Các nhóm hành xử bạo lực ngày càng gia tăng ở Mỹ với những hành động lan tràn khắp nơi trong lòng thành phố cho đến những vùng ngoại ô. Trong khi sự việc đang ở mức báo động, thì một vài người ở tiểu bang Washington lại xem đó là một cơ hội.
“Tôi thích lui tới nhà tù. Đó là chỗ mà tôi thực sự cảm thấy Chúa vui lòng” – Chris Hoke giải thích điều này.
“Họ nhanh chóng hiểu được những gì Chúa Jêsus đã từng làm. Tôi thích họ; họ là những người mà tôi thích trò chuyện về những chủ đề thần học nhất”, ông nói tiếp. “Họ luôn có những câu trả lời không mang chất tôn giáo, ngôn từ của họ thì đầy tính đường phố, nhưng lại rất thành thực”. Hoke đã dâng mình hầu việc như một giáo sĩ của các nhà tù gần 10 năm nay. Ông tìm thấy sự thật trong các nhà tù đã khiến ông lãng tránh khi còn ở trong nhà thờ.
“Tôi được ngâm mình trong thứ ngôn ngữ của Kinh Thánh khi lớn lên”, Hoke thừa nhận. “Tôi từng là người hướng dẫn thờ phượng, nhưng tôi muốn tìm thấy Chúa Jêsus và chạm đến Ngài, chứ không chỉ hát những bài hát về Ngài”.
Rồi Hoke tìm thấy điều ông vẫn đang tìm kiếm ở những người tù phạm nguy hiểm nhất: thành viên của các nhóm trộm cướp.
Vẻ đẹp của Thung Lũng Skagit với những ngọn đồi cuộn tròn và hàng dặm đường hướng về vùng đồng bằng, thật khó tin rằng có những băng nhóm tội phạm lan tràn trong cộng đồng này.
“Những nhóm tội phạm có thể hiện diện trong bất kỳ cộng đồng nào, thậm chí là bất kỳ nơi nào”, Lt. Chris Cammock, kênh CBN News phát biểu.
“Vào đầu những năm 90, chúng tôi đã chứng kiến nhiều nhóm tội phạm thay đổi. Chúng tôi thấy họ lầm lạc từ lúc còn là những tội phạm trộm cướp trở thành những tên tội phạm có hành vi bạo lực, kiểu như những kẻ hành hung, có vũ khí và những điều đại loại như thế”, ông nói.
“Một số cá nhân đang cố gắng thoát khỏi cuộc sống băng đảng này, cho nên họ đến đây; một vài người đang cố bành trướng ra hơn nữa để thực hiện nhiều hành vi tội phạm trong những khu vực mà chưa ai biết đến họ”, ông giải thích.
Áp Lực Xã Hội và Nạn Phân Biệt Chủng Tộc
Các công nhân Migrant là những người thường đến đây làm việc theo thời vụ rồi ở lại. Con cái họ có thể phải gặp khó khăn để thích nghi trong khu vực này.
“Có rất nhiều tình trạng phân biệt chủng tộc xảy ra”, Jose Garcia, được biết đến với tên gọi “Neaners”. “Đại loại là những đứa nhóc được dùng để tiêu khiển”.
Neaners, người đàn ông đầy quyến rũ ở tuổi 30, có những hình xăm của băng nhóm phủ khắp mặt và cổ của mình. Anh nói lúc mới 8 tuổi là thời điểm anh bắt đầu hòa mình cùng với những băng nhóm hành xử bạo lực ở các tiểu bang phía Tây nước Mỹ.
Họ tặng anh cái tên “Neaners”, một từ lóng dành cho “baby”. Neaners bị cuốn theo lối sống băng đảng. Anh phạm rất nhiều tội ác, phải dành từ 20 trong 25 năm tiếp theo đằng sau song sắt.
“Tôi không hề có cảm xúc; tôi mặc kệ mọi người; tôi đã thôi không làm nữa rồi nhưng lại quay trở lại, vẫn những chuyện như thế”, Neaners nhớ lại. “Mọi người nói rằng: ‘Thằng nhóc đó không có lương tâm’”.
(Còn tiếp)
Dịch: Thiên Ân.
Nguồn: cbn.com
Leave a Reply