Oneway.vn – Một thí sinh trên phiên bản tiếng Malta của cuộc thi “X-Factor” đã bị chỉ trích vì tiết lộ anh đã từ bỏ lối sống đồng tính khi theo đuổi mối quan hệ với Chúa Cứu Thế Jesus.
Matthew Grech, một ca sĩ và huấn luyện viên thanh nhạc cho biết anh đã từng tham gia rất sâu vào “lối sống đồng tính”, trước khi “tìm thấy Đức Chúa Trời”.
“Trong một thời gian dài, tôi đã từ bỏ Chúa Jesus. Có thể có cảm giữa 2 người đàn ông và 2 người phụ nữ, vâng – nhưng chỉ nên là tình cảm kiểu bạn bè mà thôi. Mọi thứ khác đều là tội lỗi”, Grech nói trước buổi thử giọng, theo tờ Malta Independent.
Clip này đã bị xóa khỏi tài khoản Facebook và YouTube của chương trình sau phản hồi dữ dội từ người xem. Phần lớn sự phẫn nộ dường như bắt nguồn từ thực tế Grech đã là thành viên của nhóm “Sông tình yêu” (River of Love), một nhóm chủ trương sử dụng “Phương pháp trị liệu & Cải đạo cho người Đồng tính” – một phương pháp gây tranh cãi dữ dội nhằm nỗ lực giải phóng những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái.
https://www.youtube.com/watch?v=r_OPUQuQeTo
Các nhà sản xuất “X-Factor” đã đưa ra một tuyên bố trong đó họ đảm bảo với công chúng rằng không có phần nào trong cuộc thử giọng của Grech nhằm “gây ra sự xúc phạm,… cũng không phải là quan điểm của những người sản xuất chương trình”.
Tuy nhiên, lời cáo lỗi đã không giúp ích gì cho những người bất bình với đoạn clip này. Ủy viên hội đồng, Alex Mangion, người được xác định là chuyển giới, gọi đó là điều “kinh tởm” mà một đài truyền hình quốc gia cho phép “sự chối bỏ rõ ràng chống lại người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) vào bất kỳ thời gian phát sóng nào”.
Grech đã đăng một số video của mình bao gồm các bài hát thờ phượng nổi tiếng.
Ngay cả chính phủ đã cân nhắc về cuộc tranh luận trên “X-Factor”, và đưa ra một tuyên bố trong đó kịch liệt lên án bất kỳ bình luận “đồng tính” nào được đưa ra trong suốt chương trình biểu diễn.
Lời tuyên bố ấy là: “Khuynh hướng tình dục không phải là một lối sống,” bất kỳ thanh thiếu niên nào đang cố gắng tìm ra bản năng tính dục của họ, nên tìm kiếm sự hỗ trợ và hướng dẫn.
https://www.youtube.com/watch?v=vyplk8fZYiM
“Người LGBT không cần bất kỳ sự chữa trị hay tha thứ nào…”, chính phủ nói thêm. “Khuynh hướng tình dục không phải là một lối sống nhưng nó hiện diện trong tất cả mọi người và tự nó được bày tỏ rõ ràng trong sự hấp dẫn tình cảm và tình dục.”
Mục sư Gordon-John Manche, người sáng lập nhóm River of Love, đã có một cái nhìn rất khác, ông tuyên bố rằng đây là một trường hợp rõ ràng về “đạo đức giả tại Malta.”
Cơ Đốc nhân làm gì với điều này?
Trong một bài báo hấp dẫn được phát hành tại Faithwire hồi đầu năm nay, Emily Thomes, diễn giả, nhà văn và từng là một người đồng tính nữ đã thảo luận rất lâu về kinh nghiệm của cô với “Phương pháp trị liệu và Cải đạo” và những tác dụng của nó đối với sức khỏe tinh thần và tâm linh. Quan điểm của cô là cân bằng, trung thực và rất cá nhân.
Đây là phần trích dẫn từ bài báo của cô:
“Liệu pháp sửa chữa hoặc chuyển đổi đề cập đến liệu pháp tâm lý hoặc tư vấn nhằm cố gắng loại bỏ ham muốn tình dục của cá nhân đối với các thành viên trong nhóm giới tính của họ. Hiệp hội tâm lý Mỹ nói rằng “những nỗ lực đó có tiềm ẩn nghiêm trọng để gây hại cho những người trẻ tuổi” bởi vì “chúng thường không thể thay đổi khuynh hướng tình dục của một người như là một thất bại về đạo đức và cá nhân.” Trong bài viết có tựa đề “Có gì sai với liệu pháp sửa chữa” (
What’s Wrong with Reparative Therapy
), Heath Lambert, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội các Nhà tâm vấn cơ đốc được Chứng nhận, nói: “… chúng ta nên từ chối liệu pháp sửa chữa như một cách tiếp cận để thay đổi” vì nó “khiến hiểu sai những vấn đề về người đồng tính, hiểu lầm các mục tiêu họ nên theo đuổi, và hiểu lầm về sự cần thiết phải giữ ân điển của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ qua đức tin.”
Dường như cả tín hữu lẫn người không tín đều đồng ý rằng đây là một điều không nên thực hiện. Các phương pháp đó được sử dụng trong phạm vi trị liệu chuyển đổi từ thay đổi hành vi cơ bản, phân tâm học (những cách “điều trị” liên quan đến nghiên cứu tâm trí vô thức), và thậm chí cả liệu pháp tình dục.
Tôi run rẩy khi tiếp tục nghiên cứu thêm về bài viết này. Khi còn niên thiếu, tôi đã lớn lên ở một trong những thị trấn nhỏ nhất Texas, tôi đã có một thời kỳ phải cố gắng hết sức để che giấu cảm xúc của mình và giả vờ rằng chúng là nỗi sợ hãi nếu gia đình và bạn bè của tôi biết những cảm xúc và ham muốn khác người ở trong tôi. Tôi đã chọn không để đối phó với ham muốn của mình và nó làm cho tôi thật sự khốn khổ. Sau nhiều năm im lặng, cuối cùng, ở tuổi mười lăm, tôi đã cởi mở cảm xúc của mình và chấp nhận chúng như là “bản chất chân thật nhất”. Ngược lại với những nỗ lực trước đây của tôi, tôi cảm thấy tự do và vui mừng, không còn cố gắng để làm cho những hành vi bên ngoài của mình đi theo một đường khác với điều mà lòng tôi muốn hướng tới.
Nếu không có ân sủng, tình yêu, và hy vọng trong Chúa Jesus, thì bất kỳ cách tiếp cận nào trong số này cũng sẽ không giúp ích cho bất cứ ai. Trong thực tế, chúng sẽ có ý nghĩa khi chỉ dẫn người ta đến tình trạng trầm cảm nặng và tự ghê tởm chính mình. Trong video của mình, tôi đã nói rằng tôi đã nhìn vào Kinh thánh, đã tin vào những gì Kinh Thánh nói lần đầu tiên với tôi, và ăn năn tội lỗi của mình (như việc thực hành đồng tính luyến ái, say sưa, và những việc khác – xin xem 1 Corinthians/I Cô-rinh-tô 6: 9-11).
Chẳng có liệu pháp nào hết. Những buổi học Kinh Thánh mà tôi tham dự nói về các thuộc tính của Thiên Chúa, chứ không nói về đồng tính luyến ái. Khi tôi đến với những buổi học này, như tôi đã đề cập trong video, tôi mong đợi họ sẽ cứ nói về lối sống của tôi ngay lập tức, và sau đó tôi sẽ sử dụng điều đó như một cái cớ để ngừng tham dự lớp học; nhưng họ chưa bao giờ làm như vậy. Họ chia sẻ với tôi về tình yêu của họ dành cho Đức Chúa Trời và công việc của Ngài trong đời sống của họ. Và thế là tôi dần cảm nhận được Thánh Linh và Lời Chúa qua những điều đó”.
Thomes nói thêm rằng “việc xác định một người bởi các ham muốn tình dục của họ, dù ham muốn đó là tội lỗi hay thánh khiết, là một cách phi Kinh Thánh và vô hiệu lực để tín hữu có thể thảo luận về các vấn đề này cùng nhau”. Giống như Thomes đã khám phá về bản thân mình, thì chúng ta cũng có quá nhiều cảm xúc và ham muốn khác nữa bởi vì chúng ta là những cá nhân đơn lẻ, được tạo dựng một cách độc nhất vô nhị theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời là đấng tạo dựng nên chúng ta.
Thế thì một người sẽ làm gì nếu họ đã xử lý xong ham muốn tình dục lạ của mình sau khi đã dâng đời mình cho Đấng Christ?
“Theo Kinh Thánh, chúng ta không có lý do để mong đợi Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn cất khỏi chúng ta ước muốn phạm tội ngay cả khi chúng ta đã được tái sinh”. Thomes viết thế này: “Ngài có thể loại bỏ ham muốn tội lỗi của bạn không? Chắc chắn là có rồi! Tôi tin là Ngài thường xuyên làm điều đó nhưng chúng ta phải cầu xin Ngài làm như vậy, vì biết rằng nếu ý muốn của Ngài là cất bỏ điều đó hoàn toàn, thì Ngài sẽ thực hiện. Mặc dù vậy, đó không phải là những gì chúng ta thấy trong Kinh Thánh hoặc những gì chúng nên tin tưởng vào”.
Thay vào đó, Thomes giải thích những gì cô tin là “sự cải đạo theo Thánh Kinh” – đó là sự chuyển rời từ sự tối tăm và tội lỗi sang ánh sáng vinh quang kỳ diệu của sự tự do và lòng tha thứ, điều mà chỉ có thể tìm thấy nơi Đấng Christ.
“Đây chính là sự biến đổi theo tinh thần Thánh Kinh: chúng ta sẽ mở mắt để thấy được tội lỗi của mình đúng là tội lỗi và thấy Chúa là Đấng Tạo Hóa đáng trọng và tốt lành; và vì cớ cái nhìn mới này, chúng ta sẽ vui mừng từ chối tội lỗi của mình và quay về cùng Ngài bởi ân điển Ngài và qua đức tin của chúng ta. Kinh Thánh cho chúng ta biết điều này xảy ra cho tất cả mọi người khi họ được “tái sinh” (John/Giăng 3, Ezekiel/Ê-xê-chi-ên 36:26), bất kể chúng ta đã từng sống cuộc đời như thế nào trước khi nhận biết Chúa Cứu Thế. Tất cả chúng ta đều đã sống trong tội lỗi mà không hề ăn năn cho đến giây phút chúng ta được tái sinh. Chúng ta cần Đức Chúa Trời can thiệp và tái tạo trong chúng ta một khao khát vâng lời Ngài trong niềm “run rẩy, sợ hãi” đến từ sự tôn kính và tình yêu đối với Ngài, mà không chút bối rối hoặc đưa ra bất cứ lý do gì khác cho việc không tập trung vào chính mình Ngài. Điều đó không luôn dễ dàng, nhưng Ngài đáng nhận được điều đó.
Vì vậy, điều này có ý nghĩa gì đối với tín hữu ở trong Đấng Christ – là những người cũng đang phải vật lộn với sự bị thu hút bởi người cùng giới? Theo những gì chúng ta thấy trong Kinh Thánh thì điều này có nghĩa là một người phải “bước đi theo Thánh Linh” (Galatians/Ga-la-ti 5:16 – HĐTT) và “đừng tìm cách làm thỏa mãn các dục vọng xác thịt” (Romans/Rô-ma 13:14 – HĐTT). Đối với những ai đang phải chiến đấu với những dục vọng kiểu như vậy thì phải “từ bỏ chính mình, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo” Chúa (Luke/Lu-ca 9:23 – HĐTT).
Những sự chỉ dẫn được dành cho những Cơ Đốc nhân đang phải chiến đấu với loại tội lỗi này cũng không khác những sự chỉ dẫn dành cho mỗi một Cơ Đốc nhân khác đang phải chiến đấu với các loại tội lỗi khác. Tất cả chúng ta đều “đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung tức là thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác” (Ephesians/Ê-phê-sô 2:1-3). Bây giờ chúng ta phải vâng lời Đức Chúa Trời hơn là làm theo các dục vọng đó.
Bài: Will Maule; Hadassah Phạm dịch
faithwire.com
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!