Phiến Đất Sét 2500 Tuổi Có Thể Chứng Thực Kinh Thánh?

Oneway.vn: Khoảng 100 phiến đất sét từ Babylon có niên đại khoảng 2500 năm tuổi vừa được tìm thấy, trong đó có chứa những chi tiết làm vững chắc các yếu tố được chép trong Kinh Thánh về 70 năm lưu đày của Israel.

Phiến đất sét đề cập tới “Cộng đồng Do Thái” cạnh bờ sông Kê-ba, một con sông được chép lại trong Ê-xê-chi-ên 1:1.

Bảng đất sét có chữ hình-nêm (bảng chữ cái cổ) được trưng bày trong buổi triển lãm tại bảo tảng Bible Land tại Jerusalem, ngày 3/2/2015. Buổi triển lãm của những phiên đất sét từ vùng đất Iraq vén bức màn về cuộc sống thường nhật của những người Do Thái bị lưu đày tới Babylon từ Jerusalem khoảng 2500 năm trước. Buổi triển lãm trưng bày hơn 100 phiến đất không to hơn lòng bàn tay người trưởng thành, chúng liệt kê những cuộc giao dịch và khế ước giữa những người Do Thái bị đuổi ra khỏi hay cũng có thể được gửi tới đó từ Jerusalem bởi vua Na-bu-cát-nê-xa vào năm 600 TCN. (theo Reuters)

Phiến đất sét về căn bản chép lại những công việc thông thương và buôn bán liên quan tới người Do Thái ở Babylon, có cả tên của người Do Thái được chép trên đó mà có thể giúp xác nhận những nhận vật chính được tường thuật trong Kinh Thánh xung quanh sự kiện Jerusalem bị chiếm đoạt và 70 năm lưu đày.

Trong đó có những cái tên quen thuộc như là Ha-nan. Con cháu của một người tên là Ha-nan thuộc về những người phục vụ đền thờ đã trở về cùng với Xê-ru-ba-bên (Ê-xơ-ra 2:46, Nê-hê-mi 7:49 ). Ha-nan, một trong những người hồi hương về Jerusalem, cũng là một người Lê-vi đã giúp Ê-xơ-ra dạy luật pháp (Nê-hê-mi 8:7).

Phiến đất sét cũng đề cập tới cái tên Ghê-đa-li-a. Trong Giê-rê-mi, Ghê-đa-li-a là con của Pát-khua là người phục vụ Sê-đê-kia, vị vua cuối cùng của Giu-đa trước khi Jerusalem bị phá huỷ. (Giê-rê-mi 38: 1-6).

Mỗi phiến đất được khắc ngày tháng lên đó vào khoảng 572-477 TCN. Và phiến đất sớm nhất là khoảng 15 năm sau khi vua Nê-bu-cát-nê-xa phá huỷ đền thờ, và phiến cuối cùng khoảng 60 năm sau khi người bị lưu đày đầu tiên hồi hương từ Babylon.

Wayne Horowitz, một trong những nhà khảo cổ học nghiên cứu những phiến đất cho rằng đây là những tư liệu quan trọng nhất về người Do Thái cổ kể từ khi khám phá ra những cuộn giấy da tại Biển Đỏ (Dead Sea Scrolls), theo cơ sở dữ liệu của Haaretz. Cho tới giờ chúng ta biết rất ít về “cuôc sống của những người Do Thái từ Jerusalem bị trục xuất tới Babylon.”

Theo Haaretz, xấp xỉ 800,000 người Do Thái còn ở lại nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Iraq kể từ sau cuộc hành hương về Jerusalem và hình thành lên một nhóm người được biết đến là “cộng đồng bị lưu đày lâu đời nhất trên thế giới, tồn tại gần 2500 năm liên tục cho tới 1948.”

Đức Ân – Dịch từ: Christian Examiner.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *