của công nghệ nhưng để kinh doanh thì rất khó. Thay vì chỉ có 1 bản sao (mong ước của người phát minh), lại có đến 200-300 bản sao, thậm chí nhiều hơn. Và chúng bán cho 200-300 người khắp châu Âu. Hơn nữa, thay vì một bản chép tay đầy màu sắc, họ nhận được thứ chỉ 2 màu trắng đen.
Dưới nhiều góc độ, ngành in ấn xuất bản tượng trưng cho bước lùi văn hóa sách hơn là bước tiến. Các nhà xuất bản những quyển sách đầu tiên thường phá sản. Gutenberg là một ví dụ điển hình.
Vì thế để sách có thể tiếp tục tồn tại – để ngành in ấn được tồn tại như một công nghệ – họ phải tìm cách tiếp cận thị trường, gồm 2 giai đoạn:
Trước hết là thế lực cầm quyền lúc bấy giờ: Giáo hội, chính phủ Đức và các vùng lân cận – là đối tác thân thiết với các nhà in, vì chúng đem lại nhiều cơ hội việc làm. Thay vì phải tự bán 200-300 bản sao của một văn bản phức tạp thì chỉ cần đến nhà in, nói: “Tôi cần 200 bản copy của quyển này”. Nhà in sẽ in, thư ký của khách sẽ đến nhận và trả tiền toàn bộ đống sách ấy.
Giáo hội cũng là khách hàng thân thiết với nhà in – nhất là khoản in lượng khổng lồ “bùa xá tội”. Bên cạnh đó, bài giảng, tuyên bố và bản sao giáo lệnh của Giáo hoàng cũng cần in. Nhưng trên hết, bùa xá tội chiếm lượng lớn. Vì thế, phong trào của Luther tấn công vào một trong những nguồn thu nhập chính của ngành công nghiệp in ấn, và vì thế ông phải đem lại cho họ một nguồn khác tốt hơn cái mà ông đã lấy đi. Và ông đã thành công!
Nhiều người in cho Luther đã từng in cho Giáo hội, tức in bùa xá tội. Cuộc cải chánh đã đem đến thói quen mua và đọc sách cho nhiều người.
Luther làm được điều này bởi bản năng ông tin ngành công nghiệp này sẽ giúp đem giáo lý thần học đến nhiều độc giả hơn những văn bản ngắn bằng tiếng Đức.
* Tôi muốn đi sâu vào ý này, vì nghĩ chúng ta dễ coi thường nó: cách Luther sử dụng phương tiện in ấn đã đem đến nhu cầu mua bán sách cho những người chẳng biết bên trong nó có gì, điều đó đồng nghĩa thị trường được mở rộng đáng kể. Vậy điều gì đem khách hàng mới đến với sách của Luther?
Đúng vậy. Ban đầu, chính xì-căng-đan (scandal) của Luther đã giúp sách bán chạy. Giới tin tức “đứng ngồi không yên” vì chuyện lạ thường đang diễn ra trong một ngóc ngách phía bắc nước Đức: một tu sĩ đứng lên chống lại cả Giáo hội.
Tôi nghĩ ban đầu, điều khiến mọi người chú ý đến Luther là tò mò. Sự thật là cần rất nhiều người tham gia để hành động phản kháng của Luther trở thành phong trào. Những linh mục, giáo sĩ đứng trên tòa giảng, nói: “Anh em đã nghe đến người đàn ông này, Martin Luther, và tôi nói với anh em, ông ấy đang giảng dạy đúng đắn. Chỉ trích của ông dành cho Giáo hội rất công minh”.
Cuộc cải chánh không thể tự thành công ở những nơi không có một giáo sĩ nào đứng lên ủng hộ Luther. Đó là lý do vì sao lĩnh vực tiếng Latin của Luther quan trọng. Ông vẫn là một tác giả giỏi tiếng Latin, và điều này giúp thuyết phục các người bạn giáo sĩ của ông rằng những lời chống đối của ông là công minh.
Khi giáo sĩ địa phương giảng dạy và ủng hộ Luther, họ sẽ tìm mua sách của ông. Một khi đã mua, họ sẽ mua nhiều hơn vì Luther viết rất nhiều tác phẩm độc quyền khác nhau trong 5 năm đầu của cuộc cải chánh. Chúng được in khắp nước Đức theo từng đợt. Đầu tiên là ở Wittenberg, đến Leipzig, rồi đến Ausburg rồi cứ thế ở Nuremberg, Basalt và Strasburg. Hiệu ứng tiếp tục trên khắp các trung tâm in ấn lớn ở Đức.
(Còn tiếp)
NHVX. dịch
(Nguồn: desiringgod.org)
Leave a Reply