Oneway.vn: Năm 1966, tạp chí Time đã đăng một câu chuyện bìa có tựa đề: “Is God dead?” (Chúa có chết không?) Nhiều người đã chấp nhận câu chuyện rằng “Chúa đã lỗi thời?” – rằng khi khoa học tiến bộ, nhu cầu về một “Chúa” để giải thích về vũ trụ cũng ít hơn. Nhưng hoá ra tin đồn về sự chết của Chúa là thiếu chín chắn. Đáng ngạc nhiên hơn là một trường hợp gần đây liên quan đến sự tồn tại của Ngài đến từ một nguồn không thể ngờ – khoa học.
Câu chuyện như sau: trong cùng năm Time đăng tiêu đề nổi tiếng đó đến nay, nhà thiên văn học Carl Sagan tuyên bố rằng có hai tiêu chí quan trọng để một hành tinh có thể hỗ trợ sự sống: đúng loại ngôi sao và một hành tinh ở đúng khoảng cách với ngôi sao đó. Số lượng xấp xỉ của các hành tinh trong vũ trụ là “1 và 24 số 0 theo sau” – thì có khoảng “ 1 và 21 số 0 theo sau” hành tinh có khả năng hỗ trợ sự sống.
Với tỉ lệ ngoạn mục như vậy, Search for Extraterrestrial Intelligence (SETI) – một bộ sưu tập lớn và đắt tiền của các dự án gây quỹ công khai hoặc bảo mật ra mắt trong những năm 1960 – đảm bảo rằng sẽ sớm tìm ra được điều gì đó. Các nhà khoa học lắng nghe từ mạng lưới radio thiên văn một tín hiệu giống như đã được mã hoá và không đơn thuần chỉ là ngẫu nhiên. Nhưng nhiều năm trôi qua, sự yên lặng của vũ trụ cũng trở nên chói tai. Hội đồng ngừng tài trợ cho SETI năm 1993 nhưng việc tìm kiếm vẫn tiếp tục với các quỹ riêng. Tính đến năm 2014, tất cả những gì các nghiên cứu tìm ra chỉ là những con số 0.
Điều gì đã xảy ra? Như chúng ta đã biết về vũ trụ, rõ ràng rằng có rất nhiều yếu tố cần thiết cho sự sống hơn Sagan nghĩ. Hai tham số của ông tăng lên 10, 20 rồi 50 và vì vậy số lượng các hành tinh có thể hỗ trợ cho sự sống cũng theo đó giảm dần. Số lượng giảm xuống chỉ còn vài ngàn hành tinh và còn tiếp tục giảm mạnh.
Ngay cả những người ủng hộ SETI cũng thừa nhận vấn đề này. Peter Schenkel viết trong chuyên mục của tạp chí Skeptical Inquirer năm 2006: “Dựa vào những phát hiện với hiểu biết, chúng ta nên yên lặng thừa nhận rằng những ước tính ban đầu… không thể đứng vững được nữa”.
Khi những yếu tố thiết yếu tiếp tục được phát hiện, con số của những hành tinh có khả năng đó giảm dần xuống và tiếp tục giảm. Nói cách khác, tỉ lệ đó quay ra chống lại những hành tinh trong vũ trụ hỗ trợ sự sống, bao gồm cả trái đất.
Ngày nay, được biết có hơn 200 thông số cần thiết cho một hành tinh hỗ trợ sự sống – mỗi con số phải phù hợp một cách hoàn hảo, nếu không toàn bộ sẽ sụp đổ. Nếu không có một hành tinh khổng lồ giống như sao Mộc ở gần, lực hấp dẫn của nó hút hết các tiểu hành tinh, thì hàng ngàn tiểu hành tinh đó sẽ tàn phá bề mặt trái đất. Các tỷ lệ chống lại sự sống trong vũ trụ là rất đáng kinh ngạc.
Nhưng chúng ta ở đây, không chỉ sống mà còn nói về sự sống. Điều gì giải thích cho điều đó? Có thể nào mỗi thông số đó được hoàn hảo một cách vô tình? Dựa vào điều gì để các nhà khoa học cho rằng chúng ta hiện diện ở đây là kết quả của sự ngẫu nhiên? Chẳng lẽ lý thuyết cho rằng “một trí thông minh đã tạo ra những điều kiện hoàn hảo này” lại không đáng tin bằng việc “Trái đất duy trì sự sống và tồn tại là nhờ vô tình đạt được tỉ lệ hoàn hảo đó” hay sao?
Còn nữa, những điều cần thiết cho sự sống tồn tại trên một hành tinh chẳng là gì khi so sánh với những điều cần thiết để cho một vũ trụ tồn tại. Ví dụ như, các nhà vật lý thiên văn đã biết rằng các giá trị của 4 lực cơ bản – trọng lực, lực điện từ, lực hạt nhân “mạnh” và “yếu” đã được xác định chỉ trong gần 1 phần 1 triệu giây sau vụ nổ big bang. Thay đổi bất kì giá trị nào thì vũ trụ sẽ không thể tồn tại. Ví dụ, nếu tỉ số giữa lực hạt nhân mạnh và lực điện từ thay đổi một phần rất rất nhỏ của rất rất nhỏ – thậm chí là 1 phần của 100,000,000,000,000,000,000 – thì không ngôi sao nào có thể hình thành cả.
Nhân tham số đó với tất cả những điều kiện cần thiết khác, và tỷ lệ chống lại sự tồn tại của vũ trụ là quá đau lòng đến mức quan niệm rằng “tất cả chỉ là vô tình” coi thường lẽ thường tình. Nó giống như tung một đồng xu lên và nó bay lên xoay 10 luỹ thừa 30 lần liên tiếp. Thật sao?
Fred Hoyle, nhà thiên văn học đã đặt ra thuật ngữ “big bang” nói rằng chủ nghĩa vô thần của ông đã bị rung động mạnh bởi những sự phát triển này. Sau này ông đã viết rằng “một sự giải thích hợp lẽ cho thực tế đó là một trí thông minh siêu việt đã kết hợp với vật lý, cũng như hoá học và sinh học… Các con số tính toán từ thực tế có vẻ như là quá sức đối với tôi để đưa ra kết luận”.
Giáo sư của trường ĐH Oxford John Lennox đã nói “ càng biết nhiều về vũ trụ, giả thiết cho rằng có một Đấng Tạo Hoá càng nhận được nhiều sự đồng tình cho rằng đây là lời giải thích tốt nhất cho lý do tại sao chúng ta lại ở đây”.
Phép lạ vĩ đại nhất mọi thời đại, mà không có cái thứ 2 tương tự, chính là vũ trụ. Đó là phép lạ của mọi phép lạ.
Ansther Van – Dịch từ theaustralian.com.au