Sau khi kiểm chứng một mảnh giấy papyrus gây tranh cãi viết bằng cổ ngữ Ai Cập trong đó có đoạn Đức Chúa Giê-xu nói về người vợ của mình, vào thứ ba tuần qua, các nhà khoa học đã kết luận trong một tài liệu rằng mảnh giấy papyrus và mực viết lên đó rất có thể là từ thời cổ đại và không phải là sự giả mạo của thời hiện đại.
Được mệnh danh là “Phúc Âm Vợ Chúa Giê-xu,” mảnh giấy được công bố rộng rãi trong một hội nghị hàn lâm vào năm 2012. Một vài người xem mảnh giấy như là một cái nhìn thoáng qua về suy nghĩ của những Cơ Đốc nhân thời cổ đại, trong khi số khác thì lại công khai chỉ trích và xem đó là một sự giả mạo lố bịch, trong số đó có Vatican.
Các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trong suốt hai năm qua tại nhiều trường đại học khác nhau và kết luận rằng cả mực và giấy papyrus đều rất có thể là từ trước thế kỷ thứ 9, và ngay cả ngôn ngữ lẫn cách hành văn cũng rất trùng khớp với thời đại đó.
“Tất cả kiểm chứng đều chỉ ra rằng mảnh giấy papyrus thuộc thời cổ đại, và nội dung trên mảnh giấy này cũng đã được viết cũng trong thời gian đó,” Karen King, lịch sử gia Trường Thần Học Harvard, người đầu tiên công bố mảnh giấy vào năm 2012, chia sẻ với các nhà báo trong một cuộc kêu gọi hội nghị.
Kết quả của các kiểm nghiệm đều được tổ chức Kiểm Nghiệm Thần Học Harvard công bố trên mạng vào thứ ba tuần qua.
Mặc dù mảnh giấy với kích thước của một tấm danh thiếp chỉ chứa trên nó một vài phần nhỏ của những câu văn hiển nhiên đã bị xé ra từ một văn bản lớn hơn, ý tưởng mà chúng truyền tải dường như không được tìm thấy trong các sách Phúc Âm kinh điển của Tân Ước.
“Đức Chúa Giê-xu phán với họ, “Vợ của ta… ,’” một phần câu văn đã bị cắt ra, trong những dòng còn lại Đức Chúa Giê-xu đã ám chỉ rằng ít nhất một vài người nữ có thể đã là môn đồ của Ngài, trong khi đó trong các sách Phúc Âm kinh điển, các vai trò được thể hiện một cách độc quyền cho những người nam.
Giáo sư King đã lặp đi lặp lại rằng mọi người chớ nên nhầm lẫn mảnh giấy là bằng chứng chứng minh Đức Chúa Giê-xu quả thật có một người vợ, một số người đã có niệm này, thậm chí là những Cơ Đốc nhân thời hiện đại. Giáo sư chia sẻ, thay vào đó, phân đoạn thể hiện những Cơ Đốc nhân thời xưa đã thảo luận như thế nào về vai trò của người phụ nữ và hôn nhân trong Hội Thánh.
“Đây là một mẫu văn chương được các Cơ Đốc nhân viết lên để xác minh rằng những người phụ nữ, những người mẹ hoặc những người vợ, đều có thể là môn đồ của Chúa Giê-xu,” giáo sư King phát biểu vào thứ ba tuần qua.
Trong số những bài kiểm nghiệm, một nhóm đến từ khoa Sinh Học Tiến Hóa Con Người của trường Đại Học Harvard đã phân tích carbon trong mẫu giấy và xác định niên đại của nó thuộc khoảng năm 659 và 869 sau công nguyên, rất sát với thời gian của một mảnh giấy papyrus Phúc Âm Giăng đã được công nhận.
Một nhà bảo thủ và một kỷ sư điện tử đến từ Đại Học Columbia đã phân tích thành phần hóa học của mực trên mảnh giấy nhờ sử dụng quang phổ micro-Raman và thấy rằng nó thiếu những đặc tính của loại mực thời hiện đại nhưng có cùng tính chất với loại mực của sách Phúc Âm Giăng.
Tổ chức Kiểm Nghiệm Thần Học cũng đã công bố một bài viết bác bỏ của Leo Depuydt, một nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại tại trường Đại Học Brown, nói rằng ông đã xem lại các kết quả kiểm nghiệm và vẫn tin rằng mảnh giấy là một sự giả mạo của thời hiện đại đã vẽ lên mảnh giấy papyrus trắng một cách không chuyên nghiệp.
Giáo sư King, người khởi đầu giới thiệu mảnh giấy papyrus, nói rằng bà rất hoan nghênh các ý kiến tranh luận về sự mơ hồ của mảnh giấy.
Bà nói rằng, với tất cả những gì chúng ta biết, phần còn lại của câu văn bị bỏ dỡ được tiếp tục với việc Đức Chúa Giê-xu bày tỏ người vợ của Ngài thực ra là Hội Thánh, hoặc có thể, giáo sư King đề xuất phần còn lại đó là: “Vợ của ta ư? Các ngươi nói đùa phải không? Ta không có vợ!”
Thanh Huyền. Theo: charismanews.com