Thử Thách Của Đức Chúa Trời Đang Đưa Các Dân Tộc Indonesia Lên Một Tầm Cao Mới

Đây là lần đầu tiên tất cả hội thánh Cơ Đốc giáo và các mạng lưới ở Indonesia đến cùng nhau để lập kế hoạch cho sự hợp tác trong tương lai. Các lãnh đạo quốc gia của các hiệp hội Cơ Đốc nằm trong số 205 người tham gia buổi hội đàm quốc gia TransformWorld Connection Indonesia (TCI) năm nay, được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sentul ở Bogor, West Java, từ tháng 23 đến ngày 26 tháng 5. Điều gì đã dẫn đến sự kiện này? Sự kiện này sẽ tạo nên sự khác biệt nào?Tình Hình Biến động Tăng CaoThế giới thấy được một làn sóng biến động bắt đầu ở Trung Đông vào năm 2010 và trải dài qua các khu vực khác với nạn khủng bố, đánh bom, tỉ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Một biến động khác tăng cao trong Hội Thánh của Đấng Christ do có sự tách rời với giới trẻ – tương lai của Hội Thánh. Biến động lớn mạnh như vậy thực ra là điều kiện tiên quyết cho công việc biến đổi của Đức Chúa Trời, chuẩn bị cho nhiều người để họ thay đổi và nhận lấy sự cứu rỗi.

hội thánh indonesia

Thống nhất qua những khác biệt

Indonesia là độc nhất. Đây là đất nước có dân số đông thứ 4 trên thế giới, sở hữu 18.000 hòn đảo trải dài 3.200 dặm theo đường xích đạo, bao gồm tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Trong nước có hơn 700 nhóm người sinh sống, mỗi nhóm đều có ngôn ngữ riêng của mình.Indonesia có hơn 350 giáo phái tin lành. Một đất nước như vậy thống nhất như thế nào? Thực dân Hà Lan thực hiện thống nhất về địa chính trị. Nhưng sự cai trị từ nước ngoài cũng tạo ra một cuộc cách mạng giành độc lập từ quyết tâm thống nhất của thế hệ trẻ với động cơ đầy vinh quang: quê hương của họ, một quốc gia, một ngôn ngữ. Từ khi dành được độc lập vào năm 1945, phương châm của quốc gia là Bhinneka Tunggal Ika (thống nhất trong sự đa dạng).

Bản đồ In-đô-nê-si-a Bản đồ In-đô-nê-si-a

Cơ Đốc nhân là người Indo hiện đang bày tỏ rằng Đấng Christ có thể hiệp nhất họ bất kể sự khác nhau. Họ đã đạt được điều này như thế nào? Với điện thoại di động, đúng; với truyền thông xã hội và mạng Internet, đúng; nhưng quyền năng thật sự phía sau sự thống nhất đó là một phong trào cầu nguyện nằm ngoài giới hạn tổ chức.

Họ Cầu Nguyện

Mạng Lưới Cầu Nguyện Quốc Gia có nguồn gốc từ sự cầu nguyện toàn cầu cho khu vực “10/40 Window.” Mạng lưới các nhóm cầu nguyện thành phố phát triển đến con số 378, và vào ngày 17 tháng 5 năm 2012; 110,000 người đã tập trung đến cầu nguyện tại Hội Đồng Cầu Nguyện Thế Giới ở sân vận động lớn nhất Jakarta. Khoảng bốn triệu người cùng tham gia tại các sân vận động địa phương và nhà thờ thông qua phát sóng trực tiếp. Cũng tại sự kiện này, một chiến lược mới đã được giới thiệu: My Home (Nhà của tôi).

Lãnh đạo Cơ Đốc In-đô-nê-si-a Lãnh đạo Cơ Đốc In-đô-nê-si-a

Họ Hành Động

Mạng lưới My Home khuyến khích mọi người can thiệp chủ động trên các tuyến phố nơi họ sinh sống, làm việc, học tập. Nhiệm vụ bắt đầu bằng lời cầu nguyện hàng ngày và triển khai thành quan tâm, yêu thương và đem ơn phước của Chúa đến cho láng giềng. My Home được chỉ đạo bởi hai mạng lệnh: “Hãy mưu cầu hòa bình thịnh vượng cho thành nơi Ta sai các ngươi đến sống trong thân phận kẻ lưu đày. Hãy cầu nguyện với CHÚA cho thành ấy, vì sự hòa bình thịnh vượng của thành ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự bình an thịnh vượng của các ngươi” (Giê-rê-mi 29:7.)  “Người chủ bảo ‘Hãy ra các đại lộ và các đường nhỏ, cố mời người ta vào đây, để nhà ta sẽ đầy người.” (Lu-ca 14:23)

Khích lệ làm việc Khích lệ làm việc

Elizabeth Philips chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim. Một tai nạn xe đã khiến cô bị mù ở tuổi 32. Cô bắt đầu cầu nguyện và vào năm 2010, Chúa đã khiến cô suy gẫm về cuộc đời của mình, bắt đầu trong cảnh nghèo khó, nhưng Ngài đã chu cấp cho cô. Cô đã giúp đỡ các làng quê nghèo của Tlogoweru ở Trung Java.Phụ nữ ở đó hiện đang bán vải batik và quần áo họ may ở nhà. Nông dân được thu hoạch một vụ mùa sử dụng nước tưới của 1.000 giếng nước. Có thêm 20 làng cũng đang trải qua sự chuyển đổi tương tự.

Đức Chúa Trời Hành Động

Một cuộc cách mạng chính trị-xã hội cũng được bắt đầu vào năm 2012. Một doanh nhân người Hồi giáo trở thành lãnh đạo thành phố, và một nhóm công chức thiểu số là Cơ Đốc nhân Trung Quốc thành lập nhóm chính trị “Jakarta mới”. Trong vòng đấu thứ hai của cuộc bầu cử, các cử tri của Jakarta đã chọn họ làm Thống đốc và Phó Thống đốc.

Thống Đốc Indo Thống Đốc Indonesia

Hai năm sau, bất chấp thủ đoạn của lãnh đạo một số đảng chính trị, thống đốc Joko Widodo (biệt danh là Jokowi), một người không bè phái, phóng khoáng và nổi trội được bầu làm Tổng thống, và phó thống đốc Basuki Tjahaja Purnama (biệt danh là Ahok) trở thành Thống đốc. Cả hai nhà lãnh đạo tiếp tục dấn bước cải cách chế độ quan liêu.

Phát triển làng mạc trước hết

Cùng với các chương trình của Liên Hợp Quốc về giải quyết đói nghèo trên thế giới, Tổng thống Jokowi đang theo đuổi một chiến lược mới để vượt qua sự chênh lệch giữa thành phố và làng mạc. Sự phát triển phải bắt đầu từ làng mạc và sau đó mở rộng trên toàn đất nước.

Chiến lược đổi mới làng mạc Chiến lược đổi mới làng mạc

Các doanh nhân và các lãnh đạo của Hội Thánh Indo sẽ gia nhập phong trào quốc tế “Triệu Làng Mạc” để giải quyết thực trạng 22% dân số thế giới hiện sống với số tiền ít hơn $ 1,25/ngày. Tại Indonesia, họ sẽ áp dụng trên mười làng, sau đó mỗi làng sẽ tiếp tục tác động đến mười làng khác, và như vậy sẽ vươn ra con số 74.000 trên toàn quốc.“Lạy Chúa, xin cho con thấy người nghèo là những người Chúa yêu thương”Đức Chúa Trời vẫn đang đáp lời cầu nguyện của Hana Ananda. Năm 1991, “Mẹ” Hana thành lập tổ chức Pondok Kasih (mái ấm yêu thương), cộng tác với nhiều người khác để xóa bỏ nhiều hộ nghèo ở Surabaya, thành phố lớn thứ hai ở Indo. “Tôi yêu đất nước tôi,” cô nói. “Chúng ta cần phải phục hồi hình ảnh của một Indo không oán hận và ngờ vực trong mắt thế giới. Tôi tin rằng điều đó đòi hỏi người dân phải nhận biết và quỳ gối trước Chúa Giê-su. Chúng ta cần nâng đỡ những người yếu thế để họ trở nên có giá trị với người khác và trở thành tác nhân của cuộc biến đổi cho chính cộng đồng của mình.”

Mẹ Hana Mẹ Hana – Mái ấm yêu thương

Hana hiện đang tạo điều kiện cho hàng ngàn cặp vợ chồng với hôn nhân trái niềm tin mà không được nhận giấy đăng ký kết hôn, và giúp con cái của họ được cấp giấy khai sinh theo đúng yêu cầu để được đến trường.Budi là một nhân viên của “mái ấm yêu thương.” Anh được biết có hàng ngàn người ở Jakarta đang không có giấy tờ tùy thân cơ bản. Nếu không giúp đỡ họ, thì họ chẳng là ai cả trong cả cuộc đời mình, và con cái của họ cũng không nhận được gì. Không có giấy khai sinh, họ không được cấp chứng minh nhân dân, không được bầu cử, không được nhận phúc lợi xã hội và chăm sóc y tế, hay thậm chí không được gửi con vào học tại các trường công.  Nhờ văn phòng phúc lợi xã hội địa phương, anh đã tìm thấy những người này và giúp họ vượt qua những đòi hỏi phức tạp để có được giấy tờ cần thiết của người có quyền công dân.

Hội đàm quốc gia Transform World Connection 2016, ba thử thách  

Năm nay, hội đàm quốc gia TCI được tổ chức tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Tế Sentul ở Bogor, West Java, từ ngày 23-26 tháng 5. 205 người tham dự đến từ các tỉnh ở Indo, từ các Hội Thánh và tổ chức khác nhau.Làn sóng mang tính quốc gia này bắt đầu qua sự cầu nguyện, và sự kiện này cũng được hỗ trợ bởi một nhóm những người can thiệp. Các phiên họp mỗi ngày bắt đầu bằng lời tôn vinh thờ phượng và kết thúc bằng sự phối hợp cầu nguyện.Tiến sĩ Iman Santoso bắt đầu buổi hội đàm bằng lời phát biểu về các thách thức mà nghiên cứu của ông đã chỉ ra, các thử thách này là chỉ thị then chốt cho mục vụ của Hội Thánh ở Indonesia.

  • Thử thách đầu tiên: Những nhóm người chưa biết đến Chúa

Đây là một thử thách vô cùng lớn. Nó là cơn khủng hoảng bắt đầu và bùng nổ ở Tunisia vào ngày 18 Tháng 12 năm 2010, nó tiếp tục lan rộng thành những sự bùng nổ mới làm rung chuyển cả Trung Đông. Thách thức này thông qua biến động kinh tế và xã hội trên diện rộng chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là trong thanh niên, còn công việc có sẵn vẫn không đủ cung cấp. Sau đó, nhà nước Hồi giáo (ISIS) nổi lên và tuyên bố cai trị tại Iraq và Syria vào tháng 6 năm 2014, những làn sóng bất ổn bùng nổ thành nỗi khiếp sợ của các cuộc cách mạng xã hội.Tiếp theo là các cuộc vận động liên kết với chiến tranh Hồi giáo – ở Châu Phi (Boko Haram) và Châu Á (Abu Sayyaf). Chúng đã tạo điều kiện cho nhiều làn sóng khủng bố và đánh bom trên toàn thế giới. Làn sóng này có nguy cơ phá hủy toàn bộ quá trình thay đổi toàn diện, ngay cả sự sống còn của Nhà nước.

Mặc khác, tình trạng này tiếp diễn đã mở cửa cho biến động quy mô lớn. Chúng ta nhận thấy đây là điều kiện tiên quyết cho sự thay đổi và biến đổi để chuẩn bị cho nhiều người thay đổi và nhận lấy sự cứu rỗi.

  • Thử thách thứ hai: Thế hệ trẻ

Thử thách thứ hai mang lại hậu quả rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy giảm sức mạnh nội tại của các Hội Thánh trong một quốc gia. Thanh niên không có sự gắn kết với Hội Thánh đang là cơn khủng hoảng nghiêm trọng đối với nhiều Hội Thánh ở Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Indonesia. Nghiên cứu Barna (xuất bản năm 2013) đã chỉ ra gần 60% thanh niên trong các nhà thờ (USA) không còn giữ sự nhóm lại, và điều này đang bắt đầu xảy ra ở Indonesia.

Sự dự phần của thanh niên trong các Hội Thánh hôm nay phản ánh tương lai của Giáo Hội một quốc gia. Trong lịch sử Hội Thánh, các cuộc kêu gọi thức tỉnh thuộc linh lớn thường được dẫn đầu bởi người trẻ, không chỉ ở phương Tây mà còn ở phương Đông. Đã đến lúc tìm kiếm Đức Chúa Trời (Công Vụ 2:1) cho những phong trào thuộc linh trong vòng giới trẻ, vì một tương lai Indonesia và thế giới tôn cao danh Chúa (Giăng 17:21 -23).

  • Thử thách thứ ba: Các vùng nông thôn kém phát triển

Đặc biệt ở Indonesia, thử thách thứ ba được gây nên bởi những lo ngại nghiêm túc cho sự suy giảm của nhiều nhóm Cơ Đốc nhân tại quần đảo này. Về lịch sử Indo, tiếng nói của Cơ Đốc nhân được cho là mang tính quyết định cho sự ra đời của quốc gia này. Như một hệ quả, Indonesia đã không trở thành quốc gia độc lập dựa trên hệ tư tưởng của một tôn giáo, mà thay vào đó là một quốc gia với triết lý nhà nước Pancasila: Thống nhất trong sự đa dạng.

Sự suy giảm lớn của nhiều nhóm Cơ Đốc không chỉ do quá trình di cư nội địa của các dân tộc với những niềm tin khác, mà còn bởi sự gia tăng của một số phong trào truyền giáo khác Cơ Đốc giáo. Trên thực tế, nhiều nhóm Cơ Đốc nhân tụt hậu so với các bộ phận khác ở Indo về sự phát triển cơ sở hạ tầng và nhiều nhóm vẫn còn nằm trong mức nghèo đói. Tất cả là một phần của quá trình suy yếu nội tại của sự yếu đuối đức tin Cơ Đốc, khiến cho nhóm này dễ suy giảm hơn.Cùng với các chương trình của Liên Hợp Quốc để giải quyết đói nghèo trên thế giới, chính phủ Indonesia hiện nay công bố một chiến lược phát triển mới để thu hẹp khoảng cách nghèo giữa các vùng trên đất nước. Định hướng chiến lược mới không còn là: “từ thành phố trung tâm đến làng mạc”, mà là “từ làng mạc lan rộng khắp cả nước”.Trên bình diện quốc tế, các Cơ Đốc nhân đang tham gia phản ứng chuyển đổi toàn cầu. Điều này bao gồm gia tăng mục vụ Transform World 2020: Poverty Response Challenge – phong trào “Một Triệu Làng Quê”. “Gần một nửa thế giới – hơn ba tỷ người – sống dưới mức 2,50 $ một ngày.” (http://www.globalissues.org/)

Nếu một làng trung bình có 1.500 cư dân, thì sẽ có khoảng một triệu làng thực sự cần sự giúp đỡ yêu thương của các Hội Thánh, Ma-thi-ơ 25.Sự tham gia của các Hội Thánh tại Indonesia sẽ bao gồm hợp tác với các nỗ lực của chính phủ để phát triển làng quê. Điều này không chỉ bao gồm sự giúp đỡ vật chất trong phát triển làng mạc, mà các Hội Thánh phải góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện cho tất cả dân chúng cả nước.

Kết Luận: Bắt Đầu Từ Bây GiờTCI chắc chắn rằng mối liên hệ giữa các Hội Thánh, ban ngành và mạng lưới được thấy tại buổi hội đàm này sẽ được tiếp tục để họ cùng nhau làm việc. Chúng ta nhận thấy rằng mình cần phải tiếp tục giúp đỡ ba nhóm này để họ không đuối sức trước khi hoàn thành kế hoạch cho mười hai tháng tới. Con sóng mới của Đức Chúa Trời sẽ nâng họ lên và hiệp lực cùng họ khi Ngài biến đổi đất nước Indo càng hơn, vì cớ danh Ngài được vinh hiển.

Dịch: CTV.

Nguồn: Ủy ban kế hoạch hội đàm quốc gia TCI

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *