Trong một thoáng, tôi tình cờ phát hiện một cuộc đối thoại vui nhộn mà ai đó đã đăng trên mạng. Nó bắt đầu với một loạt các câu hỏi:
“Nếu có ai đó từ những năm 50 của thế kỷ trước bất ngờ xuất hiện trong ngày hôm nay, điều gì khó có thể giải thích cho họ nhất?”
Một người trả lời rằng:
“Tôi sở hữu một thiết bị, trong túi của tôi, thiết bị đó có thể truy cập vào toàn bộ nguồn thông tin của con người. Tôi sử dụng nó để xem hình ảnh các con mèo và tranh luận với những người lạ.”
Con người không phải lúc nào cũng khôn ngoan khi sử dụng mạng xã hội, và chắc chắn Cơ Đốc nhân cũng không nằm ngoài số đó. Nếu bạn không tin, chỉ cần đọc các bình luận dưới bất kỳ bài viết nào của CNN thôi cũng đủ khiến một người phải khúm núm. Đây không phải là cách mà mọi việc phải trở nên. Cơ Đốc nhân phải được biết đến bằng tình yêu thương và ân điển chứ không phải bằng những cuộc tranh luận trên twitter. Ngược lại, đằng sau sự an toàn của màn hình vi tính, rất nhiều trong chúng ta đã đánh mất đi khả năng thể hiện lòng yêu thương.
Jarrid Wilson, mục sư và cũng là một blogger, tin rằng có ba điều Cơ Đốc nhân cần dừng lại trên mạng xã hội, trong đó, điều nổi bật nhất đó là: Cố Gắng Giải Thích Giáo Lý Thần Học Trong Ít Hơn 140 Chữ.
“Thần học là một chủ đề không bao giờ được diễn giải, tiếp cận cách không thật tâm, hay giải thích một cách không trọn vẹn. Hãy dành thời gian để viết một trang blog hay thậm chí là một trang radio. Nhưng xin đừng bóp méo giáo lý của Kinh Thánh để tóm gọn trong ít hơn 140 chữ. Lời của Chúa đáng để được khai thác, tìm tòi, và giải thích trong lượng từ tương xứng. Những phần nhỏ trong lẽ thật sẽ không bao giờ làm thõa mãn bằng một bữa đầy thức ăn trong dĩa.”
Mục sư Wilson không đơn độc trong quan điểm của mình. Ava Pennington, một người viết bài cho Crosswalk, cũng đã đăng một bài viết chỉ ra rất nhiều những sai phạm mà các Cơ Đốc nhân mắc phải khi cố gắng truyền giáo qua mạng. Giống như Mục sư Willson, cô tin rằng Phúc Âm cần phải có một chỗ đứng vững chắc trong bất kỳ một mục vụ nào, nhưng mạng xã hội không phải là nơi để cho những việc tranh cãi một cách công khai.
“Phải chăng bạn tranh luận hoặc tranh cãi với những người không đồng ý với quan điểm của bạn về xã hội, chính trị, hay thần học? Mạng xã hội không phải là nơi để tranh cãi. Bạn có thể thắng cuộc bàn cãi, nhưng lại để mất đi đối phương. Dĩ nhiên, bạn muốn trung thành với niềm tin của mình, nhưng đây không phải là nơi để gây ra những cuộc bàn cãi đầy giận dữ.”
Thi Thiên 34 dạy Cơ Đốc nhân phải gìn giữ mỗi miệng họ khỏi điều ác, một sự cảnh báo có thể dùng cho bất cứ những lời chúng ta nói cũng như những gì chúng ta đăng lên mạng.
Bạn suy nghĩ gì? Bạn có tin rằng Cơ Đốc nhân đòi hỏi phải có nhận thức cao hơn khi sử dụng mạng xã hội hay không?
Thế Vinh. Theo: crosswalk.com
Leave a Reply