Rất nhiều người đã xếp hàng để được nhận lời cầu thay từ các mục sư tại một buổi chữa lành nội tâm trong tiếng âm nhạc thờ phượng cất lên nhẹ nhàng. Đây là một trong khoảng sáu buổi chữa lành được tổ chức tại nhiều địa điểm ở Hồng Kông do tổ chức Hub and Spokes International (HSI) với Mục vụ Dòng Suối Chữa Lành (Cleansing Stream Ministries). Bà mục sư Eufemia, là mục sư cố vấn và cũng là nhà sáng lập văn phòng HIS Hồng Kông, đã có bài phát biểu và bài giảng cho các nhóm khoảng 80 người về chủ đề làm thế nào để nhận được sự chữa lành những vết thương từ thuở nhỏ, những mối quan hệ đổ vỡ và những chủ đề liên quan đến sự chữa lành.
Mục sư giải thích rằng, “Nếu tôi cố gắng thì tôi cũng không thể chữa lành dù chỉ là một con ruồi. Vâng, phép lạ đến từ Đức Chúa Trời. Tôi không làm điều này từ sự khôn ngoan của riêng tôi.”
Mục sư Eufemia, với thái độ thư thái, đã chia sẻ rằng bà và những mục sư khác dựa vào sự cầu nguyện và mặc khải từ Đức Thánh Linh trong hầu hết các công việc mục vụ. “Nếu tôi có thể giúp được điều gì cho một người, thì đó là cầu nguyện cùng người đó với Đức Chúa Trời, và chính người đó sẽ đến riêng với Chúa để nhận lãnh, để tương giao. Đó chính là nơi sự chữa lành được thực hiện,” bà mục sư chia sẻ.
Một cố vấn khác tại buổi chữa lành đó là anh Nelson Seah, một giám đốc ngân hàng khỏe mạnh trong độ tuổi 30 đến từ Singapore. “Tôi đã là một con người của những điều xấu, tôi giận dữ, quỷ quyệt, cay đắng, và ức hiếp kẻ yếu hơn mình. Là một kẻ giả dối,” anh Nelson chia sẻ.
Anh Nelson đang chia sẻ tại một buổi chữa lành cho người Phi-lip-pin tại Nhóm Thông Công Cơ Đốc Rivergrace
Anh Nelson là một trong 4 anh chị em trong gia đình nơi mà cha anh ít khi về nhà, còn mẹ anh thì phải gánh lấy những chi phí trong gia đình. “Bởi vì tôi là một người nghịch ngợm nhất, nên trong nhà tôi là người bị đánh phạt nhiều nhất. Mẹ sẽ đánh anh em chúng tôi bằng những gì mẹ có thể tìm thấy được. Một nhánh cây, một chiếc giày, một cái móc sắt, cái cọc gỗ, đánh bằng tay, hoặc một chiếc thắt lưng,” anh giải thích. “Tôi đã thử tất cả những việc mà người ta thường làm để giải tỏa cơn đau, kể cả việc dính líu vào những mối quan hệ sai lầm. Những việc mà người tử tế sẽ không bao giờ làm. Tôi đã phải trải qua những vết thương và những cú sốc về mặc tình cảm.”
Đến làm việc tại Hồng Kông, anh Nelson đã tham gia vào Hội Thánh Vườn Nho, nơi đã dẫn anh đến đợt chữa lành năm 2007. “Người ta cầu nguyện cho bạn, và bạn nhận được tình yêu thương khi sự chữa lành xảy ra, bạn cảm thấy ấm áp, một sự bình an đến từ bên trong mà không ai có thể ban cho bạn,” anh Nelson chia sẻ.
Mục sư Eufemia, cũng là giám đốc của Mục vụ Dòng Suối Chữa Lành tại Hồng Kông nói, “Trong buổi chữa lành của chúng tôi, anh Nelson đã có thể thực sự vượt qua những nỗi đau, những cản trở đến từ những khó khăn trong quá khứ. Câu chuyện chỉ là một phần ngắn của một quá trình dài. Bình thường, sự chữa lành có thể mất nhiều thời gian để anh có thể vượt qua những gì mà anh mắc phải.”
Tháng 11 năm 2008, anh Nelson đã cưới chị Yilan, một đồng nghiệp cũ của anh tại Singapore. “Bất kỳ ai có thể cưới và cùng chung sống với tôi trong hôn nhân thì đó thật là một phép màu. Bởi vì biết con người của tôi trong quá khứ, tôi không nghĩ sẻ có một ai đó chịu lấy một con người như tôi,” anh nói.
Cầu nguyện cùng với nhóm Mục vụ Dòng Suối Chữa Lành đầu tiên tại Thái Lan
Là một cố vấn về lĩnh vực cầu nguyện trong 20 năm, Mục sư Eufemia cầu nguyện riêng với từng bệnh nhân của bà. Bà đã cố vấn cho hàng trăm người từ năm những năm 90 của thế kỷ 20. Bà nói rằng 90 phần trăm trong số các bệnh nhân của bà báo cáo đã có những thay đổi tích cực. “Tôi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cho tôi thấy được nguồn gốc của vấn đề là gì. Một cách kỳ diệu, tôi có thể nhận được một sự khải thị và tôi cầu nguyện cho người đó,” bà nói. “Thường thì người ta sẽ khóc và nói rằng làm sao Mục sư biết được điều đó? Tôi nói với họ. Tôi không biết điều đó, nhưng Chúa biết. Ngài biết em và Ngài sử dụng tôi để nói cho em biết rằng Ngài yêu em và quan tâm đến em. Kết quả đó là phép lạ biến đổi đời sống.”
Và nếu như bạn không nhận được sự chữa lành? Mục sư Eufemia nói “đó không phải là vì Đức Chúa Trời không muốn chữa lành chúng ta hoặc không thể chữa lành được. Chúng tôi giúp những người đến đây tìm kiếm Đức Chúa Trời để biết được sâu sắc hơn rằng Đức Chúa Trời muốn dẫn dắt họ kinh nghiệm sự chữa lành như thế nào. Bình thường, khi một người hiểu biết được Đức Chúa Trời là ai, và điều gì đang ngăn cản sự chữa lành, thì vấn đề có thể được giải quyết một cách hiệu quả. Vai trò của chúng tôi đó là nói chuyện với người đó để khám phá ra giải pháp của Đức Chúa Trời giành cho họ.”
Mục vụ Dòng Suối Chữa Lành Hồng Kông cầu nguyện chúc phước cho các Mục sư tham dự.
Viện Nghiên Cứu Chăm Sóc Sức Khỏe Quốc Gia tại Hoa Kỳ, là một trong số các tổ chức đã nghiên cứu về những tác động của sự cầu nguyện và hoàn toàn trong bảng nghiên cứu đều là những ảnh hưởng tích cực, cả ở những Cơ Đốc nhân lẫn những người chưa tin Chúa. “Điều khá chắc chắn đó là sự cầu nguyện cũng có thể giúp chữa lành về mặt thân thể nữa,” Mục sư Eufemia nói.
Trong những ngày bình thường, khi mà Mục sư Eufemia không phải hướng dẫn những buổi chữa lành, bà và chồng là tiến sĩ Gerald Lui, một nhà tâm lý học lâm sàng, cùng chăm sóc những bệnh nhân của họ tại văn phòng Hub and Spokes International ở khu Tsim Sha Shui, Hồng Kông. Khải tượng cho mục vụ của ông bà đó là đem lại sự chữa lành toàn diện cho những cá nhân, những cộng đồng, cộng cồng người Hoa và cho các quốc gia, đặc biệt là đại lục Trung Hoa.
Kim Hoa. Theo: gospelherald.com
Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]