5 cách tôn vinh Đức Chúa Trời để giữ trọn niềm vui trong sự phục vụ

Oneway.vn – Rebekah Kolenda tốt nghiệp Trường Mục Vụ Brownsville Revival và đây cũng là nơi cô đã gặp chồng mình, Mục sư Daniel (chủ tịch của Christ for All Nations, do Reinhard Bonnke sáng lập). Cô là một người mẹ ở nhà cùng với bốn đứa con và cô đã chia sẻ kinh nghiệm về 5 cách tôn vinh Đức Chúa Trời để giữ trọn niềm vui trong sự phục vụ.

Gia đình Rebekah Kolenda và Mục sư Daniel năm 2014

Chồng của tôi đã chứng kiến hàng triệu người tiếp nhận Chúa trong hơn 60 quốc gia thuộc 5 lục địa trên thế giới, điều này có nghĩa là anh ấy đã đi rất nhiều nơi. Trong khi đó, phải có người lo cho con cái, chăm sóc nhà cửa và người đó chính là tôi. Tôi dành hầu hết thời gian để nuôi dạy con cái và chăm lo cho người thân trong gia đình mình.

Kết quả là tôi đã khám phá ra rằng, một số người nghĩ tôi sẽ trở nên cay đắng và ganh tỵ với những chuyến đi liên tục xuyên quốc tế của chồng mình, nhưng đó không phải là vấn đề.

Tôi không cho mình là một chuyên gia, nhưng trên chặng đường này, tôi học được một vài bài học đáng giá từ Đức Thánh Linh và qua những người cố vấn đáng kính. Tôi tin mình có thể cô đọng những bài học đó bằng một từ: “Tập Trung”. Dưới đây là mục tiêu để tôi tập trung vào:

1. Những phần tốt

Điều chúng ta chọn để tập trung là rất quan trọng. Thay vì nghĩ đến sự cô đơn hay ước gì mình cũng được đi, tôi có thể chọn tập trung vào ngày sum họp tuyệt vời mà chúng tôi sẽ có cùng nhau khi chồng trở về nhà. Thay vì chú ý vào yêu cầu của chức vụ, tôi có thể chọn nhìn thấy niềm vinh dự và phước hạnh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng tôi vì đó là tiếng gọi.

Nhiều năm trước, một người bạn thân của tôi là vợ của một Mục sư (vị Mục sư này cũng thường xuyên đi công tác) đã cho tôi vài lời khuyên tuyệt vời: “Con cái của bạn giống như những tấm gương soi. Chúng sẽ phản ánh những gì nhìn thấy được ở bạn”. Tôi nhớ kỹ điều này và cố gắng giữ sự lạc quan ngay cả khi mọi thứ không hoàn hảo. Thật lạ là khi bạn chỉ cần giữ được một cái nhìn tích cực là có thể làm sáng sủa một ngày của bạn và cho cả gia đình bạn nữa.

2. Chất lượng hơn số lượng

Khi gia đình chúng tôi không thể dành thời gian cho nhau, chúng tôi cố gắng tận dụng thì giờ có thể. Điều này không xảy ra mà thiếu sự tĩnh nguyện. Chúng tôi ưu tiên thì giờ tĩnh nguyện, cầu nguyện ăn uống và cam kết trong các hoạt động cùng nhau. Chúng tôi lên lịch hẹn hò buổi tối cho chồng và tôi cũng như “Ngày Hẹn Với Bố” để cho các con có được thì giờ trò chuyện riêng tư từng đứa một với Cha của chúng. Có thể chúng tôi không có được nhiều thì giờ với nhau, nhưng chúng tôi tận hưởng những giây phút có được bên nhau và hết sức trân trọng chúng.

3. Mục đích đời đời

Mặc dù tôi phải giữ vai trò cân bằng mọi thứ trong gia đình của mình, tôi cảm nhận được tiếng gọi mà Chúa dành cho mình cũng nhiều như chồng tôi vậy. Tôi nhận ra những đóng góp quan trọng của mình trong việc hoàn thành tiếng gọi mà Đức Chúa Trời dành cho chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ tiếng gọi và trách nhiệm. Tôi không thường xuyên có mặt bên chồng của mình mỗi khi anh ấy thi hành chức vụ, nhưng tôi nhận ra rằng nếu tôi không tập trung vào tiếng gọi làm mẹ và làm vợ, thì tiếng gọi truyền giáo của chồng tôi sẽ phải gánh nhiều sự khó nhọc lớn.

Điều này có khó không? Có chứ. Nhưng khi các con đến cùng tôi khóc lóc và nói rằng chúng nhớ Cha của mình, chúng tôi coi đó là cơ hội để cầu nguyện cho anh ấy. Tôi cảm thấy được yên ủi khi biết rằng Chúa biết rõ từng giọt nước mắt và sự hy sinh mà chúng tôi phải chịu. Một ngày nào đó, chúng tôi sẽ nhìn thấy đó là những điều có giá trị vô cùng. Bằng cách tập trung vào mục đích đời đời ở trong chức vụ, chúng tôi thấy mọi thứ đều ở đúng vị trí của nó.

4. Đức Chúa Trời là Cha và là Chồng

Khi tôi tiễn chồng của mình ở sân bay hay hôn tạm biệt anh ấy, ngay lập tức tôi cầu nguyện và tập trung vào Đức Chúa Trời là Chồng và là Cha của chúng tôi. Khi tôi làm như vậy, tôi có thể cảm thấy một sự khác biệt rõ ràng. Tôi đang nói rằng: “Hãy bỏ tay ngươi ra, ma quỷ! Chúng ta thuộc về nhà Vua”. Khi tôi tập trung vào Đức Chúa Trời là Cha và là Chồng, tôi cảm thấy sức ép vơi dần vì tôi thấy bình an với nhận thức rằng Ngài đang tể trị mọi sự. Điều đó được gọi là “Tin Cậy” và “Yên Nghỉ”. Và tôi khám phá được rằng đó là sự khác biệt.

dscn0012

5. Hãy tự chăm sóc bản thân

Trước tiên, điều này nghe có vẻ ích kỷ, nhưng nếu bạn không chăm sóc bản thân, bạn không cho người thân thấy được bạn đang ổn thì làm sao bạn có thể chăm sóc người khác. Nó giống như ở trên một chiếc máy bay khi có thông báo thiếu ô-xy thì trước tiên bạn phải đeo mặt nạ ô-xy cho chính mình rồi mới có thể giúp đỡ người khác được.

Ma quỷ sẽ rất vui khi thấy bạn chán nản và thất vọng về mình. Điều này sẽ làm hư hỏng gia đình bạn và mở cửa cho sự suy thoái và căng thẳng, cho nên bạn cần phải dành thời gian cho bản thân.

Điều này sẽ trông như thế nào? Nó giống như việc tập thể dục và ăn uống điều độ, ngay cả khi bạn cảm thấy cô đơn. Giống như được tắm nước nóng và trang điểm vậy, ngay cả khi không có ai nhìn thấy bạn. Có nghĩa là hãy tìm cách dành thời gian cá nhân, đặc biệt, và quan trọng hơn hết, dành thời gian cầu nguyện. Đây là chỗ bạn có thể tìm thấy nguồn sinh lực. Chăm sóc bản thân là điều quan trọng, không chỉ cho bản thân, mà còn cho những người yêu thương và lệ thuộc vào bạn nữa. Hãy giữ cho tấm lòng luôn vui vẻ và tâm trí luôn bận rộn, bạn sẽ sớm nhận ra cuộc sống không có nhiều thời gian dành cho sự tiêu cực.

Áp dụng các nguyên tắc này, tôi đã có thể giữ được thái độ đúng mực cũng như một hôn nhân lành mạnh và bình an cho đời sống gia đình mình. Khi thách thức đến và khó khăn xuất hiện, tôi nương cậy nơi Chúa và tập trung vào những câu Kinh Thánh ưa thích: “Hãy vững lòng bền chí; chớ sợ chi và chớ kinh-khủng trước mặt các dân đó: vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi; Ngài chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ-bỏ ngươi đâu. (Phục Truyền 31:6)

Người dịch: Thiên ÂnNguồn: charismamag.com


Posted

in

, ,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *