Tiến Hóa Hay Tạo Hóa? Cuộc Tranh Luận Dai Dẳng Của Các Nhà Khoa Học

Sau khi đăng một đoạn phim chỉ trích lời dạy về sự sáng tạo trong Kinh Thánh, ông Bill Nye đã chấp nhận lời mời tham dự cuộc tranh luận từ Chủ Tịch tổ chức Những Câu Trả Lời Từ Sách Sáng Thế Ký, ông Ken Ham, vào ngày 4 tháng 2. Vé tham dự sự kiện diễn ra tại Bảo Tàng Sáng Tạo này được bán hết trong hai phút đầu được bán ra, và tổ chức Cơ Đốc này đang nhắm vào hai hướng để cuộc tranh luận này sẽ được trình chiếu trực tiếp đến khán giả trước làn sóng quan tâm theo dõi cuộc tranh luận sẽ diễn ra cả từ những người không tin Chúa lẫn những Cơ Đốc nhân.

oneway

Bill Nye, được nhiều người biết đến với biệt danh “The Science Guy” (Tạm dịch: Bác Khoa Học) thông qua các bộ phim giáo dục khoa học của ông, gần đây ông đã thực hiện một bộ phim có tựa đề “Creationism is Not Appropriate for Children” (Tạm dịch: Thuyết Tạo Hóa Không Phù Hợp Cho Trẻ Em). Những nhận xét của ông ám chỉ rằng những người tin vào câu chuyện sáng tạo trong Kinh Thánh là không có hiểu biết về khoa học và sẽ không trở thành những con người đổi mới cho xã hội. “Chúng ta cần những cử tri và người đóng thuế thông hiểu về khoa học cho tương lai… chúng ta cần những kĩ sư có thể xây dựng những công trình, giải quyết các vấn đề,” ông nói, cảnh báo các bậc phụ huynh hãy bảo vệ con em của họ khỏi học thuyết tạo hóa.

Ông Ken Ham là Chủ Tịch Bảo Tàng Sáng Tạo và tổ chức Những Câu Trả Lời Từ Sách Sáng Thế Ký, một “người thúc đẩy đem lại sự cải cách bằng việc tái công bố những nền tảng niềm tin của chúng ta được đặt trong Kinh Thánh từ những câu đầu tiên.” Như bao Cơ Đốc nhân khác, ông Ham tin vào nguyên văn câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng Thế Ký. Ông đã đáp lại với những nhận định của ông Nye bằng chính một đoạn phim ông tự dựng nên, và sau đó là lời mời ông Nye cho một cuộc tranh luận.

oneway (2)

“Khi bạn có một số lượng người không tin vào

, điều đó sẽ kéo tất cả mọi người khác tụt về phía sau, thực sự như vậy,” ông Nye nói trong đoạn phim của mình. Ông gọi thuyết tiến hóa là “nền tảng ý tưởng của mọi ngành khoa học và sinh vật,” và ông tin rằng những người không đồng ý vào điều đó sẽ phải hứng chịu hậu quả đó là thiếu phấn khích và đánh mất khao khát dự phần vào công cuộc khám phá khoa học trong một thế giới đầy “huyền bí.” “Thế giới quan của họ chỉ là điên rồ… không thể đứng vững được,” ông nói. Ông Nye cảnh báo các phụ huynh không nên dạy con của họ về sự sáng tạo bởi vì chúng sẽ không lớn lên để trở thành những người giải quyết các vấn đề. “Trong một vài thập kỷ tới, thế giới quan

này, tôi chắc chắn rằng… nó sẽ không còn tồn tại nữa. Không có bằng chứng nào chứng minh cho điều đó,” ông kết luận.

oneway (3)

Đoạn phim của Ham nói rằng ông Nye đang nhầm lẫn giữa lịch sử khoa học (niềm tin về quá khứ) với khoa học quan sát (ngồn gốc của kỹ thuật học) khi xây dựng niềm tin của ông rằng những tiến bộ kỹ thuật sẽ bị che khuất đi vì những người tin theo thuyết sáng tạo. Ông Ham đau buồn vì sự thật còn quá nhiều người không tin vào Kinh Thánh bởi vì Sự Sáng Thế không hòa hợp với học thuyết tiến hóa, và ông chỉ ra rằng ông Nye đã “lên lịch để giảng dạy cho các em thiếu nhi không tin vào Đức Chúa Trời, dạy cho các em rằng chúng là sản phẩm của quá trình tiến hóa… rằng chúng có nguồn gốc từ chất nhờn trải qua hàng triệu năm.”

Ông Ham nói rằng đoạn phim của ông Nye hàm ý rằng lời dạy cho các em về sự sáng tạo giống như “một hình thức lợi dụng,” tuy nhiên, việc dạy cho các em rằng không có Đức Chúa Trời, rằng chúng là một con vật, và chúng là kết quả của một sự ngẫu nhiên là một sự bôi bác thậm tệ hơn nữa, ông Ham tranh luận. Ông thấy rằng thật thú vị khi mặc dù ông Nye muốn các bậc phụ huynh bảo vệ con cái của họ không cho chúng học về sự sáng tạo, trong khi ngược lại các phụ huynh người Cơ Đốc lại rất vui sướng dạy cho con của họ phải suy nghĩ với sự chỉ trích về thuyết tiến hóa như thế nào. “Há chẳng phải rất thú vị khi thấy những Cơ Đốc nhân không hề sợ hãi mà dạy các con của họ về thuyết tiến hóa như thế nào sao?” ông hỏi.

Ông Ham, cùng với những Cơ Đốc nhân khác, tin rằng thuyết tiến hóa cổ súy cho con người tin rằng họ là chúa của cuộc đời họ. “Ai là người xác định đâu là lẽ phải đâu là điều sai trái? Chính bạn đó. Ai là người xác định đâu là tốt và đâu là xấu? Chính bạn đó. Hôn nhân là gì? Là bất cứ những gì mà bạn muốn định nghĩa nó,” ông nói.

Ông Ray Comfort, nhà sáng lập tổ chức Living Waters Publication, cũng chỉ trích ông Nye vì thiếu những bằng chứng về thuyết tiến hóa khi ông công kích thuyết tạo hóa. Mặc dù ông Comfort tin vào tiến hóa vi mô (những thay đổi có thể thấy được ở các loài theo thời gian), ông vẫn giữ vững lập trường rằng không có bất cứ bằng chứng thấy được nào chứng minh cho tiến hóa vĩ mô (là thuyết nói rằng một loài sẽ tiến hóa thành một loài mới theo thời gian).

Ông Comfort nói rằng, nếu được hỏi, các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa sẽ thừa nhận rằng họ không biết tiến trình tiến hóa đã bắt đầu như thế nào, và thậm chí họ sẽ đồng ý rằng một điều gì đó không thể bắt nguồn từ không có gì được – nhưng họ lại đặt niềm tin vào học thuyết cho rằng cuộc sống không cần một Đấng Tạo Hóa. Ông Comfort lý luận rằng thật hoàn toàn ngu ngốc khi tin vào việc “từ không có gì lại có thể tạo ra được mọi thứ, đó là điều mà theo khoa học là không thể xảy ra.” Ông giữ lập trường rằng thuyết tiến hóa chỉ là “một niềm tin, nó là một niềm tin mù quán… nó không thể được khoa học chứng minh.” Ông đã xuất bản bộ phim vào năm 2013 “Evolution vs. God: Shaking the Foundations of Faith” (Tạm dịch: Tiến Hóa và Đức Chúa Trời: Rúng Động Nền Tảng Niềm Tin), đây là một bộ phim mà ông đã phỏng vấn những nhà khoa học theo thuyết tiến hóa lỗi lạc về sự thiếu những bằng chứng cho thuyết tiến hóa.

Ông Nye chia sẻ với hãng tin ABC rằng ông không công kích tôn giáo của bất kỳ ai, và ông chỉ muốn mọi người tin vào khoa học. Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông đã chỉ trích những người theo thuyết tạo hóa tin rằng độ tuổi của thế giới là khoảng 6000 năm; tuy nhiên, không phải tất cả những người theo thuyết tạo hóa đều tin rằng trái đất ở độ tuổi đó. Những người theo thuyết tạo hóa lịch sử đã lập ra một trường hợp hết sức thuyết phục về sự sáng tạo hoàn vũ của Đức Chúa Trời tại một thời gian không xác định (được bao hàm trong cụm từ “Ban đầu,”) và sáu ngày chuẩn bị sau đó Vùng Đất Hứa cho nhân loại về sau. Mục vụ John Piper đã viết một bài có tựa đề “Khoa Học, Kinh Thánh, và Vùng Đất Hứa” giải thích quan điểm này một cách bao quát.

Chủ đề của cuộc tranh luận sẽ là: liệu chủ nghĩa tạo hóa có phải là một mô hình về nguồn gốc sự sống có thể tồn tại được trong kỷ nguyên khoa học hiện đại hay không? Những nhà tranh luận sẽ đưa ra trường hợp của họ, bác bỏ và trả lời những câu hỏi từ phía khán giả.

Đức Tin. Theo: gospelherald.com

Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *