Cuộc sống an bình giữa một thế giới bất bình

Oneway.vn – Điều vĩ đại nhất chúng ta phải công bố cho quốc gia mình trong thời điểm này là Phúc Âm của Chúa Jêsus và lối sống làm rạng ngời Phúc Âm.

Một trong những khía cạnh đáng chú ý trong các thư tín Phao-lô viết cho những Hội thánh đầu tiên, như điều mà tôi đã viết trước đây, là ông chọn những từ ngữ dùng trong gia đình để liên hệ đến người đọc và dùng hình ảnh trong gia đình để giải thích đời sống Cơ Đốc có đầy tình yêu thương, rộng lượng, và thương xót là như thế nào. Giữa vòng Hội thánh, chúng ta phải yêu thương lẫn nhau như gia đình.

Nhưng Phao-lô cũng quan tâm đến cách chúng ta nhìn ra thế giới bên ngoài. Hãy lưu ý đến điều ông nói trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca Chương 4:

Nhưng thưa anh em, chúng tôi khuyên anh em càng yêu thương hơn nữa. Hãy tập sống trầm lặng, chăm lo công việc riêng của mình và lao động bằng chính tay mình, như chúng tôi đã dặn bảo anh em; như vậy, nếp sống anh em được người ngoại cảm phục, và anh em không lệ thuộc vào ai cả. (1 Tê 4:10b-12)

Phao-lô nói về tình yêu thương anh em, nhưng lúc này ông đang cho chúng ta thấy tình yêu này cần phải được bày tỏ ra bên ngoài Hội thánh như thế nào. Giữa thời kỳ đầy biến động, Phao-lô hướng dẫn chúng ta cách phải đối đãi như thế nào với những người xung quanh để nắm lấy cơ hội bày tỏ ánh sáng của Chúa.

Yêu để làm vinh hiển Chúa

Đầu tiên, Phao-lô nói, “chúng tôi khuyên anh em càng yêu thương hơn nữa”, nghĩa là – hãy rời rộng với những tín hữu khác và tiếp tục chia sẻ tình yêu này với người ngoại. Ban cho, chia sẻ, yêu thương mọi người. Tình yêu mà bạn có trong Hội thánh thân yêu, cũng hãy chia sẻ với những người khác.

Phao-lô nhắc đến mục đích của mạng lệnh này: Đó là để cư xử phải lẽ với người ngoài và để không lệ thuộc ai cả; nói cách khác, chúng ta không phải là những ống dẫn vô dụng, mà qua chúng ta sự sáng Chúa bày tỏ cho người khác, giúp họ nhìn thấy những công việc lành tốt lành.

Lời chứng của bạn sẽ trở nên đáng tin cậy hơn qua cách bạn sống, đặc biệt trong thời điểm mà nhiều người cảm thấy sợ hãi, tuyệt vọng. Mặt khác, lời chứng của bạn sẽ không đáng tin nếu bạn hành động trái ngược lại với gương mẫu của Đấng Christ.

Phao-lô muốn đảm bảo chúng ta không chỉ đứng bên ngoài với thế giới theo cách rõ ràng, giống như cách chúng ta thờ phượng cùng nhau vào ngày Chúa Nhật. Ngài muốn chúng ta đứng bên ngoài theo cách bày tỏ Hội thánh là một nơi tốt lành, bình an và phước hạnh. Nếu chúng ta đang sống trong khuôn mẫu Phao-lô chia sẻ ở đây, thì sự hiện diện của chúng ta không phải là một chiếc cống rãnh trong thành phố, nhưng Hội thánh sẽ là nơi làm để thành phố này đáng sống hơn.

Cuộc sống an bình của lòng tin kính

Vậy Phao-lô nói chúng ta nên “tập sống trầm lặng.”

Điều đó có nghĩa là gì? Có phải là chúng ta không bao giờ lên tiếng với những điều bất công? Không bao giờ nêu lên ý kiến mình? Không bao giờ tham gia vào các cuộc phản đối? Không bao giờ nên chống lại hay phớt lờ những mệnh lệnh vô lý? Tiếng sấm của các nhà tiên tri xuyên suốt Cựu Ước không “trầm lặng”. Nhưng dù trong sự can đảm và công bố lẽ thật, thì những lời của họ cũng bị phớt lờ. Và khi Phao-lô nói về đời sống trầm lặng, ông không biện minh cho chủ nghĩa trầm lặng – một quan điểm cho rằng Cơ Đốc nhân không bao giờ nên nói ra lẽ thật để củng cố hay thực thi trách nhiệm công dân của họ. Ông đang nói đến sự châm rễ, “trầm lặng” là không tìm kiếm sự chú ý của bản thân hay khuất phục trước lo lắng, nhưng hãy làm việc chăm chỉ trong sự yên nghỉ và sự tốt lành tuyệt đối của Chúa.

Chúng ta nên sống cách trung tín, trầm lặng, yên nghỉ, dù đối nghịch với người khác. Khi cảm thấy lo lắng và sợ hãi, chúng ta có lòng vững tin trong Chúa – nơi ta biết mình là ai và gia đình mà chúng ta thuộc về.

Khi Phao-lô và Ti-mô-thê mới gây dựng Hội thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca, sự náo loạn đã xảy ra. Vấn đề chính trị đã xảy ra khi nhiều người cho rằng Phao-lô và bạn của ông đang cố gắng làm suy yếu đế chế La Mã. Có lẽ lời nhắc nhở của Phao-lô ở đây là mong muốn sống một cuộc đời bình an để vượt qua bất ổn chính trị của thời đó, giữa khải tượng lớn hơn của Hội thánh là một dân sẽ bày tỏ qua đời sống tin kính và hạ mình với mục đích cuối cùng – dâng vinh hiển cho Chúa.

Không có năng lực nào mà thiếu lời cầu nguyện

Trong 1 Ti-mô-thê 2:1-2, Phao-lô viết:

Vậy, trước hết ta khuyên dặn con phải dâng lời khẩn nguyện, cầu xin, cảm tạ và cầu thay cho mọi người, cho các vua, cho tất cả những người lãnh đạo, để chúng ta được sống yên ổn, bình an với tất cả lòng tin kính và đạo đức.

Ở đây một lần nữa, Phao-lô nói về “đời sống yên ổn, bình an,” và một lần nữa ông nói về các bậc cầm quyền và những người có thẩm quyền.

Điều vĩ đại nhất chúng ta phải công bố cho quốc gia mình trong thời điểm này là Phúc Âm của Chúa Jêsus và lối sống làm rạng ngời Phúc Âm.

Chắc hẳn chúng ta cần cầu nguyện ngay giờ phút này. Cầu nguyện cho những người xung quanh. Cầu nguyện cho sự biện biệt. Cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo. Cầu nguyện cho những người đang chịu sự bất công. Khi khó khăn và rối loạn đến trên thế giới, Cơ Đốc nhân được kêu gọi để bước vào những nơi đau khổ và trình dâng thế giới gãy đổ này cho Đấng chúng ta gọi là “Cha”. Chúng ta không dừng lại ở việc cầu nguyện, đó chỉ mới là khởi đầu, và cách duy nhất mà chúng ta có thể làm đáp ứng với lẽ thật và công bằng giữa những khủng hoảng.

Bài: Trevin Wax ; dịch: Linh Lưu
(Nguồn: thegospelcoalition.org)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *