Oneway.vn – Vào mỗi thứ sáu, nơi tôi đang sống, những tín đồ Hồi giáo sẽ đến nhà thờ của họ ở U.A.E. Họ đọc kinh, thực hiện các nghi lễ và nghe các thông điệp của Kinh Qur’an. Nhưng có một điều họ sẽ không làm đó là ca hát.
Không có lời ngợi ca tập thể trong nhà thờ Hồi giáo. Ca hát không phải là một phần trong nghi lễ thờ phượng của họ. Không có Thánh ca và nhạc cụ. Các tôn giáo phương Đông cũng vậy – họ có thể thỉnh thoảng tụng kinh trong lễ hội, nhưng trong thì giờ thờ phượng thông thường, không có tiếng hát cùng nhau.
Mặt khác, những Cơ đĐốc nhân dường như không thể ngừng ca hát: Trong các nhà thờ lớn, cả khi trong tù, ở khắp mọi nơi trong suốt lịch sử Hội thánh. Ở Ả Rập Xê Út, các nhà thờ ngầm cách âm các bức tường và cửa sổ, đôi khi bằng nệm, để họ có thể cất tiếng ca ngợi mà không bị phát hiện. Như Chúa Jêsus đã nói về đám đông đang hân hoan, “Ta phán cùng các ngươi, nếu họ nín lặng thì đá sẽ kêu lên” (Lu-ca 19:40).
Có ít nhất ba lý do tại sao không thể ngăn cản dân sự của Chúa hát ca.
1. Chúng ta ca hát vì sự cứu rỗi của chúng ta đã được hoàn thành.
Sau khi Đức Chúa Trời giải cứu một cách kỳ diệu trong cuộc xuất hành, dân sự của Ngài đã vui mừng ca hát bên Biển Đỏ (Xuất Ê-díp-tô Ký 15:1–2). Nhiều thế kỷ sau, Ê-sai tiên tri về một cuộc xuất hành mới, một cuộc giải cứu toàn thế giới mà ngày nào đó sẽ bao trùm tất cả các quốc gia. Sự cứu chuộc được hứa này đã được hoàn thành bởi Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng đã đến để cất tội lỗi của thế gian (Giăng 1:29). Ngày nay, các Cơ Đốc nhân có một bài ca mới để hát (Ê-sai 42:10). Vì Chúa Jêsus đã phó chính mình vì chúng ta nên chúng ta đáp lại bằng cách “hát và làm nên giai điệu” trong lòng mình (Ê-phê-sô 5:19).
Bất chấp sự đa dạng tôn giáo trên thế giới, thực sự chỉ có hai loại: Tôn giáo của VIỆC LÀM và tôn giáo của SỰ ĐÃ TRỌN. Tôn giáo của VIỆC LÀM quy định các lễ hội, lễ hiến tế và nghi lễ, tìm kiếm sự hài lòng nơi Chúa. Nhưng tôn giáo của SỰ ĐÃ TRỌN. Chỉ thông qua Chúa Jêsus Christ, công việc mới được hoàn thành “một lần đủ cả” (Hê-bơ-rơ 7:27; 9:12; 10:10). Không có gì có thể thêm vào.
Tôn giáo của VIỆC LÀM và tôn giáo của SỰ ĐÃ TRỌN
2. Chúng ta ca hát để hướng dẫn người khác.
Khi ca ngợi Chúa vào mỗi Chúa Nhật, chúng ta không phải là khán giả – mà là Chúa. Nhưng đồng thời, chúng ta đang khích lệ lẫn nhau. Được đầy dẫy Đức Thánh Linh tức là “lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau” (Ê-phê-sô 5:19). Việc cùng nhau ngợi khen không chỉ theo chiều dọc; mà còn theo chiều ngang.
Nhà thờ không phải là nơi giải trí thụ động khi chúng ta quan sát người biểu diễn ở phía trước. Đó là một hoạt động cộng đồng tích cực. Cho dù hát một bài Thánh Ca thế kỷ 18 hay một bài hát ngợi khen đương đại, chúng ta đều cùng nhau vui mừng trong lẽ thật Thánh Kinh. Chúng ta đang sở hữu Phúc Âm được công bố từ bục giảng. Cũng giống như chúng ta khẳng định lịch sử hay sự tuyên xưng đức tin trong Hội thánh, chúng ta cũng khẳng định lẽ thật Kinh Thánh trong mọi bài hát ngợi khen.
Hội Thánh là sự vọng lại của lời ngợi khen Chúa. Jonathan Leeman gọi đây là “sự vang vọng”. Ông viết: “Ca hát là cách để phản chiếu Lời Chúa, nó có thể chạm đến từng tấm lòng, tâm trí, tình cảm và ý chí con người”. Nó phải “vang vọng ra khỏi cửa nhà thờ” để đi vào tình bạn, gia đình của mỗi chúng ta. Đây là lý do tại sao việc lựa chọn bài hát là trách nhiệm của Mục sư: nó liên quan đến việc giảng dạy. Các Hội thánh cần sức mạnh thần học khi ngợi khen, không chỉ là cảm xúc. Chúng ta khích lệ nhau bằng giọng hát của mình, nâng cao những lẽ thật vĩnh cửu về Đấng Cứu Rỗi phục sinh!
3. Chúng ta ca hát vì ngày tận thế đã gần kề.
Khi Phao-lô và Si-la bị nhốt trong tù ở Phi-líp và bị đánh đòn roi, Lu-ca cho biết họ “đang cầu nguyện và hát ngợi khen Chúa” vào lúc nửa đêm (Công vụ 16:25). Ngay cả nỗi đau, sự sỉ nhục hay sự đe dọa cũng không thể ngăn cản chúng ta ngợi khen Chúa.
Khi các Cơ Đốc nhân đau khổ, việc than khóc và thở than thường là điều hiển nhiên. Những bản Thánh Ca vang lên nhắc nhớ chúng ta rằng vẫn còn quá sớm để chiến thắng; đất tạm này không có chỗ cho hạnh phúc tầm thường. Nhưng theo nguyên tắc chung và trên khắp thế giới, những Cơ Đốc nhân được biết đến qua sự vui mừng. Qua nhiều thời đại, dân sự của Chúa đã hát hết mình – ngay cả trong những thử thách đau đớn. Như Christopher Ash nhận xét: “Chúng ta hát không phải vì hiện tại thú vị, mà vì tương lai huy hoàng”.
Nguyên tắc chung và trên khắp thế giới, những Cơ Đốc nhân được biết đến qua sự vui mừng.
Ca hát giúp chúng ta hòa hợp cảm xúc với sự vĩ đại tuyệt đối của Đấng Christ và Phúc Âm của Ngài. Mỗi Chúa Nhật, chúng ta “tái lập trình” bản thân theo những giá trị tối thượng, lắng nghe sự thật và đáp lại bằng lời ngợi khen. Chúng ta hát một bài ca mới ca ngợi Chiên Con chuộc tội. Chúng ta ngợi khen Ngài vì một ngày nào đó sẽ cùng Ngài trị vì (Khải Huyền 5:9-10). Và khi ca hát, thế giới sẽ chú ý, giống như những tù nhân khác trong nhà tù Phi-líp.
Một người không tin Chúa từ vùng Basque của Tây Ban Nha từng bình luận về việc Hội Thánh của chúng tôi hát rất nhiệt tình ở Dubai. Anh ấy bị ấn tượng bởi sự đa dạng của những người thờ phượng: da đen và da trắng, giàu và nghèo, phương Đông và phương Tây cùng trong âm lượng và niềm vui của tiếng hát. Điều đó khiến lông trên cánh tay anh ấy dựng đứng. Anh ấy nói: “Tôi đã không tin những gì họ hát, nhưng họ thực sự đã tin!” Không lâu sau đó, anh ấy cải đạo và tham dự trong Hội Thánh chúng tôi.
Âm lượng tối đa
Tôi từng sở hữu một album nhạc Rock and Roll của Canada trio Rush. Mặt sau của album có ghi: “Muốn có kết quả tốt nhất, hãy để mức âm lượng tối đa”. Đây chính là điều mà bài hát mới của Khải Huyền đoạn 5 kêu gọi – tiếng hát hân hoan của những người được cứu chuộc dành cho Đấng Cứu Chuộc. Tôi không nói cụ thể về các nhạc cụ. Bất kỳ ai cũng có thể tăng âm lượng của đàn guitar. Thế giới ngoại giáo có thể làm điều đó – và có lẽ còn tốt hơn chúng ta rất nhiều. Ý tôi là giọng nói của con người hân hoan với những lời ngợi khen và bài hát vui tươi.
William Tyndale, người đã bị giết và sau đó bị thiêu sống trên giàn thiêu vì lời chứng của mình, đã từng nói rằng Phúc Âm “biểu thị tin tốt lành, vui vẻ, hân hoan và vui mừng, khiến trái tim con người vui mừng và khiến họ ca hát, nhảy múa vì vui mừng”. Tin tốt lành này về Chúa Jêsus là lý do tại sao Cơ Đốc nhân sẽ không bao giờ ngừng ca hát, ngay cả trong cõi vĩnh hằng.
Quý vị có phải là một Mục sư đang thất vọng và mệt mỏi không?
Làm Mục sư là điều khó khăn. Cho dù đó là những khó khăn về mối quan hệ trong hội chúng, sự phản đối ngày càng tăng đối với nhà thờ như một tổ chức, hay chỉ là cuộc đấu tranh để tiếp tục chức vụ với niềm vui và lòng trung thành, thì áp lực đối với các nhà lãnh đạo có thể thực sự quá sức. Không có gì ngạc nhiên khi các mục sư kiệt sức, bị cám dỗ từ bỏ hoặc nghĩ rằng họ không bình thường.
Trong cuốn “Sự tỉnh thức của Phúc Âm cho những Hội thánh mệt mỏi”, các Mục sư dày dặn kinh nghiệm như Ray Ortlund và Sam Allberry đã giúp các nhà lãnh đạo mệt mỏi đổi mới tình yêu của họ đối với chức vụ bằng cách trang bị cho họ để xây dựng một nền văn hóa lấy Phúc Âm làm trung tâm trong mọi khía cạnh của Hội thánh.
Bài: John Folmar; Dịch: Minh Dung
(Nguồn: thegospelcoalition.org)
Leave a Reply