Một bài toán khó mà con người đang phải “vật lộn” ngày nay

Oneway.vn – Chúng ta có thể cùng với Môi-se, thỏa lòng với sự ngắn ngủi của cuộc đời với hy vọng đời đời nơi Chúa (Thi 90:1-2).

(Ảnh: Thanhhung.com)

Một người nghiên cứu về văn hóa đã chú ý đến một điểm đặc trưng thiếu lành mạnh trong thế hệ chúng ta. Ông nói chúng ta có khuynh hướng tầm thường hóa điều quan trọng và xem điều quan trọng là tầm thường. Chúng ta ưu tiên những điều không quan trọng trong khi nó lại là những điều không cần quá bận tâm nhất.

Đây dường như là một kết luận sâu sắc.

Có vẻ thực tế cũng không giúp được dù chúng ta sống trong thời kỳ tiến bộ vượt bậc của công nghệ. Chúng ta có thể làm nhiều điều với điện thoại mà đó là điều không tưởng với 25 năm trước. Chúng ta có thể mua sắm, nghe nhạc, trò chuyện với mọi người khắp thế giới bằng video, và dường như có thể kết nối với nguồn thông tin vô hạn.

Nhưng cũng thời kỳ này, mang đến nhiều bất lợi. Chúng ta dễ phân tâm. Bạn sẽ thấy rõ điều này khi thử thách tập trung vào những điều quan trọng bởi vì chúng ta bị cuốn theo hàng triệu điều tầm thường khác. Dễ dàng dành ra hàng giờ để xem phim, nhưng lại khó dành ra 5 phút để chiêm nghiệm về Chúa. Chúng ta chìm đắm trong sự hạn hẹp của bể nước mạng xã hội và giải trí vô tận – nhưng không thể quan tâm đến mực nước sâu hơn của điều quan trọng nhất.

Từ điều bình thường đến điều cao thượng

Khi bị sao nhãng bởi những điều được xem là quan trọng ngày nay, có điều gì mới mẻ. Xuyên suốt lịch sử, con người bị cám dỗ để xa rời khỏi điều quan trọng để đến với điều tạm thời. Giá phải trả rất đắt.
Khi Môi-se viết Thi Thiên 90. Dường như đó là khoảng thời gian đầy thử thách của quốc gia Y-sơ-ra-ên. Bạn có thể đọc về điều này trong Dân Số Ký 14. Với tóm tắt sau. Chúa dẫn dân sự ra khỏi Ai Cập và đưa họ vào Đất Hứa. Nhưng sau khi do thám xứ, họ sợ hãi và bắt đầu lằm bằm với Chúa, thậm chí họ còn thà trở lại Ai Cập thì hơn. Lời lằm bằm dữ dội và lớn tiếng. Họ đã rời bỏ Chúa. Vậy nên Chúa phán Ngài sẽ đoán phạt họ. Trong sự đoán phạt, thế hệ vô tín đó đã qua đời trong đồng vắng. Họ đã kinh nghiệm sự đoán phạt của Chúa.

Trong Thi Thiên này, Môi-se cầu nguyện với Chúa rằng, “Cầu-xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi”.

Không dễ để đếm ngày. Mọi người đang giải quyết đủ loại bài toán phức tạp và tìm ra vô số giải pháp cho nhiều vấn đề khác nhau, nhưng chúng ta lại khó khăn trong việc đếm các ngày chúng ta.
Môi-se đang cầu nguyện xin Chúa cho dân sự nhận biết về sự ngắn ngủi của cuộc đời họ.
Tại sao? Bởi vì chúng ta quá dễ bị sao nhãng. Chúng ta không thể tập chú vào nhiều điều giá trị đời đời và lẽ thật, nhưng lại bị điều tầm thường chi phối. Ông muốn chúng ta biết cuộc đời này là ngắn ngủi. Chúng ta không được bảo đảm sống lâu hơn nên chúng ta phải sống với quan điểm hiện thực.

Quan điểm hiện thực

Chúng ta nên sống với quan điểm này. Chúng ta phải chuẩn bị cho việc qua đời.

Có lẽ một trong những lý do tại sao trước giả sách Truyền Đạo nói rằng “thà đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc” (Truyền 7:2). Tang lễ khiến bạn tập chú vào hiện thực mà bạn muốn quên đi, trong khi yến tiệc thì giúp bạn quên đi những khía cạnh không vui trong cuộc sống.

Có một tài khoản Twitter nổi tiếng tên là “Daily Death Reminder (tạm dịch: Lời Nhắc Mỗi Ngày về Sự Qua Đời)”, mỗi ngày tài khoản này chỉ đăng một câu, “Một ngày nào đó, bạn sẽ qua đời”. Lời này giúp bạn đếm số ngày của bạn.

Điều này quả thật đi ngược lại với văn hóa hiện nay. Chúng ta cố gắng hết sức để tránh nghĩ về cái chết. Chúng ta vờ như có thể đánh bại nó bằng sức khỏe và thịnh vượng của chúng ta. Và khi con người qua đời, chúng ta nói tránh để giảm nhẹ tác động của cái chết. Nhưng đó không phải là cách để đối diện với hiện thực.

Cách mà những điều thay đổi thật thú vị. Tại New England thời thuộc địa, các chủ đề về cái chết, cơn thịnh nộ và thời gian không phải là điều xa lạ. Chúng đã được dạy cho học sinh từ khi chúng còn rất nhỏ.

Trong The New England Primer, quyển sách giáo khoa đầu tiên được xuất bản để giáo dục trẻ em Hoa Kỳ, họ nhấn mạnh vào tính ngắn ngủi của cuộc đời.

Dạy con trẻ bảng chữ cái với những bài học đời sống, mỗi chữ cái có một bức tranh và một câu để ghi nhớ.
(G – Glass) “Khi chiếc ly lăn tròn, cuộc sống của con người trôi qua cũng vậy”
(J – Job) “Gióp chịu đựng đau khổ và ca ngợi Chúa”
(T – Time) “Thời gian dần trôi, vừa vĩ đại vừa nhỏ bé”
(X – Xerxes) “Xét-xe đại đế đã qua đời, bạn và tôi cũng sẽ như thế”
(Y – Youth) “Qua mỗi bước chân của tuổi trẻ, sự chết càng gần hơn”

Sự chết đang đến. Và không cần phải bất ngờ.

Thay vì đắm chìm trong điều tầm thường và dòng nước nông của bể nước vô tận, chúng ta sẽ được tốt hơn nếu đi ra một chút vào vùng nước có điều thực sự và ý nghĩa. Chúng ta có thể cùng với Môi-se, thỏa lòng với sự ngắn ngủi của cuộc đời trong sự sáng đời đời của Chúa (Thi 90:1-2).

Bước đầu tiên để đếm ngày là nhận ra giới hạn của nó. Cùng với lời chân lý sẽ chiêm nghiệm ra nhiều điều. Chắc chắn nó đủ sức để kéo chúng ta khỏi mối bận tâm không đáng có của điều tầm thường.

Bài: Erik Raymond; dịch: Linh Lưu
(Nguồn: thegospelcoalition.org)


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *