Oneway.vn – Khi số lượng các ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng lên mỗi ngày và nhiều quốc gia, thành phố đều đóng cửa cùng với sự thiếu hụt các nhu yếu phẩm, thì nhiều trong số họ quay lại với Thánh Kinh để tìm câu trả lời.
Nhiều người tìm kiếm những đại nạn được chép trong sách Khải-huyền. Nhưng, COVID-19 có phải là một trong số đó? Phải chăng đó là một sự phán xét của Đức Chúa Trời? Thật khó để suy xét khi chúng ta biết rất ít chi tiết về những đại nạn ấy.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn lại một loạt các tai vạ khác trong Kinh Thánh, chính là 10 tai vạ xứ Ai-cập xưa. Vậy, đại dịch COVID-19 là một sự đoán phạt giáng trên chúng ta như các tai vạ là sự đoán phạt dành cho Ai-cập?
10 tai vạ được ký thuật trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký
Tuyển dân của Đức Chúa Trời, dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ trong xứ Ai-cập khoảng 400 năm. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã có kế hoạch giải cứu họ. Ngài sai tôi tớ Ngài là Môi-se đến yết kiến cùng Pha-ra-ôn, vua Ai-cập để yêu cầu Pha-ra-ôn cho dân Chúa đi. Dĩ nhiên, Pha-ra-ôn không nghe. Vì lẽ đó, Đức Chúa Trời giáng cho Ai-cập tai vạ đầu tiên đó là nước biến thành máu:
“Lòng Pha-ra-ôn vẫn cứng cỏi, không chịu nghe Môi-se và A-rôn, đúng như lời Đức Giê-hô-va đã phán.Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Lòng Pha-ra-ôn đã chai cứng; vua ấy từ chối, không chịu để dân chúng ra đi. Hãy đến gặp Pha-ra-ôn vào buổi sáng, lúc vua đi ra bờ sông. Hãy đợi vua bên bờ sông… Con hãy tâu với vua rằng Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của dân Hê-bơ-rơ đã sai tôi đến gặp bệ hạ và thưa với bệ hạ: Hãy để cho dân Ta đi để chúng phụng sự Ta trong hoang mạc; nhưng đến bây giờ bệ hạ vẫn không vâng lời. Vì thế, Đức Giê-hô-va phán: Bởi việc nầy ngươi sẽ biết Ta là Đức Giê-hô-va. Nầy, tôi sẽ lấy cây gậy trong tay tôi mà đập xuống nước sông, và nước sẽ biến thành máu.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 7:13-17)
Sau tai vạ thứ nhứt, Đức Chúa Trời giáng thêm tai vạ nữa đó chính là ếch nhái. Lần này, Pha-ra-ôn cầu xin tai vạ ấy chấm dứt và nói sẽ để cho dân Y-sơ-ra-ên đi. Tuy nhiên, ngay khi tai hoạ vừa qua đi, Pha-ra-ôn liền đổi ý và một lần nữa từ chối không cho dân Chúa đi.
Và cứ thế, chu kỳ này cứ tái diễn. Môi-se cứ thuật lại cảnh cáo của Chúa, còn Pha-ra-ôn thì từ chối. Đức Chúa Trời tiếp tục giáng một tai vạ, rồi Pha-ra-ôn ăn năn, nhưng sau đó lại từ chối. Một tai vạ khác nữa lại đến. Cuối cùng, 10 tai vạ đã bị giáng xuống xứ Ai-cập trước khi Pha-ra-ôn chịu để dân Chúa đi. Những tai vạ ấy là:
1. Nước sông biến thành máu
2. Ếch nhái
3. Rận hoặc muỗi
4. Ruồi nhặng
5. Súc vật bị chết
6. Ung nhọt
7. Mưa đá
8. Châu chấu
9. Sự tối tăm
10. Mọi con đầu lòng bị chết
Vậy thì, mục đích của Chúa là gì qua những tai vạ này? Ngài đã lặp lại nhiều lần rằng: “Để các con biết rằng Ta là Đức Giê-hô-va (Xuất 10:2). Và không có của cải, quyền lực hay thần nào của Ai-cập có thể ngăn cản Đức Chúa Trời. Vì vậy, Chúa đã hoàn thành mục đích của Ngài để giải cứu dân sự của Chúa khỏi Ai-cập và đưa họ vào Đất Hứa.
COVID-19 là gì?
Không còn là một sự kiện xảy ra từ hàng ngàn năm trước, đại dịch COVID-19 được đề cập đây đang diễn ra lúc này. COVID-19 thường được biết đến với tên gọi khác là “Vi-rút Corona,” là một trong số những vi-rút chủng Corona. Thực tế, tên khoa học là SARS-CoV-2, nhưng COVID-19 là tên gọi tắt của dịch bệnh vi-rút Corona năm 2019.
COVID-19 gây hoảng loạn không phải bởi tình hình hiện tại mà do dự báo lây lan các ca bệnh tăng theo cấp số nhân và khả năng áp đảo nhân viên, thiết bị và nguồn viện trợ y tế của nó.
Trong tình hình COVID-19 tiếp tục lan rộng, các chuyên gia cũng không thể đưa ra dự đoán chính xác khi nào dịch bệnh này chấm dứt.
Phải chăng COVID-19 hôm nay là một ‘phiên bản’ của 10 tại vạ xứ Ai-cập?
Có vài sự khác biệt chính giữa COVID-19 và 10 tai vạ xứ Ai-cập.
Đầu tiên, Đức Chúa Trời đặc biệt báo trước về những tai vạ trước khi chúng xảy ra và cho vua Pha-ra-ôn một cơ hội để ăn năn. Ngày nay, COVID-19 dường như đang diễn ra như một cơn đại dịch điển hình – xảy ra đột ngột và không thể ngờ trước.
Thứ hai, 10 tai vạ chỉ giáng xuống xứ Ai-cập, thậm chí dân Y-sơ-ra-ên sống ngay bên cũng được giữ an toàn (những người được giữ lễ Vượt Qua.) Trái lại, cho đến nay COVID-19 đã tấn công hầu hết mọi quốc gia trên địa cầu này.
Thứ ba, 10 tai vạ xảy đến theo một loạt các tai vạ ngày càng tồi tệ. Còn COVID-19 là một cơn dịch đơn lẻ, mặc dù xảy ra song song với các thảm hoạ thiên nhiên khác, và như một trường hợp thường lệ chứ không xảy ra cùng với đại dịch bệnh nào khác.
Trọng tâm của việc so sánh giữa COVID-19 và 10 tai vạ không nằm ở những tương đồng bên ngoài nhưng nằm ở những ý nghĩa thuộc linh và cảm xúc bên trong.
Khi chúng ta tự hỏi phải chăng COVID-19 giống với 10 tai vạ xứ Ai-cập, thì về bản chất, điều chúng ta đang băn khoăn chính là: có phải Đức Chúa Trời giáng COVID-19 xuống để trừng phạt chúng ta và khiến cho chúng ta ăn năn?
Đức Chúa Trời đã giáng COVID-19 xuống để trừng phạt chúng ta?
10 tai vạ tại Ai-cập có một mục tiêu rõ ràng: Khiến Pha-ra-ôn để cho dân Chúa đi. Chúng được báo trước, chúng đã xảy ra và chỉ ảnh hưởng đến người Ai-cập.
Ngược lại, COVID-19 đến không báo trước thậm chí cũng không giống cách Môi-se công khai yết kiến Pha-rô-ôn. Hơn nữa, dịch bệnh này ảnh hưởng đến cả người tin lẫn người không tin. Và nếu đó là một sự đoán phạt của Chúa trên chúng ta, vậy thì Ngài đòi hỏi điều gì? Dĩ nhiên, luôn có điều gì đó khiến tội nhân có thể ăn năn.
Tuy nhiên, trong những thời kỳ của Kinh Thánh, như suốt 10 tai vạ hay khi Đức Chúa Trời cảnh báo phá huỷ thành Ni-ni-ve (xem sách Giô-na), Ngài đã cho con người lời cảnh cáo về những gì Ngài sẽ làm nếu con người không ăn năn. Theo như chúng ta biết, Đức Chúa Trời không bày tỏ sự giận dữ trên bất kỳ điều cụ thể nào mà chúng ta cần ăn năn.
Đáng chú ý, dù đại dịch COVID-19 đang gây chấn động cho chúng ta, nhưng những đại dịch như vậy cũng không có gì mới trong lịch sử. Cách đây không lâu, dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1819-1919 đã lây nhiễm cho khoảng ⅓ dân số thế giới và cướp đi đến hơn 50 triệu sinh mạng.
Bên cạnh đó, các bệnh khác như đậu mùa và dịch tả cũng có thời kỳ hoành hành. Thực tế, theo tổ chức y tế thế giới WHO báo cáo rằng dịch tả đã gây ra 21,000-143,000 ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Thậm chí bây giờ, WHO còn ước tính rằng bệnh cúm theo mùa cũng cướp đi 290,000 đến 650,000 mạng sống mỗi năm, và tính đến nay con số này đã gấp khoảng 15 đến 30 lần so với thiệt hại về mạng mà COVID-19 gây ra.
Mặt khác, đại dịch tồi tế nhất trong lịch sử gần đây nhất đó dịch hạch hay còn gọi là Cái chết Đen của thế kỷ 15 đã cướp đi sinh mạng của 25-50 triệu người, chiếm hơn một nửa (khoảng ¾) dân số châu Âu.
Mức độ dân số đã mất khoảng 200 năm để quay lại con số trước đó. Văn học thời trung cổ và nghệ thuật thời đó đã phản chiếu một lượng lớn của tỉ lệ mắc bệnh và đưa ra nhiều suy đoán về thời kỳ cuối cùng của thế giới.
Vấn đề ở đây là cơn đại dịch này không phải là một hiện tượng mới xuất hiện, hay chỉ về sự xét đoán cụ thể dành cho chúng ta. Trước đây, nhiều cơn đại dịch khác đã hoành hành cách khủng khiếp nhưng rồi cuối cùng thế giới vẫn được phục hồi.
Và giả thuyết cho rằng Đức Chúa Trời đang trừng phạt chúng ta qua đại dịch COVID-19 không phải là kết luận hợp lý nhất.
Tại sao xảy ra đại dịch COVID-19?
Chúng ta không biết, nhưng thay vì tuyệt vọng và xem nó như sự trừng phạt của Đức Chúa Trời thì chúng ta nên tận dụng thời gian này để suy ngẫm và cầu nguyện. Điều gì quan trọng nhất? Có người nào trong cuộc sống mà chúng ta nên hoà giải không? Hay có ai đó chúng ta có thể bày tỏ tình yêu của Chúa với họ trong thời gian thử thách này? điiều gì trong mối liên hệ của chúng ta với Chúa mà chúng ta còn đang chần chờ giải quyết?
Những khoảng thời gian như vậy nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống thật sự mong manh thể nào và vượt khỏi tầm kiểm soát chúng ta nhường bao. Không những vậy, chúng ta còn được nhắc nhở về nơi sự sống đời đời được tìm thấy và Đấng đang kiểm soát mọi điều. Chúng ta phải đặt đức tin nơi Chúa và theo Ngài. Con cái của Chúa đã đang đứng vững qua nhiều cơn bão, hãy để đây là thời điểm chúng ta chiếu ra sự sáng của Chúa cho phần còn lại của thế giới, cũng như mang đến hy vọng trong thời kỳ loạn lạc này.
Đức Chúa Trời biết điều gì đang và sẽ xảy ra, và Ngài cũng yêu chúng ta nhiều đến nỗi chết thay cho chúng ta. Hãy nghỉ an trong sự yêu thương Ngài.
Bài: Alyssa Roat; Dịch: Sophie
(Nguồn: crosswalk.com)
Leave a Reply