Thật không phải quá phóng đại khi nhận xét rằng việc phải chứng kiến những hành động kinh khủng của Nhà Nước Hồi Giáo IS tại khu vực Trung Đông chính là một trong những tập phim kinh khủng nhất trong lịch sử loài người hiện đại.
Không giống với tội ác của chế độ diệt chủng Khmer trong quá khứ hay tội ác tương tự từng xảy ra trong thời gian của cuộc diệt chủng Rwanda trong quá khứ, tội ác này không còn phải tốn nhiều công sức để tưởng tượng đến nữa, chúng được ghi hình và chia sẻ trên mạng, trực tiếp biến mọi người thành khán giả của hành động tàn sát vô nhân đạo. Chiến lược của IS không chỉ là tra tấn như thời Trung Cổ, chúng còn bắt chúng ta phải chứng kiến cận cảnh tội ác kinh khủng đó.
Cả thế giới này dường như đang quay cuồng trong vòng xoáy đó. Chúng ta không đủ chắc chắn về cách thức phản ứng trước những hành động của tổ chức vũ trang không bị phụ thuộc bởi bất kì rào cản đạo đức nào này. Chúng chặt đầu, đóng đinh và thiêu sống đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em. Nhiều ý kiến kêu gọi chiến tranh, nhưng chúng lại là loại kẻ thù rất khó tìm thấy. Trong khi đó, rất nhiều người lựa chọn một phương thức hoàn toàn khác để đứng lên chính là cầu nguyện cho những kẻ đã tạo nên vô số hành động tàn ác.
Trong vòng lẩn quẩn của những cảm xúc và sự bất an cũng như sự giận dữ trong vô vọng, một cách thức phản ứng được nhiều người thực hiện đó là cầu nguyện và tha thứ.
Cách đây hai tuần, một người anh em của 21 nạn nhân Ai Cập bị IS chặt đầu đã thể hiện một hành động đáng ngạc nhiên thể hiện sự tha thứ cho những kẻ giết người. Beshir Kamel đã cảm ơn ISIS vì đã nhắc đến đức tin vào Cứu Chúa Giêxu của những nạn nhân, anh cho biết rằng chính điều này đã làm thêm phần vững mạnh cho đức tin của chính mình. Sau khi được hỏi liệu anh có thể tha thứ cho những kẻ đã giết hại anh em mình, Kamel đã nguyện cầu Chúa mở mắt cho họ. Anh thậm chí còn cầu nguyện cho những người tham gia để họ kêu cầu Chúa cho cuộc đời mình “được cứu”.
Tại Iraq, mệt bé gái nhỏ tị nạn tại đây nói với phóng viên rằng cô bé “hi vọng Chúa sẽ tha thứ cho IS”. Gia đình của bé gái tên Myriam này đến từ một ngôi làng nằm gần Mosul khi các tay súng Hồi giáo tiến vào chiếm đóng vào năm ngoái. Được hỏi rằng sẽ làm gì nếu muốn trả thù những gì mà IS đã gây ra, cô bé nói “cháu sẽ không làm gì cả. Cháu chỉ kêu cầu Chúa tha thứ cho họ.”
Một đoạn video được quay bởi một Cơ Đốc nhân Ai Cập mang tên Anne Alfred cũng đang lan rộng rất nhanh tại đất nuốc cô trước làn sóng của những bạo lực giết chóc đang xảy ra. Đoạn video này chứa đựng những chia sẻ, kêu gọi tha thứ và nguyện cầu bình an thay vì sự giận dữ hay thù hận dành cho IS đã thu hút hơn 500.000 lượt xem trong tuần đầu sau vụ thảm sát xảy ra. Danh Chúa còn được nhắc đến, “tha thứ cho họ hỡi Cha, vì họ không biết họ đang làm gì”. Đoạn video này đã đánh trúng tấm lòng của không ít Cơ Đốc nhân lẫn người Hồi giáo tại Ai Cập cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Đó chính là lời đe doạ mạnh mẽ thông qua những câu chuyện kể trên – và cả những câu chuyện tương tự về sự tha thứ khắp nơi trên thế giới chưa được nhắc đến, chính là làn sóng đáng ghi nhận về sự tha thứ. Thậm chí ngay khi phải đối mắt với sự tàn bạo khôn tả, vô nhân đạo đáng kinh hoàng, chúng ta vẫn nên công bằng cho phép sự phản ứng đầy ngạc nhiên này tác động lên bản thân mỗi người. Những người trực tiếp bị cướp đi cuộc sống vốn có, mất đi nhà cửa, thậm chí là mạng sống bị đe doạ… đang thể hiện tấm lòng rộng mở tha thứ và nguyện cầu bình an cho chính những con người đã gây đau khổ cho họ. Từ đâu mà tạo nên một sức mạnh đáng sợ như vậy?
Không nên đánh giá thấp sức mạnh của cách phản ứng có thể gây bất ngờ này. Trước mắt chủ nghĩa cực đoan tàn bạo, sự tha thứ còn hơn cả một sự đáp trả cực đoan. Thế giới đang hiểu ra rất nhiều điều về đức tin Cơ Đốc chính nhờ vào sự bắt bớ kinh khiếp này và có lẽ chúng ta nên cầu nguyện rằng thậm chí đến ngay cả những người đang tham gia vào IS cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ của những người đáng lẽ ra là kẻ thù của họ. Các cách thức của IS có thể quá tàn bạo tuy nhiên chính sự phản ứng không thể đoán được này lại ném xa kế hoạch tàn độc kia cũng như những tư tưởng độc ác đó ra xa.
Về khía cạnh cá nhân, những câu chuyện về sự tha thứ đó cho chúng ta một câu hỏi để tự suy ngẫm về bản thân: sức mạnh trong sự tha thứ của mỗi chúng ta thực sự đi đến đâu? Khi chúng ta cầu nguyện, “Xin Chúa tha tội cho chúng con, như chính chúng con tha tội cho kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con,” bao nhiêu phần cảm nhận thực sự trong mỗi chúng ta hiểu được ý nghĩa của chữ “như” đó. Liệu mình có thể tha thứ cho ai đó đã bắt cóc, tra tấn và giết chết gia đình mình? Hẳn đa số mọi người không thể làm điều đó. Đó chính là bài kiểm tra khó dành cho đức tin mỗi người.
Tha thứ chính là một phần của Cơ Đốc nhân, sự tha thứ chính là một phần trong DNA của Cơ Đốc nhân. Như lời từng nói của Bono – nghệ sĩ của lừng danh nhóm nhạc U2, “cách duy nhất để gỡ một trái bom nguyên tử đó chính là tình yêu”.
Theo Hoithanh.com
Leave a Reply