12 sứ đồ theo Chúa Jesus, có ai chết vì Phúc âm?

Oneway.vn – Bạn sẽ không nghĩ rằng họ là những người Chúa Jesus sử dụng để truyền bá Phúc âm ra cả thế giới. Họ không có gì đặc biệt hay nổi trội. Mười hai sứ đồ chỉ là những người đàn ông bình thường. Nhưng Chúa Jesus đã khiến họ trở nên trụ cột của Hội Thánh và giao cho họ nhiệm vụ phi thường nhất: kêu gọi toàn thế giới, kể cả đế chế hùng mạnh nhất, hãy ăn năn và tin vào Đấng Christ. Chắc chắn bất kỳ công dân La Mã thế kỷ thứ nhất có học thức nào cũng sẽ cười nhạo những ai tin rằng trong vòng ba thế kỷ, Cơ Đốc giáo sẽ là tôn giáo chính thức của đế chế.

Nhiều người tự hỏi 12 sứ đồ đã qua đời như thế nào. Tân Ước chỉ kể về số phận của hai sứ đồ: Giu-đa, kẻ phản bội Chúa Jesus cuối cùng đã treo cổ tự tử, và Gia-cơ là con trai của Xê-bê-đê đã bị Hê-rốt xử tử vào khoảng năm 44 SCN (Công vụ 12: 2). Hãy xem mỗi sứ đồ đã bước ra truyền giáo như thế nào và có bao nhiêu sứ đồ đã qua đời vì đức tin.

Các sứ đồ đã qua đời như thế nào?

Các sứ đồ đã ra đi khắp nơi để rao truyền sứ điệp Đấng Christ phục sinh. Họ đã chia ra để đi khắp thế giới để tất cả mọi người đều có thể nghe về Chúa Jesus. Họ đã hy sinh rất nhiều vì đức tin, và hầu hết đều bị giết cách dã man vì lời chứng của họ.

Phi-e-rơ và Phao-lô: Cả hai đã tử đạo ở Rô-ma khoảng năm 66 SCN, trong cuộc đàn áp dưới thời Hoàng đế Nê-rô. Phao-lô bị chặt đầu. Phi-e-rơ bị đóng đinh ngược theo yêu cầu của ông, vì ông thấy mình không xứng đáng được chết theo cách giống như Chúa Jesus.

Anh-rê: Ông đã đến “vùng đất của những kẻ ăn thịt người”, ngày nay là Liên Xô. Cơ Đốc nhân ở đó tuyên bố ông là người đầu tiên mang Tin Lành đến vùng đất của họ. Ông cũng giảng dạy ở Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, tại đây người ta cho rằng ông đã bị đóng đinh.

Thô-ma: Ông hoạt động mạnh nhất ở khu vực phía đông Sy-ri. Ông đã giảng dạy ở tận phía đông như Ấn Độ, nơi các Cơ Đốc nhân Marthoma cổ đại tôn ông là người thành lập Hội Thánh. Họ cho rằng ông đã chết ở đó khi bị bốn người lính đâm giáo xuyên qua người.

Phi-líp: Ông có một chức vụ mạnh mẽ ở Carthage, Bắc Phi và sau đó là Tiểu Á, nơi ông đã thay đổi tấm lòng vợ một thống đốc La Mã. Để trả thù, thống đốc đã bắt Phi-lip và giết ông cách tàn nhẫn .

Ma-thi-ơ: Là người thu thuế và người giảng Tin Lành, hoạt động tại ở Ba Tư và Ethiopia. Báo cáo lâu đời cho nói rằng ông không tử đạo, nhưng một số khác nói rằng ông đã bị đâm chết ở Ethiopia.

Ba-tô-lô-mê: Ông có những chuyến truyền giáo rộng rãi: đến Ấn Độ cùng Thô-ma, trở lại Armenia, cả đến Ethiopia và Nam Ả Rập. Có nhiều tường thuật khác nhau việc ông tử đạo cho Phúc âm.

Gia-cơ: Ông được cho là đã hoạt động truyền giáo ở Syria. Nhà sử học Do Thái Josephus báo cáo rằng ông đã bị ném đá và bị đánh cho đến chết.

Si-môn Xê-lốt: Ông truyền đạo ở Ba Tư và bị giết khi từ chối tế lễ cho thần mặt trời.

Ma-thia : Là sứ đồ được chọn để thay thế Giu-đa. Ông được gửi đến đến Syria với Anh-rê và bị thiêu đến chết.

Giăng: Là người duy nhất chúng ta cho rằng đã chết cái chết tự nhiên vì tuổi già. Ông dẫn dắt Hội Thánh trong khu vực Ê-phê-sô và đã chăm sóc Ma-ri, mẹ Chúa Jesus tại nhà ông. Trong cuộc đàn áp của Domiti vào giữa những năm 90, ông bị đày đến đảo Patmos. Ở đó, ông đã viết sách cuối cùng của Tân Ước – Khải Huyền. Truyền thống Latin xưa đã giúp ông thoát được việc bị ném vào dầu sôi ở Rô-ma.

Lời kết 

Tên của các sứ đồ đã trở thành những cái tên phổ biến nhất cho nam giới tại phương Tây. Ít nhất bốn sứ đồ là ngư dân. Đây là một phần lý do một trong những biểu tượng Cơ Đốc giáo sớm và nổi bật nhất là con cá. Cá, tiếng Hy Lạp là ichthus, là những chữ đầu của: Iesous Christos Theou Uios Soter, có nghĩa là “Đức Chúa Jesus Christ, Con Một Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Thế”.

Sau khi các môn đồ qua đời, chưa có nhân vật truyền giáo nào vĩ đại với tầm vóc của Phao-lô. Tuy nhiên, đức tin đã tiếp tục lan truyền đầy quyền năng và mạnh mẽ, mặc dù Cơ Đốc giáo từng bị tuyên bố là một tôn giáo bất hợp pháp.

 

Dịch: Jasmine

(nguồn: christianity.com)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *