Ngăn Chặn Nạn Buôn Người Tại Campuchia

Chan Ty My, 65 tuổi, và vợ ông là Neang San, sống tại vùng tây bắc của đất nước Campuchia, gần biên giới Thái Lan. Chỉ có 6 người trong số các con của ông bà còn sống sót. Họ đều sống cùng nhau tại làng Ta Poak.

Một vài năm trước, họ phải vật lộn vượt qua khó khăn cùng nhau. Không có kỹ năng buôn bán mà việc làm tại địa phương thì rất ít, gia đình này đã cực kỳ khó khăn để giữ mình khỏi cơn đói mỗi ngày. Mỗi sáng, họ dậy sớm và đi tìm việc làm trên các cánh đồng, kiếm tiền ăn cơm trưa. Sau khi ăn, họ đi ra ngoài một lần nữa để kiếm tiền ăn tối.

Họ không bao giờ có đủ tiền để tiết kiệm hay thậm chí là cho việc học. Họ cũng không thể tiếp cận với thuốc men, y tế. Cho dù là một căn bệnh nhẹ cũng có thể dẫn đến sự nguy khốn bất kỳ lúc nào.

Gia đình của ông Chan Ty cảm thấy họ không thể tiếp tục như thế lâu hơn nữa nếu không có ai giúp đỡ. Tuy nhiên, những cơ hội cho một tương lai tốt đẹp hơn tại đất nước Campuchia dường như là điều gì đó không hề tồn tại. Họ đã phải nghĩ nhiều về các giải pháp tình thế đầy nguy hiểm và khốc liệt.

Ông bà đã cân nhắc việc gửi con em mình sang Thái Lan để tìm việc. Điều này đồng nghĩa với trái pháp luật khi vượt biên và giá của một chiếc hộ chiếu lên đến 120 dollar Mỹ. Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro này có vẻ đáng để dành cho một cơ hội nếu như một ngày họ được nhìn thấy đầy đủ thức ăn trên bàn.

Đó là một ví dụ điển hình cho các gia đình tại Campuchia cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Cha mẹ và con cái khi đến một tình trạng tuyệt vọng nào đó, khi mà việc di cư bất hợp pháp sang nước láng giềng – một quốc gia phát triển hơn, sẽ là ít rủi ro hơn là kẹt lại trong một vòng lẩn quẩn không lối ra của sự nghèo đói và tuyệt vọng. Con cái lớn thì nhìn vào cha mẹ của mình, những người mẹ trẻ tuổi thì nhìn vào những đứa con đói khổ của mình mà nhận ra không còn sự lựa chọn nào khác. Họ phải làm bất cứ điều gì để chăm sóc lẫn nhau.

5(1)

Nạn buôn bán người cũng từ đây mà lây lan rộng rãi. Tại Campuchia, đàn ông con trai thường bị bán phục vụ cho các công việc như nông nghiệp, đánh bắt cá hay công nghiệp xây dựng. Các nhà môi giới lừa đảo sẽ hứa hẹn với những chàng trai về một công việc ổn định tại Thái Lan. Với hi vọng rằng cánh cửa đó sẽ mở ra một cơ hội để đem tiền về giúp đỡ gia đình, họ sẽ đưa hết số tiền mình có được cho dù nó sẽ chẳng bao giờ là đủ. Họ trở thành nô lệ cho những tên lừa đảo, thường xuyên bị đánh đập và ép buộc phải làm việc khổ sai nhiều giờ liền mỗi ngày mà không được trả lượng cho đến khi hết nợ. Nó có thể kéo dài nhiều năm trời, trong vài trường hợp, thậm chí gia đình còn không nhận được tin tức nào từ họ kể từ đó.

Phụ nữ Campuchia thì bị buôn bán để phục vụ trong các nhà xưởng hay làm nô lệ tình dục. Bọn lừa đảo sẽ đem đến một cơ hội làm giúp việc trong ngồi nhà nào đó ở bên kia biên giới nhưng các cô gái sẽ không bao giờ có được nó mà thực tế sẽ trở thành nô lệ. Chịu đựng bóc lột không ngừng, họ sẽ bị đe doạ bỏ tù hay tệ hại hơn nếu bỏ trốn. Một vài người cuối cùng được trở về nhà nhưng đều mang theo những vết thương khủng khiếp cả về tinh thần lẫn thể xác.

2

Trong số các nạn nhân của nạn buôn bán người, trẻ em thường có kết cục thê thảm nhất. Tại Campuchia, các em nhỏ thường bị bán làm nô lệ làm các công việc như ăn xin có tổ chức, bán hàng ven đường hoặc làm nô lệ tình dục. Rất nhiều trong số các em phải chịu đựng sự bóc lột tàn bạo. Nếu em nào không nói được tiếng bản địa tại nơi bị đưa đến, nó còn là một điều khủng khiếp hơn nhiều đối với các em.

3

Ngăn chặn sự khủng khiếp của nạn buôn bán người là một công việc của tổ chức Samaritan’s Purse tại Campuchia. Thông qua các chương trình di cư an toàn và cảnh báo buôn bán người, tổ chức này làm việc với những cộng đồng dễ gặp nguy hiểm để cung cấp cho họ cả về kiến thức giáo dục cũng như đem đến cơ hội tìm kiếm nguồn thu nhập. Bằng cách trang bị cho những người đứng đầu tại các ngôi làng, các mục sư, giáo viên và những người chủ kinh doanh các kiến thức về giúp đỡ những gia đình nghèo khó. Đó có thể là dạy cách trồng nấm, nuôi gà, làm ăn…

Thông qua việc huấn luyện tại cộng đồng của ông Chan Ty, ông đã có thể hiểu được toàn bộ rủi ro đến với các con của mình nếu ông chọn phương án vượt biên trái phép.

Ngoài ra, các nhân viên của Samaritan’s Purse tại đây cũng qua đó mà có được cơ hội tốt để chia sẻ và cho mọi người được nhìn thấy tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho họ. Như một hệ quả tốt đẹp tất yếu, ông Chan Ty đã tuyên bố Đấng Christ là Cứu Chúa và quyết định đi theo Chúa Giêxu. Ông đã kinh nghiệm được sự vui mừng và sự an bình trong Chúa, tìm thấy đức tin của mình, cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp hơn và niềm hi vọng dành cho gia đình mình.

Không lâu sau đó, một chương trình tại Ta Poak được thực hiện. Ông Chan Ty nhận được 11 con gà mái, 1 gà trống và các dụng cụ chăn nuôi cũng như được hướng dẫn cách nuôi gà. Chúa đã đáp lại lời nguyện cầu của ông.

Ông đã nhanh chóng áp dụng những gì mình học được, hiện tại tất cả số gà của ông đều khoẻ mạnh. Chúng đẻ trứng để ấp, nhanh chóng sau đó, chuồng gà của ông có đến 200 con để bán mỗi năm. Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình ông tăng gấp đôi, ông không còn phải nghĩ đến sự lựa chọn di cư đầy nguy hiểm kia nữa.

4

Ông Chanty

“Chúa đã cho tôi niềm hi vọng,” ông nói. “Tôi muốn cảm tạ và dâng hiến mọi điều tôi có đến danh Cứu Chúa Giêxu Christ.”

Đã có khoảng 50.000 người thuộc vòng nguy hiểm được tổ chức này tiếp cận tại Campuchia. Công cuộc hỗ trợ cuộc sống cũng như giới thiệu niềm hi vọng Phúc Âm vẫn không ngừng được tiến hành tại nơi đây.

Nạn buôn bán người là một vấn nạn toàn cầu, tác động đến khoảng 27 triệu người trên toàn thế giới. Xin hãy cùng nhau thêm lời cầu nguyện để những mục vụ như thế có thể được Chúa sử dụng một cách triệt để, đem lại hi vọng sống mới cho nhiều người.

Theo hoithanh.com

Nguồn: Samaritan’s Purse.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *