Oneway.vn – Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa (Philippians/Phi-líp 2:3-4).
Xung đột trong các mối quan hệ là một điều thường thấy, kể cả các cặp vợ chồng. Việc học cách giải quyết mà không gây tổn thương tình cảm là rất quan trọng.
Suy nghĩ đầu tiên về việc giải quyết những bất đồng với người phối ngẫu dường như là bất khả thi. Nhưng nếu chúng ta thực hiện bốn bước sau đây, không những có thể cải thiện khả năng giải quyết bất đồng, mà còn có thể làm giảm những tổn thương tình cảm.
Bốn bước giải quyết mâu thuẫn mà không để lại tổn thương tình cảm:
1. Cho nhau thời gian
Đối với các cặp vợ chồng, tranh cãi là lúc cảm xúc bị đẩy lên. Điều đó khiến chúng ta mất đi sự sáng suốt, nên việc cho nhau thời gian riêng tư có thể giúp cảm xúc cân bằng trở lại. Nhưng nhớ một điều là đừng bao giờ rời đi mà không báo trước hay chưa đạt được thỏa thuận về việc thảo luận vào thời điểm khác.
2. Trò chuyện để hiểu rõ nhu cầu ngầm của nhau
Không thể giải quyết bất đồng khi chưa có bước tiến từ xung đột căng thẳng sang giao tiếp hiệu quả. Nói cách khác, chúng ta cần vượt qua những tranh cãi và ích kỷ bản thân để có một cuộc trò chuyện thật sự. Cách tốt nhất để làm điều này là trong James/Gia-cơ 1:19. “…người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận”. Hãy bắt đầu với tâm thế lắng nghe và thấu hiểu. Khi bạn cố gắng để làm rõ xung đột, hãy thuật lại bằng từ ngữ của mình, và đứng vào vị trí của người còn lại. Chủ động lắng nghe và thấu hiểu những gì người ấy đang nói. Điều này sẽ làm quá trình chậm lại và để mỗi người cảm nhận sự lắng nghe và thấu hiểu.
Sau khi cuộc trò chuyện đã đi theo hướng mau nghe chậm nói, hãy thử khám phá nhu cầu kín giấu của người kia. Giải quyết những nhu cầu kín giấu là rất cần thiết khi tiến tới một giải pháp. Để khám phá những nhu cầu đó, sẽ có thể hữu ích khi đặt câu hỏi như, “Điều gì đang thực sự xảy ra?” hoặc “Phải thay đổi hay làm điều gì để đáp ứng nhu cầu của anh/em?”
3. Tạo ra giải pháp “win-win” (cùng thắng)
Khi cảm xúc đã ổn định và có được một cuộc giao tiếp mang tính xây dựng, bước thứ ba trong việc giải quyết mâu thuẫn là tìm ra giải pháp “win-win”. Điều này không nhất thiết phải mang nghĩa là thỏa hiệp. Vì đôi khi việc thỏa hiệp đem đến giải pháp nhanh chóng nhưng không một ai hài lòng với kết quả. Hơn nữa, các vấn đề cốt lõi có thể bị bỏ qua. Thay vào đó, trong một giải pháp “win-win”, sẽ giúp nhu cầu của cả hai được đáp ứng. Các giải pháp win-win có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau. Các phương pháp như “brainstorming”(động não) và “pros vs cons”(lợi với hại) rất hiệu quả.
4. Cam kết
Sau khi đưa ra giải pháp “win-win”, quá trình giải quyết sẽ không thể hoàn tất nếu không thật sự tha thứ. Bước này rất quan trọng vì tổn thương tình cảm có thể xảy ra khi sự tức giận và oán giận tiếp diễn sau khi xung đột kết thúc. Dù vẫn có thể bị tổn thương sau khi tranh cãi đã kết thúc, nhưng quan trọng là đừng để lại sự giận dữ của mình sau khi mặt trời lặn (Ephesians/Ê-phê-sô 4:26). Vì vậy, hãy cố gắng nhìn nhận vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề và tha thứ.
Còn nếu mọi biện pháp đều thất bại…
Nếu sau tất cả mọi nỗ lực giải quyết xung đột đều không thành công hoặc bạn đã kiệt sức vì căng thẳng về thể chất cũng như cảm xúc, có lẽ đã đến lúc tìm một người (ví dụ như chuyên gia tâm vấn hoặc mục sư) có thể can thiệp và giúp hòa giải. Hãy nhớ rằng: “Đường lối của kẻ ngu muội vốn ngay thẳng theo mắt nó; Còn người khôn ngoan nghe lời khuyên dạy” (Proverbs/Châm-ngôn 12:15).
Jane Nguyễn dịch
Nguồn: 1.cbn.com
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!