Vì sao Chúa cho phép con cái Ngài phải đối diện khó khăn?

Oneway.vn – Bất cứ điều gì/bất cứ nơi nào Ngài sai bạn đến, Ngài sẽ cung cấp một lối thoát.

Tại sao một Đức Chúa Trời tốt lành lại để cho con cái Ngài trải qua những thách thức, khó khăn và sự chịu đựng? Ngài có những lý do đặc biệt. Nếu không có bất kỳ một khó khăn và mọi thứ đều hoàn hảo cho tất cả mọi người, ai sẽ cần đến Chúa? Khi nhu cầu của chúng ta được đáp ứng thì cần gì đến những người xung quanh chúng ta nữa?

Tiêu biểu là chúng ta muốn tránh những thử nghiệm và rắc rối nhưng Chúa lại sử dụng những điều ấy để mang con người đến với Chúa Jêsus Christ và sự cứu rỗi. Nhiều người nói rằng họ chưa từng đi qua bất kì cuộc khủng hoảng nhất định nào trong cuộc đời thì họ sẽ chẳng bao giờ nghĩ về Chúa cả. Nhiều tù nhân ở trong ngục tù đã chạy đến để cứu rỗi đức tin bởi vì phía sau họ chỉ là bức tường và họ không còn con đường nào khác ngoài Chúa.

KHÔNG LỐI THOÁT

Ngày nay có không ít khó khăn xảy đến nhưng đây là số phận của con người kể từ khi họ bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng. Gióp nói rằng “Nhưng loài người sinh ra để chịu khốn khó. Hệt như tia lửa bay vút lên không trung.”(Gióp 5:7), và vì tất cả tạo vật hiện đang bị nguyền rủa (Sáng thế ký 3:17), không ai thoát khỏi rắc rối, thử thách hoặc đau khổ. Tất cả chúng ta đều có cơ hội ngang nhau…giàu và nghèo, được cứu và bị hư mất, vậy câu hỏi là chúng ta sẽ phản ứng thế nào? Chúng ta sẽ trở nên cay đắng…hay tốt hơn vì điều đó? Nó sẽ tổn hại chúng ta hay giúp chúng ta trưởng thành? Quyết tâm của chúng ta sẽ bị suy yếu hay mạnh mẽ hơn bởi những rắc rối của cuộc sống? Đó là sự lựa chọn tùy thuộc vào chúng ta, nhưng chắc chắn, chúng ta cần Thánh Linh của Chúa để chịu đựng và không mất đi niềm vui của mình.

“Lấy thiện báo ác”

Khi Giô-sép bị ném vào tù một cách bất công, ông biết rằng họ có ý định làm điều ác nhưng ông cũng hiểu rằng “Đức Chúa Trời có ý định làm điều lành, để cứu sống nhiều người như ngày nay” (Sáng thế ký 50:20).

Giống như Giô-sép, chúng ta không bị đè bẹp hay tan vỡ bởi những thử thách, mà đúng hơn, chúng ta “vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu;  hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra” (1 Phi-e-rơ 1:6-7).

Giô-sép chắc chắn đã bị thử thách bằng “lửa”, sau khi bị bán làm nô lệ một cách bất công và bị ném vào tù, tuy nhiên, Châm ngôn 20:30 cho thấy cách Đức Chúa Trời sử dụng các vấn đề để giúp chúng ta trưởng thành trong sự thánh khiết, vì nó “thổi sạch vết thương, rửa sạch điều gian ác; đánh đòn, làm sạch các phần sâu thẳm nhất”.

Được thử thách bằng “lửa”

Chúa đang làm công việc tinh luyện của Ngài, như vàng được tinh luyện bằng lửa, nhưng lửa không có ý định thiêu đốt chúng ta mà là tinh luyện chúng ta và loại bỏ cặn bã khỏi cuộc sống.

Sứ đồ Phi-e-rơ nói với chúng ta rằng những thử thách và thử nghiệm được phép “hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra.” (1 Phi-e-rơ 1:6-7). Phi-e-rơ đang nói rằng những thử thách và đau khổ cho thấy chúng ta có đức tin thực sự từ Chúa hay không hoặc “đức tin chân thật đã được thử nghiệm của [chúng ta]”.

Thử thách dữ dội

Điều quan trọng là phải ghi nhớ mục đích của thử thách. Chúng không được tạo ra để làm chúng ta nản lòng mà để điều chỉnh đức tin của chúng ta theo cách mà không có gì khác có thể làm được.

Khi thử thách đến, hãy nhớ lời của Phi-e-rơ rằng “chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót.” (1 Phi-e-rơ 4:12-13). Mọi tín đồ đều trải qua thử thách và chắc chắn là bị bắt bớ. Điều đáng ngạc nhiên là nếu một người tuyên bố tin thì không bao giờ bị bắt bớ, thậm chí những người chưa được cứu cũng trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.

Sự bách hại

Cho dù là sự bách hại hay thử thách, “Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em” (1 Phi-e-rơ 4:13-14). Những thử thách của chúng ta có thể mang lại phước lành và phước lành là để nâng chúng ta lên và để đến gần Chúa hơn. Chúa Jêsus tuyên bố phước lành như vậy, nói rằng “Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng nhiếc, bắt bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt bớ các đấng tiên tri trước các ngươi như vậy.” (Ma-thi-ơ 5:11-12).

Tìm kiếm và Giải cứu

Sứ đồ Phi-e-rơ cũng nói rằng “thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng, và thêm sức cho.” (1 Phi-e-rơ 5:10). Điều đó có nghĩa là bất kể điều gì xảy ra, cuối cùng nó cũng sẽ qua, và “Chúa biết cách giải cứu những người tin kính khỏi cơn thử thách, và giữ những kẻ không công bình dưới hình phạt cho đến ngày phán xét” (2 Phi-e-rơ 2:9). Đây là lý do tại sao người tin Chúa có thể “Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện.” (Rô-ma 12:12). Đức Chúa Trời sẽ cung cấp một lối thoát ngay cả khi có vẻ vô vọng. Lời hứa của Ngài là “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.” (1 Cô-rinh-tô 10:13). Bất cứ điều gì/bất cứ nơi nào Ngài sai bạn đến, Ngài sẽ cung cấp một lối thoát.

TẠI SAO LẠI LÀ CON, CHÚA ÔI!

Tự kiểm tra

Có nhiều lý do gây ra rắc rối ngoài việc định hình bạn theo hình ảnh của Chúa Jêsus. Sứ đồ Phao-lô nói rằng không có gì xấu khi “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? miễn là anh em không đáng bị bỏ.” (2 Cô-rinh-tô 13:5)! Việc tự kiểm tra này không có ý làm chúng ta nản lòng hay khiến chúng ta nghi ngờ, mà đúng hơn là để xem đức tin của chúng ta có chân thật hay không. Nếu không, chúng ta có thể cầu xin Chúa giúp đức tin yếu đuối của mình (Gia-cơ 1:1-5).

Tạo sự tin cậy

Nếu chúng ta chịu đựng những thử thách và cám dỗ, chúng ta buộc phải tin cậy Chúa nhiều hơn và đặt đức tin của mình vào Ngài chứ không phải vào chính tay mình, vì vậy những thử thách và cám dỗ không nhằm mục đích phá hủy lòng trung thành của chúng ta với Chúa mà là để thử thách nó và xem chúng ta sẽ làm gì khi mọi thứ xung quanh trở nên tồi tệ.

Có những lúc tin cậy Chúa là điều khó khăn, nhưng đây cũng là cơ hội để tin cậy Chúa khi mắt chúng ta mách bảo chúng ta điều khác. Những thử thách này có thể cho chúng ta cơ hội để có đức tin mạnh mẽ hơn; phát triển đức tin của chúng ta bằng cách thực hành đức tin.

Một đức tin đáng tin cậy

Một đức tin không được kiểm chứng là một đức tin không đáng tin cậy, vì vậy khi đức tin của chúng ta bị thử thách, nó không tiết lộ bất cứ điều gì mới mẻ cho Chúa. Chúa không thử thách để biết thêm về đức tin của chúng ta… Ngài đã biết, nhưng đúng hơn, Chúa thử thách đức tin của chúng ta để chính chúng ta biết đức tin của mình mạnh hay yếu. Chỉ có đức tin được thử thách mới là đức tin đáng tin cậy.

Tách biệt khỏi thế gian

Những thử nghiệm và thách thức đột nhiên khiến mọi thứ trên thế gian trở nên bớt quan trọng hơn. Trận bóng đá không còn hứng thú với chúng ta nếu chúng ta đang ở trong thử thách. Chúng ta tập trung vào cuộc khủng hoảng và cách để được giúp đỡ… nói chung điều đó khiến chúng ta quỳ xuống và tránh xa mọi điều trong thế gian này. Ai quan tâm đến tỷ số nếu con bạn bỏ nhà đi hoặc gặp rắc rối với pháp luật?


Kết luận

Chúa cho phép mọi điều xảy đến với bạn vì mục đích và ý định tốt lành của Ngài (Rô-ma 8:28). Nếu điều đó xảy đến với bạn thì đó là điều tốt nhất cho bạn, ngay cả khi bạn không cảm thấy như vậy.

Nếu bạn chưa bao giờ tin cậy nơi Đấng Christ và Đức Chúa Trời chưa bao giờ đưa bạn đến sự ăn năn thì những thử thách trong cuộc sống này chẳng là gì so với sự phán xét đời đời sẽ giáng xuống tất cả những ai chối bỏ Đấng Christ và sự đau khổ đời đời cho đến muôn đời (Khải Huyền 21:8).

Hoặc là tin cậy nơi Ngài ngày hôm nay khi vẫn còn thời gian (Thi Thiên 95:7-8; 2 Cô-rinh-tô 6:2; Hê-bơ-rơ 13:7-15), hoặc phải đối mặt với sự phán xét sau khi chết (Hê-bơ-rơ 9:27) hoặc khi Chúa Jêsus xuất hiện (Khải Huyền 1:7, 20:12-15), cả hai đều có thể xảy ra ngày hôm nay!

Bài: Jack Wellman; dịch: Minh Dung
(Nguồn: whatchristianswanttoknow.com)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *