Tại Hàn quốc truyền bá cơ đốc giáo luôn gắn liền với sự hình thành của nhà nước công nghiệp phát triển hiện đại.
Đối với nhiều người Nga lần đầu tiên đặt chân đến Hàn quốc, sẽ là một bất ngờ lớn khi thấy rất nhiều nhà thờ cơ đốc san sát khắp nơi. Đặc biệt ấn tượng phong cảnh Seoul về đêm, khi các cây thánh giá trên thánh đường được thắp sáng, khó có thể gọi thủ đô của Hàn quốc là thành phố của “40 lần 40 các hội thánh” – rõ ràng là nhiều hơn so với con số 1600. Đồng thời, ở Seoul hầu như không thấy các nhà chùa của Phật giáo và các loại đền miếu kỳ dị khác – mà người Nga cho rằng đáng lẽ là phải có số lượng lớn.
Việc các nhà thờ cơ đốc chiếm ưu thế tại nơi này không có gì là đáng ngạc nhiên bởi cơ đốc nhân là cộng đồng lớn nhất trong các cộng đồng tín ngưỡng tại thủ đô Hàn quốc. Theo thống kê năm 2010 ở Seoul với dân số 10 triệu người có 2,3 triệu tín đồ Tin lành, 1,4 triệu tín đồ Công giáo và chỉ có 1,6 triệu tín đồ Phật giáo.
Số liệu điều tra dân số mới nhất (năm 2005) thì có 53% người Hàn quốc tuyên bố không theo một tôn giáo nào. Trong số những người theo các tôn giáo, thì Tín đồ Tin lành chiếm 18%, Thiên chúa giáo 11%, Phật giáo 23%. Thật là kỳ lạ là ở đây Tin lành và Thiên chúa giáo lại được coi là những tôn giáo khác nhau. Như vậy, số lượng cơ đốc nhân chiếm 30% dân số đất nước và chiếm hơn một nửa tổng số những người Hàn quốc có tôn giáo.
Thiểu số, nhưng có ảnh hưởng.
Thứ nhất là ở Hàn quốc cơ đốc nhân nhiệt thành trong vấn đề đức tin hơn rất nhiều tín đồ Phật giáo và các tôn giáo tín ngưỡng truyền thống khác. Khi một người dân Hàn quốc nhận mình là tín đồ Phật giáo, trên thực tế, điều đó thường chỉ có nghĩa là người đó theo chủ nghĩa duy tâm – tin vào sự tồn tại của một thế lực siêu nhiên nào đó ở trên cao. Đa số tín đồ Phật giáo không nghiêm túc quan tâm đến các quy định của tôn giáo mình theo, họ cũng hiếm khi đi chùa. Cơ Đốc nhân Hàn quốc thì ngược lại, họ có thái độ nghiêm túc đối với công việc liên quan đến đức tin và các nghi lễ. Họ đến nhà thờ ít nhất là một lần trong tuần vào các chủ nhật. Họ cũng chẳng thấy có gì khác thường khi thụ nhận thói quen đi lễ cầu nguyện buổi sáng trước giờ đi làm cho dù buổi lễ cầu nguyện bắt đầu vào 5 giờ sáng. Các cơ đốc nhân rất tích cực đọc Kinh thánh, thường xuyên cầu nguyện và ăn chay. Và cuối cùng là, Hàn quốc là một trong số ít quốc gia, nơi đa số tín đồ bắt đầu bữa ăn bằng lời cầu nguyện.
Điều thứ hai, tại Hàn quốc cơ đốc giáo là tôn giáo của tầng lớp thượng lưu, tất nhiên, ở mọi làng chài đánh cá nghèo nhỏ bé nào đó cũng có nhà thờ. Tuy nhiên công dân Hàn quốc nào càng có học thức hơn, thu nhập của anh ta càng cao hơn, thì khả năng anh ta chính là cơ đốc nhân sẽ nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ở Seoul, trung tâm chính trị, tinh thần, văn hóa trí tuệ Hàn quốc có tỷ lệ cơ đốc nhân chiếm 37%, 1,5 lần cao hơn tỷ lệ trung bình cả nước. Trong giới văn phòng và cơ quan công quyền có sự ngầm hiểu rằng cơ đốc nhân sẽ thích hợp “là tôi cho tổng thống, là cha cho lính”. Sự phân biệt một cách công nhiên trong giới chức lãnh đạo và công quyền, tất nhiên là không có, nhưng tất cả đều hiểu rằng là đại úy cầu nguyện vào chủ nhật cùng với trung tá thì sẽ ích lợi hơn.
Điều thứ ba, cơ đốc giáo ở Hàn quốc – là tôn giáo đang tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng cơ đốc nhân không ngừng tăng lên. Phần nhiều điều đó thể hiện nhiệt huyết trong công tác truyền giáo của các tín đồ Hàn quốc. Tính theo số lượng các giáo sĩ cơ đốc trên toàn thế giới được cử đi ra nước ngoài thì quốc gia Hàn quốc nhỏ bé đứng thứ hai, chỉ sau Hoa kỳ. Các giáo sĩ cũng lao động không mệt mỏi trong nội địa đất nước. Bất kỳ ai sử dụng tàu điện ngầm tại Seoul đều biết rằng họ sẽ không chỉ một lần gặp các nhà truyền đạo cơ đốc hay những người đi tuyên truyền các ấn phẩm cơ đốc. Những người này thường xuyên “tuần tiễu” trên các chuyến tàu điện ngầm và đường phố của thành phố với mục tiêu tìm kiếm các linh hồn chưa được nuôi dưỡng. Một số gây ấn tượng khá đặc biệt: Với hình thập tự giá đổ khuôn, treo đầy các biểu ngữ và cùng với loa phóng thanh họ lượn theo các con phố, kêu gọi tất cả mọi người hãy ăn năn để tránh những thống khổ nơi địa ngục. Nhưng phần lớn các nhà truyền đạo là những người ở tuổi trung niên ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, với vẻ ngoài của những công chức thông thường. Tuy nhiên, mặc dù phong cách khác nhau, các giáo sĩ đường phố đều có đặc điểm là có “sự bám dính” khiến lẩn tránh để thoát khỏi sự quan tâm của họ không mấy dễ dàng.
Và như vậy, mặc dù cộng đồng cơ đốc nhân là thiểu số trong dân cư Hàn quốc nhưng đó là cộng đồng năng động và có tầm ảnh hưởng. Theo tiêu chuẩn của thế giới hiện đại, ở Hàn quốc có nhiều một cách lạ thường số người có tôn giáo và hầu hết họ là cơ đốc nhân.
Hiện đại hóa và chủ nghĩa dân tộc.
Thành công của cơ đốc giáo tại Hàn quốc là bởi các nguyên nhân mang tính lịch sử. Kết quả là cơ đốc giáo nơi đây trở thành một thành phần quan trọng của hệ tư tưởng hiện đại hóa cũng như hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Hàn quốc.
Cơ Đốc hóa Hàn quốc bắt đầu vào những thập niên cuối của thế kỷ 18 và hơi một chút lạ lùng – không phải do kết quả hoạt động của các giáo sĩ nước ngoài (kịch bản thông thường đối với các nước trong khu vực), mà nhờ sách. Cuối thế kỷ 18 nhiều thanh niên trẻ có học thức của Hàn quốc cảm thấy bị đè nặng bởi học thuyết Khổng giáo chính thống mà họ xem như tập hợp của những lời lẽ, câu văn xa rời thực tế. Họ chán những cuộc tranh luận không có hồi kết về mối tương quan của khởi đầu “ly” và sy” – cũng như tranh luận vùng Viễn đông: có bao nhiêu thần linh có thể chứa đựng được trên đầu mũi kim. Họ quan tâm đến những vấn đề khác như vật lý, các công trình kỹ thuật, thiên văn học và địa lý học. Các bản dịch của các luận văn châu Âu được đưa vào Hàn quốc từ Trung quốc lúc đó đã thu hút sự quan tâm của các trí thức trẻ Triều tiên. Bởi vào thời đó tất cả các trí thức Triều tiên đều biết tiếng Trung quốc cổ nên họ dễ dàng đọc được những dịch phẩm mà những giáo sĩ châu Âu ở Bắc kinh đã dịch như Evklid và Niutơn cũng như những báo cáo phúc trình về những phát minh địa lý, các luận thuyết thiên văn học.
Đồng thời, cùng với những tác phẩm thiên văn học, địa lý học, người dân Triều tiên bắt đầu làm quen, tìm hiểu cả những luận văn nói về cơ đốc giáo của các giáo sĩ. Tôn giáo lạ lẫm của phương Tây xa xôi gợi không ít sự quan tâm cho nhiều người và các quý tộc trẻ Triều tiên bắt đầu hiểu thấu đáo các nguyên tắc cơ bản của cơ đốc giáo qua các sách trong khi chưa nhìn thấy một giáo sĩ bằng xương bằng thịt nào (sự ham mê mọi thứ thờ phụng Ấn độ ở Liên xô vào những năm 1970 cũng là một ví dụ có điểm tương đồng hao hao giống trường hợp này).
Vào năm 1784, nhóm cơ đốc nhân bán hợp pháp đã biết gửi người đại diện của mình tới Bắc kinh. Điều đó thật không đơn giản bởi vì vào thời đó, Triều tiên cũng giống như Nhật bản thực hiện chính sách “đóng cửa” tự cô lập và cấm các chuyến đi ra nước ngoài với tư cách cá nhân. Những cơ đốc nhân Triều tiên được các giáo sĩ phương tây làm lễ báptem – từ thời điểm đó bắt đầu lịch sử đạo Thiên chúa Triều tiên.Ban đầu Chính quyền Triều tiên bắt bớ cơ đốc giáo – cơ đốc giáo bị coi là tà giáo nguy hiểm, các tín đồ không chấp nhận chuẩn mực đạo đức thông thường. Việc các cơ đốc nhân không dâng đồ cúng tế thần linh tổ tiên gây nên sự phẫn nộ đặc biệt. Bắt bớ các cơ đốc nhân kéo dài cho tới năm 1870 và kết thúc do sự xuất hiện nhiều tín đồ Thiên chúa tử vì đạo. Tuy vậy nhà thờ Thiên chúa giáo vẫn tiếp tục hoạt động và lôi cuốn đông đảo giới trí thức Triều tiên, trước hết là những người quan tâm đến các lý tưởng và tri thức đến từ phương tây (chính họ là những người nắm giữ tương lai).
Đặc điểm khác thường của cơ đốc giáo Triều tiên – mối quan hệ chặt chẽ của nó với hiện đại hóa, mối quan hệ mang tính quyết định thành công của chủ thuyết đạo giáo này ở Hàn quốc. Cơ Đốc giáo ở đây không chỉ là đạo giáo của Jêsus Christ mà còn là đạo giáo của Niutơn, Kopernich và Ađam Smith. Đạo giáo này liên hệ không chỉ với niềm tin vào lời Chúa mà còn với niềm tin vào tiến bộ, công nghệ, cấu trúc hợp lý xã hội, quyền bình đẳng của con người trước pháp luật, nhân quyền – nói chung, với niềm tin vào hiện đại hóa và các giá trị của công cuộc hiện đại hóa.
Vào những năm 1880 xuất hiện các giáo sĩ Tin lành (chủ yếu là các giáo sĩ người Mỹ) ở Triều tiên. Hoạt động của họ lại càng gắn chặt số phận cơ đốc giáo với hiện đại hóa. Chính các giáo sĩ đã xây dựng nên nền giáo dục Triều tiên, và các trường của các giáo sĩ là những lò sản sinh ra cán bộ khoa học kỹ thuật cho đến tận những năm 1920. Thêm vào đó, chính các giáo sĩ đã xây dựng nên hệ thống các trường học dành cho nữ giới mà trước đó không hề có cũng như đặt nền móng cho các bệnh viện ngày nay.
Tất nhiên, không phải tất cả các học viên tốt nghiệp trường cơ đốc đều là cơ đốc nhân, nhưng trong số họ những người tin Chúa rõ ràng chiếm đa số. 100 năm trước, bác sĩ hay kỹ sư Triều tiên thường là cơ đốc nhân mặc dù tỷ lệ cơ đốc nhân Hàn quốc năm 1911 chỉ chiếm gần 1,5% dân số.
Đầu thế kỷ 20, tại Triều tiên xuất hiện cả Chính thống giáo. Tuy nhiên Chính thống giáo không đạt được thành công và trở nên chỉ còn như là tùy phái. Số lượng tín đồ Chính thống giáo Hàn quốc không vượt quá một vài nghìn người.
Sự chống đối.
Sau khi Triều tiên trở thành thuộc địa của Nhật bản vào năm 1910, cơ đốc giáo thêm một sự chuyển hóa quan trọng và rất ích lợi cho những thắng lợi sau này. Cơ Đốc giáo được tiếp nhận không chỉ như là đạo giáo của tiến bộ khoa học kỹ thuật mà còn như là tôn giáo của dân tộc, đất nước Triều tiên, như là một phần của hệ tư tưởng chống đối chế độ thuộc địa. Tất nhiên đóng góp một phần không nhỏ vào điều đó là tình trạng Triều tiên là thuộc địa của Nhật bản – một quốc gia không phải cơ đốc (hơn nữa lại còn là quốc gia chống đối cơ đốc giáo). Bộ máy chính quyền thống trị thuộc địa của người Nhật bản có thái độ ngờ vực đối với cơ đốc giáo, đặc biệt đối với các giáo sĩ nước ngoài và cho rằng họ là gián điệp của phương tây và Nhật bản cố gắng du nhập vào Triều tiên Thần đạo. Các cơ đốc nhân từ chối quyết liệt việc tham gia các nghi lễ Thần đạo, vì họ cho rằng như thế là thờ lạy hình tượng, trong số đó có nghi lễ thờ phượng hoàng đế. Kết quả, đối với những nhà lãnh đạo cộng đồng cơ đốc là các thời hạn tù đầy khác nhau, nhưng cũng lại là thanh danh, vinh quang của những chiến sĩ dũng cảm bảo vệ lòng tự tôn dân tộc.
Cơ Đốc nhân gần như chiếm đa số trong các lãnh tụ của phong trào chống chế độ thuộc địa. Ví dụ như Li Sun Man là một cơ đốc nhân kiên định chính là người sáng lập tương lai Hàn quốc. Nhiều đảng viên cộng sản danh tiếng thế hệ đầu tiên cũng sinh ra trong các gia đình cơ đốc. Chính bản thân Kim Nhật Thành cũng sinh ra trong gia đình cơ đốc nhân danh tiếng. Theo lời kể của chính ông, là buồn chán khi được bà đưa đến nhà thờ. Hơn nữa, cho đến năm 1945 trung tâm cơ đốc giáo của Triều tiên là Bình Nhưỡng, mà 1/3 dân số là tín đồ Tin lành.
Vào năm 1919 tại Triều tiên bùng nổ phong trào khởi nghĩa chống Nhật. Trong số những người bị bắt giam có 22% là cơ đốc nhân (chủ yếu là tín đồ Tin lành). Nói cách khác, ngay từ khi đó trong số những nòng cốt của phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, cơ đốc nhân đã chiếm khoảng 15 lần hơn so với tỷ lệ chiếm trong toàn bộ dân số nói chung.Khôi phục lại nền độc lập vào năm 1945-1948 có nghĩa là một tầng lớp mới lên nắm chính quyền. Tầng lớp này bao gồm một số từ tầng lớp kỹ trị, một số từ các lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc. Trong số đó, tỷ lệ cơ đốc nhân chiếm số đông hơn nhiều so với tỷ lệ trong toàn bộ dân số đất nước. Hơn nửa thành viên nội các của Quốc vụ viện đầu tiên đất nước Triều tiên là cơ đốc nhân. Li sun Man còn cố gắng định đưa việc cầu nguyện trở thành nghi thức bắt buộc cho nghị viện. Vào những năm 1952, tỷ lệ cơ đốc nhân trong tầng lớp xã hội thượng lưu (quan chức cấp cao và tướng lĩnh quân đội) là 41%, trong khi đó vào những năm đầu của thập kỷ 1960 tỷ lệ cơ đốc nhân trong toàn bộ dân số chỉ là 5,3%.
Thế cân bằng mỏng manh.
Tuy nhiên, cơ đốc giáo không còn là tôn giáo của xã hội thượng lưu nữa. Sau chiến tranh Triều tiên cơ đốc giáo đi vào quần chúng và trong khoảng thời gian 2-3 thập kỷ đã trở thành lực lượng cơ bản quyết định cảnh quan tôn giáo Hàn quốc. Sự hoạt động tích cực của các nhà truyền đạo Mỹ đóng góp vai trò khá lớn cho điều này cùng với sự ủng hộ gián tiếp của chính quyền, rộng hơn nữa là cả tầng lớp thượng lưu mà ở thời điểm đó cơ đốc nhân chiếm đa phần. Nhiều người không thể nào quên sự hiệp nhất mà cơ đốc nhân đã thể hiện trong những năm chiến tranh Triều tiên. Vào những năm 1950-1955 trong những trại tị nạn khổng lồ chính các nhà thờ cơ đốc thường trở thành các trung tâm tự trị, các tổ chức tự quản. Và cuối cùng là sự nhìn nhận (quan điểm) cho đến thời điểm đó một cách vững chắc về cơ đốc giáo như là tôn giáo của tiến bộ và phát triển cũng đã đóng vai trò của mình. Lúc đó hiếm người dân Hàn quốc nào lại nghi ngờ về việc chỉ có tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có thể giải quyết các vấn đề của đất nước.
Công cuộc truyền giáo quy mô lớn dẫn đến tỷ lệ cơ đốc nhân trong dân số Hàn quốc tăng từ 5,3% vào năm 1962 lên 12,8% vào năm 1972. Năm 1984 đạt được 23%. Từ đó tới nay tăng trưởng về số lượng đã chậm lại, có thể là tất cả những ai, có khuynh hướng thừa nhận hoạt động tôn giáo, đến thời điểm đó đã được chiếm lĩnh bởi mọi nỗ lực truyền giáo rồi.Cũng tiện nói thêm, Mun Son Man vừa mới chết cách đây không lâu – người đã sáng lập nhà thờ Thống nhất khét tiếng lại ít được biết đến ở chính Hàn quốc và bị coi như một nhân vật nhơ nhuốc, kỳ quặc. Trong cơ đốc giáo Hàn quốc nổi trội lên là phái Baptist, Trưởng lão, Trí huệ giáo.
Trong khi đó, những ảnh hưởng về mặt tín ngưỡng của cơ đốc giáo không có nghĩa là nó có sức mạnh chính trị rõ rệt. Thứ nhất, cho dù đối với đạo cơ đốc xã hội thượng lưu Hàn quốc có nhiều thiện cảm nhưng Hàn quốc vẫn là một nhà nước thế tục. Thứ hai, trong cơ đốc giáo Hàn quốc có sự chia rẽ nhiều hướng, nhóm và hội thánh. Họ không có khuynh hướng thiên về hành động ngoại giao chính trị phối hợp. Mặc dù đa số tín đồ cơ đốc giáo vốn có quan điểm cánh hữu và thân Mỹ, trong các lãnh tụ cơ đốc cũng không ít nòng cốt chính trị của mọi loại tư tưởng khác nhau. Nói chung, cộng đồng cơ đốc nhân Hàn quốc ít ảnh hưởng đến chính trường.
Andrei Lankov
Theo: hoithanh.com