Tại Sao Tôi Không Cảm Thấy Sự Hiện Diện Của Ngài?

Oneway.vn: Trong khi một số Cơ Đốc nhân đắm mình với sự rực rỡ vinh hiển bất biến trong tình yêu và niềm vui của Đức Chúa Trời, thì với người khác, đó chỉ là một lần thoáng qua, hay là một cảm nhận không tên nào đó. Những người mới tin Chúa sẽ dễ cảm thấy chán nản nếu như “chẳng có sự gì lạ thường xảy ra”.

Niềm vui đầu của tôi đối với Đấng Christ được hình thành cùng với những trải nghiệm khác thường của Đức Thánh Linh, được có kinh nghiệm kỳ lạ với tình yêu của Chúa. Tuy nhiên, kể từ đó mọi thứ trở nên giống như tàu lượn siêu tốc vậy. Đã từng có những khoảng thời gian dài làm tôi không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa, có lúc thấy vui vẻ cầu nguyện, và cũng có lúc chẳng “cảm nhận” được gì ngoài một cảm giác rất thật đó là Chúa đang ở gần mình.

Tại Sao Tôi Không Cảm Thấy Sự Hiện Diện Của Ngài?

Tất cả những thay đổi nhanh chóng cũng có khi là vì tôi đã đọc quá nhiều sách vở nói về đề tài này, lắng nghe những lời chứng của nhiều Cơ Đốc nhân, và vật lộn với Chúa về nó. Tôi không có câu trả lời chính xác, nhưng dưới đây là một vài ý tưởng.

  1. Cảm xúc

Thi Thiên chứa đầy những cảm xúc thăng trầm trong mối quan hệ với Chúa. Những Cơ Đốc nhân đầy ngưỡng mộ như Mẹ Teresa và Todd White, đã từng nói rằng họ hiếm khi kinh nghiệm một “cảm nhận” về sự hiện diện của Chúa. Đức tin không giống như cảm xúc.

Sứ đồ Thô-ma gặp gỡ Đấng Christ sống lại đã rất ngạc nhiên, nhưng Chúa Giê-xu phán những người khác được phước vì “không thấy mà tin”” (Giăng 20:29).

Trong cuộc tìm kiếm để nhận biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời, rất dễ bị cám dỗ phải làm theo các quy tắc. Việc tạo ra một danh sách trong đầu mình rằng: “Cầu nguyện 30 phút, đọc ba phân đoạn Kinh Thánh, hát một bài hát rồi làm gì thì làm” không giúp ích được đâu. Chúng ta thích tìm cách điều khiển Chúa, nhưng chúng ta không thể. Không hề có bí quyết nào cả. Chúa đến cùng mỗi người chúng ta một cách cá nhân.

Nói như vậy, tôi nghĩ là có một vài phương cách được tìm thấy – đó có thể là tìm đến người lãnh đạo Hội Thánh của mình.

Tại Sao Tôi Không Cảm Thấy Sự Hiện Diện Của Ngài?

  1. Bỏ mình đi

Ở Tây phương, chúng ta quen với việc chịu trách nhiệm và kiểm soát. Chúng ta quyết định hầu hết các khía cạnh đời sống của mình, và có một vài điều ngoài xã hội giới hạn chúng ta. Nhưng Chúa Giê-xu phán rằng: “Nếu ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất. Còn ai vì cớ ta mà mất sự sống thì sẽ tìm lại được” (Ma-thi-ơ 16:25). Sự đầu phục hoàn toàn đòi hỏi mức độ tin cậy rất cao, mà có thể là một trải nghiệm khác thường, nhưng đáng để đeo đuổi.

  1. Điều thường khiến chúng ta khó cảm nhận được sự hiện diện của Chúa

Nếu bạn đã từng bị chấn thương, hay cảm thấy xấu hổ và lo lắng, điều đó có thể khiến bạn khó cảm nhận được tình yêu của Chúa và tin cậy Ngài. Trong quyển sách của Jeannie Morgan với tựa đề là: “Let the healing begin” đưa ra vài điểm mà một nhà tâm vấn Cơ Đốc giỏi có thể giúp đỡ cho vấn đề này.

Còn có vài trở ngại khác nữa, có thể là vì cớ “tội lỗi”: điều rõ ràng nhất, nhưng cũng được xem là những tội lỗi “kín giấu” về sự chỉ trích và đoán xét, oán giận và kiêu ngạo. Gần đây, tôi đã cảm nhận được sự hiện diện của Chúa khi tôi dừng chỉ trích. Khoá học”Freedom in Christ” là một cách để kiểm tra sức khoẻ thuộc linh toàn diện – hay thử đọc những quyển sách của tác giả Neil T Anderson thuộc khoá học này.

Tại Sao Tôi Không Cảm Thấy Sự Hiện Diện Của Ngài?

  1. Tin cậy tình yêu của Chúa và tập chú vào Ngài

Vấn đề trong việc tập trung vào những cảm nhận của mình, đó là, chính điều đó có thể làm chúng ta xao lãng khỏi Đức Chúa Trời. Có rất nhiều khía cạnh tuyệt vời về Đức Chúa Trời có thể chiếm hữu tâm trí chúng ta như: cuộc đời Chúa Giê-xu trên đất, sự dạy dỗ của Ngài, những gì Ngài đã làm trong đời sống chúng ta hay của người nào chúng ta biết, Chúa Giê-xu gánh hết thảy tội lỗi chúng ta trên thập tự giá. Tình yêu của Chúa không tuỳ thuộc vào cảm xúc của chúng ta, nhưng bằng việc Ngài đã làm, đang làm và lẽ thật về Ngài.

  1. Hãy thử những cách khác

Nhóm Cơ Đốc nhân khác nhau và những cơ cấu thần học đều có những cách xử lý vấn đề này khác nhau. Vài Hội thánh không hề “tìm kiếm sự hiện diện của Chúa”, những nơi khác có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗi nếu bạn không làm điều đó. Lắng nghe một quan điểm khác biệt cũng đáng lắm. Hãy thử cách khác: đọc những tài liệu cổ Cơ Đốc như ‘The Cloud of Unknowing’ hay Brother Lawrence, làn sóng Bethel của Bill Johnson; những chuyến dã ngoại, những phong cách âm nhạc thờ phượng và cầu nguyện khác nhau có thể hữu ích. Hãy dành thời gian suy gẫm vài phân đoạn Kinh Thánh, như Ê-phê-sô 3:14-21, là phân đoạn có những lời tuyệt vời như: “Được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết. Nguyện bạn kinh nghiệm được tình yêu của Đấng Christ”.

Tất cả những phương cách “tìm kiếm” Chúa ở trên. Chúa Giê-xu đã hứa với những ai tìm kiếm Ngài sẽ được phần thưởng: “Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho” (Lu-ca 11:9) sau đó là một lời hứa rằng Chúa sẽ ban Đức Thánh Linh cho những ai cầu xin Ngài. Cho dù cảm xúc của chúng ta có như thế nào, chúng ta vẫn có thể tin cậy rằng Chúa Giê-xu luôn ở cùng, như Ngài đã phán Ngài sẽ ở cùng chúng ta mãi mãi (Ma-thi-ơ 28:20).

Hy vọng rằng những khao khát muốn biết Chúa mật thiết và gần gũi hơn, muốn nhận biết tình yêu của Ngài, sẽ là phước hạnh dành cho bạn, cũng như mong rằng chính những điều đó sẽ càng khích lệ bạn có được mối quan hệ sâu sắc hơn với Chúa.

Dịch: Thiên Ân.

Nguồn: Christian Today.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *