Việt Nam Có Tên Trong Nhóm 20 Quốc Gia Có Cơ Đốc nhân Gặp Nhiều Khó Khăn Nhất

Năm 2013 số Cơ Đốc nhân tử đạo tăng gấp hai lần so với năm 2012, dựa theo báo cáo gần nhất ở nhóm 50 quốc gia xâm phạm tự do tín ngưỡng Cơ Đốc Giáo nặng nề nhất.

oneway 1

Tuy nhiên, danh sách World Watch List năm 2014 (Danh sách xếp hạng nhóm 50 quốc gia nơi Cơ Đốc nhân bị bách hại vì niềm tin cao nhất, xin xem bên dưới) từ tổ chức Open Doors International – danh sách này thể hiện ảnh hưởng gia tăng của những “quốc gia bị lọt vào danh sách” và lần đầu tiên tiết lộ phương pháp luận của họ – tính toán cho thấy số Cơ Đốc nhân tử đạo thấp hơn rất nhiều so với những ước tính của các nhóm khác. Nhóm 10 quốc gia đứng đầu nơi “Cơ Đốc nhân phải đối mặt với bắt bớ và bạo lực dữ dội nhất,” theo như danh sách bao gồm: Triều Tiên, Xô-ma-li, Xy-ri, I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, A-rập Xê-út, Maldives, Pa-ki-xtan, I-ran và Y-ê-men. Trong khi Triều Tiên đứng đầu danh sách trong suốt 12 năm liền, đây là lần đầu tiên một đất nước Châu Phi xếp vị trí thứ hai.

 “Nhìn chung, danh sách năm 2014 cho thấy rằng áp lực đè nặng lên Cơ Đốc nhân tăng ở 34 quốc gia, giảm ở năm quốc gia, và không thay đổi tại 14 quốc gia vẫn giữ nguyên vị trí trong danh sách,”theo như World Watch Monitor. Mức độ bắt bớ “tăng trầm trọng” ở tám quốc gia: Xy-ri, I-rắc, Pa-ki-xtan, Su-đan, Li-bi, Ai Cập, Colombia, và Kazakhstan. Ngược lại, sự bắt bớ lại “giảm đáng kể” ở hai quốc gia: Mali và Tanzania.

Lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách với vị trí rất cao: Cộng Hòa Trung Phi (CAR), nơi xung đột đã xảy ra giữa những người theo đạo Hồi và Cơ Đốc nhân khiến 1 triệu người phải rời nơi sinh sống và bị đe dọa phải vượt biên, theo như Liên Hiệp quốc gần đây đã cảnh báo.

“Giống như quốc gia Mali vào năm trước, Cộng Hòa Trung Phi đã cho thấy một quốc gia dường như là ổn định có thể bị tan rã và một nhóm Cơ Đốc nhân thiểu số hay thậm chí là đa số cũng có thể bị đẩy đến bờ vực diệt vong như thế nào,” tổ chức Open Doors chia sẻ trong trang báo phát hành của họ. Cộng Hòa Trung Phi đã nổi lên từ không bị xếp hạng trong danh sách đến vị trí thứ 16, gần giống như Mali cũng đã nổi lên từ không bị xếp hạng đến vị trí thứ 7 trong năm ngoái. (Năm nay Mali rớt xuống hạng 33)

Khi chỉ đánh giá những vụ bạo động nổ ra – bao gồm giết chóc, hãm hiếp, bắt cóc và đốt nhà thờ – thì Cộng Hòa Trung Phi xếp hạng thứ 1 trên toàn thế giới, theo sau đó là Sy-ri (mặc dù ở Sy-ri số người tử nạn cao hơn). Trong nhóm 10 nước đứng đầu này có: Pa-ki-xtan, Ai Cập, I-rắc, My-an-ma, Ni-giê-ri-a, Colombia, Eritrea và Su-đan. (Danh sách của World Watch List xếp hạng chung dựa trên các tiêu chí bao gồm cả bạo động và những áp lực khác đối với Cơ Đốc nhân, tổ chức Open Doors cũng ghi chú rằng tạo động không phải là hình thức đàn áp tôn giáo phổ biến nhất.)

Sự nổi dậy nhanh chóng của Cộng Hòa Trung Phi đã minh họa cho sự bắt bớ gia tăng tại “những nước bị lọt vào danh sách,” theo như tổ chức Open Doors. Sáu trong nhóm 10 quốc gia đứng đầu trong danh sách – Xô-ma-li, Xy-ri, I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan và Y-ê-men – hoàn toàn thể hiện đúng định nghĩa của tổ chức để trở thành một quốc gia bị lọt vào danh sách, đó là: “một đất nước yếu nơi cấu trúc xã hội và chính trị suy sụp đến một mức chính phủ có rất ít hoặc không có quyền kiểm soát.”

Báo cáo cho thấy “tầm quan trọng của một quốc gia ổn định phải là một quốc gia đứng ra bảo vệ cho tự do tôn giáo,” theo ông Ronald Boyd-MacMillan phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được tổ chức công bố, ông là giám đốc chiến lược quản lí cho World Watch List.

Xếp hạng tiếp tục xu hướng của năm trước trong việc gia tăng bắt bớ tại những quốc gia Châu Phi và do những nhóm Hồi Giáo cực đoan thực hiện, những nhóm này đã bắt bớ tại 36 trên 50 quốc gia trong danh sách, theo như báo cáo mới nhất.

Sri Lanka (thứ 29) và Bangladesh (thứ 48) vẫn tiếp tục nằm trong danh sách năm 2014, trong khi Azerbaijan, Uganda và Kyrgyzstan hoàn toàn ra khỏi danh sách. Tanzania rơi hạng rõ rệt từ vị trí thứ 24 xuống vị trí thứ 49, trong khi Colombia leo từ vị trí 46 đến vị trí 25.

Báo cáo cũng tính con tổng số Cơ Đốc nhân tử đạo năm 2013 là 2123 người, gần gấp hai lần năm 2012. Sy-ri và Ni-giê-ri-a dẫn đầu với con số lần lượt là 1213 và 612 người tử đạo, theo sau là Pa-ki-xtan (88), Ai Cập (83), Angola (16), Niger (15), I-rắc (11), Cộng Hòa Trung Phi (9), và Colombia (8). Thực tiễn khó khăn trong việc đo lường con số tử đạo trên toàn cầu đã dẫn đến việc khảo sát kỹ lưỡng trong năm nay. Tầm ước tính từ 1.000 đến 100.000. World Watch Monitor giải thích lý do vì sao World Watch List lại cho con số rất thấp đến như vậy.

Trong việc xác định mức độ bắt bớ, phương pháp luận của báo cáo đánh giá tiêng biệt bắt bớ từ chính phủ và bắt bớ từ cộng đồng. Một báo cáo mang tính đột phá năm 2009 của Pew Forum trong dự án Religion & Public Life (Đời Sống Tôn Giáo Và Cộng Đồng) đã tìm thấy một sự tương quan rất lớn giữa sự thù địch trong xã hội và sự ngăn cấm của chính phủ. Hãng tin Christianity Today đã lập một biểu đồ so sánh giữa danh sách của the Pew và World Watch List.

oneway 3

Những quốc gia khó tin Chúa nhất

(Chú thích: hàng dọc thể hiện mức độ thù địch xã hội; hàng ngang thể hiện rào cản của chính phủ.)

Tổ chức Open Doors tuyên bố danh sách World Watch List của họ là “khảo sát hàng năm duy nhất về tình trạng tự do tôn giáo của Cơ Đốc nhân trên thế giới,” và giải thích rằng:

Danh sách World Watch List đo lường mức độ tự do của Cơ Đốc nhân để thể hiện niềm tin của họ trong năm phạm vi đời sống – cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia và Hội Thánh, cộng với sáu phạm vi đo lường mức độ bạo lực. Phương pháp luận xem mỗi một lĩnh vực ngang nhau và được thiết kế đặc biệt để thâm nhập sâu vào cấu trúc của sự bắt bớ, và xem xét không chỉ những sự kiện nổ ra.

 Lần đầu tiên, tổ chức Open Doors công bố phương pháp luận cho bản báo cáo này, và cũng được Viện Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế kiểm toán một cách độc lập, khiến cho bản nghiên cứu này càng có giá trị hơn.

“Trên hết, chúng tôi muốn những tổ chức khác cùng tham gia và giúp cải tiến những tiêu chuẩn của chúng tôi và khích thích nhiều hơn nữa những nghiên cứu về các Hội Thánh bị bắt bớ, cuối cùng những hiểu biết của chúng ta sẽ được tăng lên,” ông Boyd-MacMillan phát biểu. Mục đích của bản báo cáo là để “tạo ra sự giận dữ có ích,” đưa các tín nhân đến sự cầu nguyện và hành động vì những Cơ Đốc nhân bị bắt bớ, ông nói. “Nó đem lại nhận thức và đòi hỏi phải có một phản ứng mang tính chiến lược. Vì vậy, những nghiên cứu tầm cỡ là cách duy nhất để sự giận dữ có ích đó được tạo ra.”

Ông Brian Grim, một nhà nghiên cứu lâu năm của Pew Research Center, đã chia sẻ với World Watch Monitor tin tức tốt lành sau những báo cáo như vậy:

Những báo cáo như World Watch List, và những báo cáo mà chúng tôi đã phát hành tại Pew Research Center, làm khơi dậy những cuộc thảo luận và hành động trong các tổ chưc như Liên Hiệp Quốc, Quốc Hội Châu Âu và Quốc Hội Mỹ. Riêng năm 2011, những nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu gần nhất của Pew Research cho thấy rằng 76 phần trăm các quốc gia có chính sách giảm những rào cản tôn giáo hoặc thù địch của chính phủ hoặc xã hội.

Hãng tin Christianity Today đã đăng những bản xếp hạng của World Watch List năm 2009, 2012, và 2013, trong đó có nêu bật nơi nào khó tin nhất. Christianity Today cũng có đề cập đến việc Bộ Ngoại Giao Mỹ và Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Của Chính Phủ Mỹ đã bất đồng ý kiến quốc gia nào xứng đáng nhận phê bình vì đã ngược đãi những nhóm tôn giáo thiểu số, cũng như rất châm biếm là nhiều quốc gia nằm trong danh sách World Watch List đối xử tệ với Cơ Đốc nhân nhưng lại là nơi Kinh Thánh được phân phát rất tốt.

Đây là tóm tắt danh sách World Watch List 2014 và các quốc gia đã thay đổi thứ hạng như thế nào sau năm 2013.

oneway

Danh sách World Watch List (WWL) đánh giá 50 quốc gia đứng đầu nơi Cơ Đốc nhân bị bắt bớ vì niềm tin nặng nề nhất.

Tổ chức Open Doors làm việc tại những quốc gia áp bức nặng nề nhất, gây dựng các Cơ Đốc nhân đứng vững để đối diện với những bắt bớ và trang bị cho họ tỏa ra tia sáng của Đấng Christ trong những nơi đó.

Đức Tin. Theo: christianitytoday.com

Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *