Mục Sư Báp-tít Trở Thành Tổng Thống Tạm Quyền Ukraine

Sau khi tất cả 88 người đã thiệt mạng từ những cuộc phản kháng lật đổ chính quyền, những người Tin Lành Ukraine kêu gọi quốc gia “hãy học cách yêu thương những kẻ thù của ngày hôm qua.”

oneway 1

Ông Oleksandr Turchynov, một Mục sư Báp-tít trứ danh và là một chính trị gia hàng đầu tại Ukraine, đã nhậm chức vào Chủ Nhật ngày 23 tháng 2 với cương vị Tổng Thống Tạm Quyền sau khi quốc hội bỏ phiếu phế truất tổng thống Yanukovych.

Chế độ của tổng thống Yanukovych sụp đổ sau ba tháng phản kháng gia tăng và bùng nổ thành bạo động vào tuần trước, khiến hơn 88 người thiệt mạng. Nhiều người phản khán đã chiếm lấy khu Maidan, hoặc quảng trường Tự Do tại thủ đô Kiev.

Vấn đề nỗ ra khi quyết định của tổng thống Yanukovych thiết lập mối quan hệ chính trị và kinh tế thân Nga hơn. Điều này đã làm tổn hại đến những người Ukraine thuộc thế hệ trẻ mong muốn quốc gia của họ sẽ siết chặt quan hệ với Liên Minh Châu Âu. Sau cuộc bỏ phiếu phế truất, ông Yanukovych đã trốn khỏi Kiev và được cho là đang ở Crimea, một khu vực cộng hòa tự trị tại đông nam Ukraine. Theo như báo cáo từ giới truyền thông, chính phủ mới đã tố cáo ông Yanukovych vì tội giết người và đã ban hành lệnh bắt giữ ông.

Vào tối thứ hai tại thủ đô Kiev, ông Turchynov, 49 tuổi, đã có bài phát biểu trước công chúng lần đầu tiên từ khi ông nhậm chức Tổng Thống Tạm Quyền. Dựa theo một nội dung chuyển ngữ không chính thức, ông nói rằng, “Sự tàn bạo, dã man chưa từng thấy của chế độ độc tài này đã không dừng được người dân. Họ đã quên mình mà dấn thân để bảo vệ quyền lợi của họ – và họ đã thắng.

“Công việc của chúng tôi ngày hôm nay đó là dừng lại cuộc đối đầu, lấy lại quyền kiểm soát… đảm bảo hòa bình và an ninh, bảo vệ cho những nạn nhân mới, những kình địch địa phương. Một ưu tiên khác đó là trở lại hội nhập với Châu Âu. Chúng ta phải quay về với gia đình Châu Âu. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng mối quan hệ với Liên Bang Nga, và sẵn sàng đối thoại với lãnh đạo Nga để xây dựng những mối quan hệ với đất nước này trên nền tảng mới mẻ, công bằng và láng giềng tốt, điều này công nhận sự lựa chọn Châu Âu của Ukraine.”

Quốc hội đã lập ra ngày bầu cử quốc gia mới vào cuối tháng năm.

Việc lựa chọn một mục sư Báp-tít làm Tổng Thống Tạm Quyền của Ukraine, nơi mà đại đa số theo Chính Thống Giáo suốt nhiều thế kỷ, không phải là một điều quá ngạc nhiên đối với ông Sergey Rakhuba, chủ tịch Mục sư đoàn người Nga có trụ sở tại Mỹ. Suốt nhiều năm qua, ông đã có liên lạc với Mục sư Turchynov. “Ông rất nổi tiếng trong guồng máy chính trị và được biết đến là một lãnh đạo chân thành và có nguyên tắc, mặc dù theo một cách nào đó ông như ở dưới bóng của bà Yulia Tymoshenko, chủ tịch vừa được tha tù trong thời gian gần đây.

oneway 4

“Ông được biết đến là một người giảng đạo, bất chấp vị trí chính trị của ông, ông đã giảng đạo thường xuyên tại một trong số những nhà thờ Báp-tít ở thủ đô Kiev, mặc dù lực lượng an ninh phải hộ tống ông. Trên hết, Hội Thánh Tin Lành rất phấn khích về việc Mục sư Turchynov bất ngờ được chỉ định làm Tổng Thống Tạm Quyền. Trong cộng đồng Tin Lành, quan niệm của xã hội hậu Xô-viết vẫn cho rằng một Cơ Đốc nhân chân chính không nhất thiết phải là một chính trị gia. Theo cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng đó là điều tuyệt vời khi Mục sư Turchynov được kêu gọi cho công việc hợp nhất và chữa lành của quốc gia.”

Năm 2008, nhà báo Susan Wunderink đã có bài viết về sự phục hồi rõ nét tại Ukraine về sự thay đổi vai trò của cộng đồng thiểu số người Tin Lành đối với quốc gia sau cuộc Cách Mạng Cam năm 2004, nghiên cứu về việc làm thế nào Hội Thánh Tin Lành hoạt động truyền giáo mạnh mẽ nhất tại Đông Âu đã suy nghĩ lại về truyền thống và Đại Mạng Lệnh.

Đây không phải là lần đầu tiên một quốc gia Đông Âu có một người Tin Lành làm tổng thống của họ. Năm 1999, Macedonia đã bầu ông Boris Trajkovski làm tổng thống, ông là một người thuộc Hội Thánh Giám Lý phục vụ cho cộng đồng Rô-ma. Khắp cả nước, người dân thường nhắc đến ông như là “George W. Bush của Macedonia.”

Năm 2001, hãng tin Christianity Today đã phỏng vấn tổng thống Trajkovski tại Buổi Sáng Cầu Nguyện Quốc Gia ở Washington. Ông đã chia sẻ với hãng tin rằng, “Hầu việc Chúa là ở cùng người dân và đi theo bước chân của Chúa Giê-xu.” Bi thảm thay, ông Trajkovski đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay năm 2004 ở Bosnia.

Vào thứ hai vừa qua, Christianity Today đã nhận được bài phát biểu công khai của ông Valery Antonyuk, phó hội trưởng Liên Hiệp Các Hội Thánh Ukraine, Báp-tít.

Đó là một thông điệp của sự giảng hòa:

Trong thời điểm đất nước có những chuyển biến đau buồn trong cuộc sống tại Ukraine, Hội Thánh và mỗi cá nhân Cơ Đốc không thể cứ là khán giả đứng ngoài cuộc chiến và những mất mác được. Hội Thánh phục vụ cho xã hội và đau buồn cùng xã hội. Chúng ta đi qua những ngày khó khăn cùng với đất nước – chúng ta phục vụ bằng sự cầu nguyện, bằng truyền giáo, bằng tình nguyện, bằng hỗ trợ y tế, quần áo, và thức ăn. Ngày nay đã đến lúc chúng ta phải thực hiện mục vụ giảng hòa, đó chính là điều giữ vững sự thống nhất của đất nước chúng ta.

Chúng ta hỗ trợ nhu cầu của quốc gia để chấm dứt những lãnh đạo chuyên chế và sự đàn áp từ phía cảnh sát. Đây là lúc quan trọng để phục hồi công lý và nguyên tắc xét xử của luật pháp, hình thành một chính phủ mà người dân tin cậy, và thành lập cuộc bầu cử tổng thống công bằng. Chúng ta tin rằng những tội phạm chống lại con người sẽ bị công lý trừng phạt, và những người dân yêu hòa bình sẽ được bảo vệ.

Nhưng thay mặt cho Hội Thánh của Chúa chúng ta phải nói nhiều hơn nữa, chúng ta phải nói về toàn bộ sự thật; chúng ta phải nói ra dù nó rất khó để chấp nhận và thực hiện; là điều kiện trước hết cho một tương lai tươi sáng hơn. Chính vì vậy mà Hội Thánh kêu gọi đất nước Ukraine không chỉ là cảm giác về công lý của con người – nhưng còn kêu gọi sự tha thứ, ân điển và sự giảng hòa của Cơ Đốc nhân. Chúng ta cầu nguyện ăn năn với Chúa về tội lỗi. Tuy nhiên chúng ta cũng kêu gọi những nạn nhân hãy thay thứ cho những người đã ăn năn cũng như những người vẫn còn lạc mất. Để quốc gia được hợp nhất, để giảng hòa nhiều thành phần trong đó, những nhóm chính trị, văn hóa và xã hội khác nhau, luật pháp và công lý thôi vẫn chưa đủ. Nếu không có sự ăn năn, ân điển, sự tha thứ và giảng hòa, đất nước sẽ tiếp tục chia cắt và xung đột. Đây là điều kiện tiên quyết cho một sự biến đổi thuộc linh sâu sắc của Ukraine.

Kinh Thánh nói rằng có kỳ “có kỳ xé rách, và có kỳ may; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra; có kỳ yêu, có kỳ ghét; có kỳ đánh giặc, và có kỳ hòa bình” (Truyền Đạo 3:7-8). Theo như những lời của sự khôn ngoan đó, chúng ta công bố ngày hôm nay là kỳ của sự may vá lại, không phải là kỳ để xé đất nước ra; là kỳ tìm kiếm bình an, không phải là kỳ nhen lên ngọn lửa chiến tranh; là kỳ học để yêu thương những kẻ thù của ngày hôm qua, không phải là kỳ để tiếp tục thù ghét những địch thủ và những ai đã làm tổn hại đến chúng ta.

Chúng tôi kêu gọi các Hội Thánh Tin Lành ở Ukraine hãy giúp đem hòa bình đến giữa những con người với nhau và chữa lành viết thương chiến tranh. Chúng ta không nói đen thành trắng và không bào chữa cho tội phạm hay thậm chí những lỗi lầm. Nhưng chúng ta, là những Cơ Đốc nhân, chúng ta tha thứ bởi vì chúng ta đã nhận lãnh sự tha thứ của Chúa. Ngài đã giải hòa với chúng ta cho chính Ngài, và ban cho chúng ta một thông điệp giảng hòa. Lời ân điển này dành cho đất nước của chúng ta phải được nghe từ Lvov cho đến Donetsk, từ Kiev cho đến Simferopol.

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng Cơ Đốc nhân quốc tế cầu nguyện và cầu thay cho quốc gia Ukraine và giúp đem lại hòa bình. Chúng tôi đau buồn cho những nạn nhân, và cảm ơn Đức Chúa Trời vì ân điển của Ngài đối với Ukraine, và cầu nguyện cho sự bình an và phục hưng thuộc linh của đất nước.

Đức Tin. Theo: ChristianityToday.com

Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *