Tại Sao Giáo Hội Chánh Thống Tổ Chức Giáng Sinh Vào Ngày 7 Tháng 1?

Trong khi nhiều người ở tại Mỹ tin rằng lễ Giáng Sinh đã trôi qua rồi, một số lượng lớn Cơ Đốc nhân trên thế giới sẽ tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 7 tháng 1.

_50699359_010960169-1

Bởi vì sử dụng một bộ lịch riêng, các Hội Thánh Chánh Thống Giáo sẽ tổ chức đêm trước lễ Giáng Sinh vào ngày 6 tháng 1 và lễ Giáng Sinh vào ngày 7.

Tu viện trưởng của Nhà thờ Chánh Tòa Chánh Thống Giáo Nga Bảo Hộ Trinh Nữ Thánh, viện trưởng Christopher Calin, đã giải thích lý do vì sao các Hội Thánh Chánh Thống Giáo lại tổ chức lễ Mừng Chúa Giáng Sinh trễ hơn các giáo hội khác.

“Đại đa số các Hội Thánh Chánh Thống trên toàn thế giới đều sử dụng bộ lịch Julius, được tạo nên dưới triều đại của Hoàng đế Julius Caesar vào năm 45 sau công nguyên, mà không chấp nhận theo bộ lịch Gregory, bộ lịch này được Giáo Hoàng Gregory ở thành Rome đề xuất năm 1582,” theo như viện trưởng Calin chia sẻ.

Hai bộ lịch này khác nhau 13 ngày, bộ lịch Gregory được các nước phương Tây chấp nhận và đưa vào sử dụng.

“Ngày 25 tháng 12 theo lịch Julius rơi vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory. Vậy nói đúng ra, ngày lễ Giáng Sinh vẫn được giữ đúng theo ngày 25 tháng 12, trễ hơn 13 ngày dựa theo lịch của Julius,” viện trưởng Calin nói.

Đối với những Cơ Đốc nhân đã chấp nhận theo bộ lịch Gregory, lễ Giáng Sinh là vào ngày 25 tháng 12 như những người khác, và ngày 6 tháng 1 đánh dấu ngày Lễ Hiển Linh (ngày lễ Chúa Giê-su hiện ra), một ngày lễ Cơ Đốc tổ chức mừng sự hiện ra của Con Trời trong hình hài một con người tên Giê-su. Đối với những ai vẫn tuân theo bộ lịch Julius, Lễ Hiển Linh được tổ chức vào ngày 19 tháng 1.

Sự công nhận tuân theo bộ lịch Gregory trong vòng các Hội Thánh Chánh Thống Giáo còn tùy thuộc vào thẩm quyền của hệ phái. Mặc dù nhiều Hội Thánh Chánh Thống ở Hoa Kỳ đã thay đổi bộ lịch, các Hội Thánh ở các nước Liên Xô cũ và tại Trung Đông lại có khuynh hướng sử dụng “Bộ Lịch Cũ.”

“Điều quan trọng cần phải nhớ là mỗi Hội Thánh Chánh Thống đều tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12, đó chính là điều cốt lõi,” tu viện trưởng Nathanael Symeonides của Hội Thánh Chánh Thống Hy Lạp Công Bố ở thành phố New York.

Viện trưởng Symeonides giải thích rằng “một ngày lễ sẽ được tất cả các Cơ Đốc nhân Chánh Thống cùng tổ chức đó là ngày lễ Pascha,” hay còn gọi là lễ Phục Sinh.

Một Trọng Tâm Khác

Việc thực hành lễ Giáng Sinh của người Chánh Thống trái ngược rất đáng kể so với những phong tục phương Tây. Mặc dù những Cơ Đốc nhân Chánh Thống cũng có Mùa Vọng, theo lịch Gregory sẽ bắt đầu từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 24 tháng 12, đó là thời gian kiêng ăn và thực hiện các công tác từ thiện.

_50704118_orthodoxhi010963085

“Nhiều người tuân theo 40 ngày trước lễ Giáng Sinh như là một cách để làm mới lại đức tin và mối quan hệ của họ đối với Chúa,” viện trưởng Symeonides chia sẻ.

Theo lời của viện trưởng Calin, lễ Giáng Sinh kéo dài ba ngày bao gồm những kỳ kiêng ăn và những buổi lễ thờ phượng.

Lễ Giáng Sinh bắt đầu với một buổi lễ vào buổi sáng trước ngày lễ Giáng Sinh bao gồm đọc các tiên tri Cựu Ước và các phân đoạn Kinh Thánh Tân Ước, sau đó là lễ Tiệc Thánh.

Sự kiêng ăn được giữ trọn một ngày cho đến khi mặt trời lặn và ngôi sao đêm đầu tiên xuất hiện, khi đó người ta sẽ ăn một bữa ăn đặc biệt gọi là “Bữa tiệc Đêm Thánh.”

Bữa tiệc bao gồm 12 món ăn không có thịt và sữa, mỗi món dành cho một sứ đồ. Sau khi được cầu nguyện ban phước và đọc Kinh Thánh, người ta sẽ dùng bữa và sau đó họ sẽ hát các bài hát mừng. Sau đó họ sẽ tổ chức một Lễ Vọng Giáng Sinh bao gồm đọc các Thi Thiên và các sách Tiên Tri. Những người có mặt cũng được xức dầu bằng một loại dầu thơm được chúc phước đặc biệt cho dịp này.

Vào ngày lễ Giáng Sinh, những người trung tín sẽ quay về với nhà thờ để dự một buổi lễ gọi là “Lễ Giáng Sinh,” trong buổi lễ này cũng bao gồm Tiệc Thánh. Ngày cuối cùng, sau ngày lễ Giáng Sinh, sẽ có những buổi lễ thời phượng nhằm tôn kính Đồng Trinh Mary vì vai trò của bà trong câu chuyện Chúa Giáng Sinh.

 Viện trưởng Calin tin rằng sự khác biệt nổi bật trong cách người Chánh Thống tổ chức lễ Giáng Sinh nằm ở trọng tâm của ngày thánh này.

“Chúng tôi đặt trọng tâm sâu sắc hơn vào sự nhập thể của Đấng Christ và sự cứu rỗi vô biên dành cho cả nhân loại,” viện trưởng Calin giải thích, ông nói thêm rằng nó không có “quá nhiều biểu lộ tình cảm ủy mị.”

“Mặc dù bên ngoài chúng tôi cũng gặp rất nhiều cạm bẫy, chẳng hạn như cây thông Giáng Sinh, vòng hoa, nơ và những món quà, chúng tôi tăng cường nhấn mạnh đến tính thuộc linh của phép mầu huyền diệu này, rằng Đức Chúa Trời trở nên con người, nhờ đó con người có thể được hiệp nhất với Chúa và với nhau.”

Đức Tin. Theo: Christianpost.com

Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *