Ở Nepal, bạn có thể bị vào tù nếu chia sẻ Phúc âm

Oneway.vn – Một luật mới về việc “chống cải đạo” có hiệu lực từ giữa tháng 8/2018 khiến Cơ Đốc nhân tại quốc gia châu Á này đang lo lắng sẽ bị mất những quyền tự do tôn giáo.

Nepal anti-conversion law

Từ trước đến nay, việc chia sẻ Phúc Âm đã đi ngược lại luật pháp ở Nepal, nhưng điều luật mới này thêm vào những quy định hình phạt bao gồm việc bỏ tù 5 năm cùng một án phạt. Bất kỳ người nước ngoài nào vi phạm điều này sẽ trục xuất trong vòng một tuần.

Nepal được xem là vương quốc của đạo Hindu (Ấn giáo) nhưng cũng cho phép quyền tự do tôn giáo. Người dân Nepal đã phế truất quốc vương của mình vào tháng 05/2008 sau khi những người cộng sản theo ý thức hệ Mao Trạch Đông tuyên bố chiến thắng sau 10 năm nổi dậy chống lại chính phủ. Từ đó, những tranh cãi về một hiến pháp mới diễn ra trong nhiều năm và cuối cùng những nhà lập pháp đã chọn được một hiến pháp vào tháng 09/2015.

Những người hậu thuẫn hứa rằng chính phủ mới này sẽ là một chính phủ dân chủ và không đứng về một tôn giáo nào. Nhưng một số người cho rằng điều luật không cho phép cải đạo đã thể hiện điều ngược lại.

John Pudaite thuộc tổ chức “Kinh Thánh cho thế giới” (Bibles for the World) nói với Mạng lưới tin tức truyền giáo (Mission News Network – MNN) rằng: “Những người Hinđu có thể theo đạo Hinđu, những người Hồi giáo và Phật giáo có thể theo tôn giáo của họ, và Cơ Đốc nhân cũng vậy. Tuy nhiên, họ không được phép cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác”.

Theo David Curry của tổ chức Open Doors Hoa Kỳ, sự thay đổi trong điều luật mới này là một phần của sự thúc đẩy lớn hơn từ phía Ấn Độ để “Hinđu hóa” những quốc gia láng giềng.

đang cố gắng “Hinđu” hóa quốc gia của mình, và Nepal đã chịu một áp lực rất lớn từ phía Ấn Độ, cố gắng đề cao sự hiện diện của đạo Hinđu”, Curry cho biết.

“Cơ Đốc nhân tại Nepal đang đối diện với một áp lực và sự bắt bớ đang gia tăng”.

Tháng trước, một cặp vợ chồng Cơ Đốc nhân đã bị trục xuất sau khi công khai thừa nhận mình đã vi phạm những nội dung cư trú (visas). Tuy nhiên, tờ Himalayan Times cho biết đôi vợ chồng trên bị buộc tội truyền đạo.

De Vera Richard, từ Philippines, và Rita Gonga, người vợ Ấn Độ của mình đã sinh sống và kinh doanh tại Nepal bằng visa kinh doanh. Họ đang điều hành một nhà hàng nhưng các báo cáo cho biết họ là Mục sư của một Hội thánh ở Lalitpur, một thành phố nằm ở phía nam thủ đô Kathmandu, cũng được biết đến trong lịch sử với tên Patan.

Theo than phiền do Bộ Nhập cư đưa ra, một cuộc điều tra được thực hiện và tìm thấy bằng chứng rằng cặp đôi chính là Mục sư ở Hội thánh “Every Nation Church” tại Kumaripati, tọa lạc tại khu dân cư ở Lalitpur và họ đang “cải đạo những người Hinđu sang Cơ Đốc giáo”, tờ Times cho biết.  

Một cộng tác viên giấu tên của Asian Access nói với MNN, “Hội thánh đang có một chút lo sợ. Hiện nay, chính phủ chưa hề gây trở ngại gì với Hội thánh nhưng có những thế lực khác đang làm ảnh hưởng đến Hội thánh, đốt phá, ném bom và đem đến sự sợ hãi cho các tín hữu”.

Vào tháng Năm, hai Đảng Cộng sản ở Nepal đã kết hợp, lập nên Đảng Cộng sản Nepal thống nhất (NCP). Cho đến nay, chính quyền vẫn chưa có bất kỳ động thái nào đối với những tấn công vào Cơ Đốc giáo.

Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) quốc tế lẫn địa phương đều cảm thấy bị đe dọa. Cộng tác viên của Asian Access nói rằng chính phủ đang theo dõi rất chặt chẽ một vài nhóm người nước ngoài.

“Chính quyền đã tuyên bố rằng tất cả giáo sĩ đều sẽ bị theo dõi một cách kỹ lưỡng nếu họ tham gia vào bất kỳ hoạt động cải đạo nào. Và nếu chính phủ có bằng chứng rằng họ đang thực hiện bất kỳ hoạt động phi pháp nào như vậy, họ sẽ bị trục xuất và sẽ không bao giờ được phép gia hạn visa nữa”.

Cơ Đốc nhân đang rất quan tâm đến những thay đổi này. Trước khi luật pháp mới được thông qua, tổ chức American Center for Law and Justice (ACLJ) đã cảnh báo rằng những điều luật này làm hạn chế gay gắt quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là với Cơ Đốc nhân. Tổ chức này cho biết tín hữu có thể bị phạt khi chỉ đơn giản bày tỏ niềm tin của mình nơi Chúa Giê-xu Christ là Con của Đức Chúa Trời có một và thật. Một lời trình bày như vậy đôi khi có thể khiến những người Hinđu phật lòng bởi vì người Hinđu tin vào rất nhiều vị thần. Lời trình bày trên cũng có thể khiến những người Hồi giáo không vui vì họ không tin Giê-xu là Con của Thiên Chúa.

Tác giả: Bob Ditmer; Hồng Nhung dịch

(Nguồn: ChurchLeaders)

Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].


“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta
” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).

Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *