Thực Tế Tại Các Trung Tâm Cai Nghiện Cơ Đốc Ở Goatemala

Oneway.vn: Một chương trình radio trên BBC đã thảo luận về những điều đang xảy ra tại các trung tâm cai nghiện Cơ Đốc ở Goatlemala.

Hầu hết cocaine ở nước Mỹ đều đi qua Guatemala, gây nên một sự gia tăng trong việc sử dụng cocaine cũng như gia tăng các trung tâm cai nghiện ma túy Cơ Đốc .

cocaine

Một nhân viên đang xử lý tiêu hủy cocaine. Hầu hết cocaine được tiêu thụ tại Mỹ đều phải qua Goatemala

Liên Hợp Quốc đã ban hành một tuyên bố chung năm 2012 kêu gọi chấm dứt các trung tâm phục hồi chức năng và giam giữ người nghiện bắt buộc. Họ yêu cầu sự tự nguyện và cách tiếp cận dựa trên sự ưng thuận và thừa nhận rằng nhiều trong số các trung tâm đã vi phạm nhân quyền của những người nghiện.

Nhưng điều đó đã không ngăn cản được sự phát triển của các trung tâm phục hồi chức năng tư nhân ở Goatemala khi mà thiếu vắng các trung tâm vốn nhà nước. Những trung tâm này hoạt động mà không có sự kiểm soát hay giám sát nào, và nhiều trong số chúng là của các hội thánh Ngũ Tuần.

Không có liệu pháp y tế hay thuốc men, họ áp dụng những phương pháp mạnh – không chỉ bắt người nghiện ở trong trung tâm, mà còn đối xử thô bạo và bắt họ phục tùng trong thời gian ở đó. Trung bình 30 người bị nhồi nhét trong không gian nhỏ hẹp, không hợp vệ sinh và hầu hết “tù nhân” buộc phải ngủ dưới sàn nhà.

Trong một trung tâm, một danh sách 35 quy tắc và hình phạt kèm theo được gắn trên tường. Một sự thiếu tôn trọng tôn giáo, thờ phượng hay Kinh Thánh bị phạt 3.500 squats, dọn nhà tắm trong 8 ngày và trực ca không nghỉ suốt 3 ngày. Thậm chí, có người từng phải chịu đựng sự đánh đập, hành hạ.

Tại thủ đô Guatemala, những năm 1980 chỉ có vài trung tâm, nhưng hiện nay đã tăng lên gần 200. Không phải tất cả các trung tâm phục hồi nhân phẩm của Cơ Đốc đều sử dụng những phương pháp mạnh này nhưng họ chắc chắn đang trở nên phổ biến hơn.

Những người ủng hộ cho rằng nó là cái đỡ tệ hại hơn trong hai cái tệ hại . Victor Puiz, anh trai của một người nghiện từng ở trung tâm phục hồi chức năng bắt buộc, nói “Nếu nó ở đó, chúng tôi yên tâm hơn một chút. Nếu nó ở ngoài đường phố, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra”.

Cũng có những ý kiến cho rằng những trung tâm này đã tạo nên thu nhập cho mục sư. Thường sử dụng những ngôi nhà bỏ hoang và sử dụng những “tù nhân” dài hạn như nhân viên, họ đã hoạt động với chi phí thấp nhất, và thân quyến phải đóng góp hàng tháng cho các mục sư hội thánh để vận hành cơ sở. Do đó, hội thánh có thể gia tăng thu nhập cũng như hoàn thành bổn phận Cơ Đốc.

Tuy nhiên, những người ủng hộ những trung tâm này nói rằng họ tin tưởng Chúa sẽ chữa lành những sự nghiện ngập.

Ansther Van – Theo christiantoday.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *