6 sai lầm lớn nhất về Kinh Thánh và Chúa

Oneway.vn – Bạn có đang xem xét việc xem phim mùa lễ tết? Bạn định kiến nhiều bộ phim ở rạp, thậm chí cả diễn viên, đạo diễn. Không sao. Đó là cách chúng ta lựa chọn hàng ngày, dựa trên thông tin và kinh nghiệm quá khứ.

Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta “kết luận” về Đức Chúa Trời dựa trên tin đồn, sự đánh giá của người khác cùng những suy nghĩ sai lầm khiến mọi người tránh xa Lời Chúa – Kinh Thánh? Dưới đây là 6 trong số quan niệm sai lầm lớn nhất về Kinh Thánh, tạo ấn tượng lâu dài và sai lạc về Đức Chúa Trời.

1. Những câu chuyện trong Kinh Thánh rất bạo lực, suy ra Đức Chúa là bạo lực

Vâng, có những câu chuyện bạo lực trong Kinh Thánh. Thậm chí có cảm giác Cựu Ước như một danh sách vô tận ‘hồ sơ thương vong’ của những trận chiến lớn và không ngừng đổ máu (Joshua/Giô-suê; Judges/Các Quan Xét… và một số câu chuyện có ‘tính bạo lực cao’).

Nhưng lý do cho những cái chết này là gì? Câu hỏi lớn hơn là: Tại sao Đức Chúa Trời lại giúp dân Do Thái quét sạch kẻ thù của họ?

Và nhiều câu chuyện khác nữa…

Genesis/Sáng Thế Ký 3:15 là một trong số câu Kinh Thánh nền tảng dựng nên câu chuyện của toàn bộ Kinh Thánh. Không chỉ có một ‘hạt giống’ được hứa hẹn, nhưng câu này còn là lời tuyên chiến: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”.

Vài giờ sau sự sa ngã của người nam và người nữ đầu tiên, kế hoạch cứu chuộc đầy ân  điển đã được tiết lộ: ‘hạt giống’ sẽ mang lại công lý cho gia đình Adam/A-đam và Eva/Ê-va.

Nhưng nó không nhanh chóng cũng không dễ dàng. Đức Chúa Trời đã mất thời gian (#4.000 năm) cho loài người tự do chiến đấu. Đức Chúa Trời trung tín bảo vệ lời hứa của Ngài, bảo vệ ‘hạt giống’, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đối đầu với những người cố gắng phá hủy nó.

Khi bạn hiểu ‘hạt giống’ và lời hứa về sự cứu chuộc của Ngài, thì các trận chiến của Kinh Thánh bắt đầu có ý nghĩa. Nếu Chúa không phải là kẻ bắt nạt mà là người bảo vệ?

2. Kinh Thánh là ngẫu nhiên

Chắc chắn, việc biên soạn các sách thi thoảng có vẻ lộn xộn – các sách lịch sử tiếp theo các sách thơ văn, sau đó là loạt sách tiên tri. Và Kinh Thánh hiện đại của chúng ta không chính xác theo thứ tự thời gian – điều này có thể tạo ra những thách thức.

Nhưng với cái nhìn toàn cảnh về bức tranh lớn của Kinh Thánh và sự hiểu biết về chiến lược ‘hạt giống’, Kinh Thánh trở nên ít ngẫu nhiên hơn, mà giống phim trinh thám hay phim hành động hơn.

3. Cựu Ước và Tân Ước không thống nhất

Tại sao đột nhiên sự giết chóc hầu như chấm dứt ngay khi chúng ta bước vào Tân Ước? Tại sao lại có sự thay đổi chiến lược, từ tiêu diệt thành yêu thương kẻ thù?

Một lời giải thích rõ ràng là ‘hạt giống’ cuối cùng cũng đã đến! – Chúa Jesus đã hoàn thành vai trò được báo trước trong Sáng Thế ký chương 3.

Lý do Cựu Ước và Tân Ước có vẻ không thống nhất là vì chiến lược của Đức Chúa Trời đã thay đổi.

Chiến lược Cựu Ước (Sáng Thế Ký 3:15) khiến ‘hạt giống’ hứa hẹn được nảy nở bằng mọi giá. Chiến lược Tân Ước không phải để bảo vệ ‘hạt giống’. Thay vào đó là thời gian để hạt giống chết!

Đấng Christ đã chết rồi được phục sinh, sau đó trở về Thiên Đàng. Hạt giống đã hoàn thành sứ mệnh, không cần phải chiến đấu nữa. Chiến lược Sáng Thế Ký 3:15 đã tiến triển thành chiến lược Giăng/John 3:16 – chia sẻ thông điệp về hy vọng và sự sống.

4. Những lời tiên tri khó hiểu và đáng sợ

Có một số sự thật ở đây. Sách Khải Huyền sâu sắc và đáng sợ, có thể gợi lên cảm xúc sợ hãi, bối rối. Khải Huyền nói lên một mùa trong tương lai khi mọi thứ ‘nóng’ trở lại. Sẽ có sự trở lại của chiến tranh trước khi đòn trí mạng cuối cùng đến với con rắn (lời hứa từ Sáng Thế Ký 3:15 cuối cùng cũng sẽ được hoàn tất).

Khải Huyền cũng thuộc về bản chất dường như ngẫu nhiên của Kinh Thánh. Tại sao sau Cựu Ước, trái đất lại bước vào một mùa hòa bình và ân sủng, sau đó lại bị đoán phạt?

Hãy xem Khải Huyền là một trong 3 “công vụ” của Kinh Thánh: Giao ước cũ, Giao ước mới và Giao ước tương lai (Khải Huyền).

Tân Ước không phải sự thay đổi căn bản từ Cựu Ước, mà là một cảnh giữa, trước trận chiến cuối cùng dẫn đến sự phục hồi của tất cả mọi thứ. Với thời gian và nghiên cứu, độc giả Kinh Thánh có thể tìm hiểu thêm về những lời tiên tri này. Nhưng việc xem xét tổng thể bức tranh lớn của Kinh Thánh có thể rất ích lợi.

5. Tôi không thể đọc Kinh Thánh

Chúng ta đều biết Kinh Thánh có 11 tỷ từ, thậm chí có người cả đời cũng không thể đọc hết? Thật ra Kinh Thánh chỉ có 783 ngàn từ, so với độ dài của 10 quyển tiểu thuyết. Bạn có thể đọc nó trong 60 ngày, chỉ 1 giờ mỗi ngày. Và nếu bạn nghe chỉ mất khoảng 75 phút/ngày/60 ngày. Rất đơn giản. (Và nghe đọc Kinh Thánh là khái niệm của chính Kinh Thánh. Xem Deuteronomy/Phục Truyền Luật Lệ Ký 31; Giô-suê 8, 2 Kings/II Các Vua 23 và Nehemiah/Nê-hê-mi 8).

6. Tôi không hiểu Kinh Thánh

Các “học giả Kinh Thánh” đôi khi hơi quá khi đưa ra ý tưởng rằng phải mất 8 năm đại học và 10 năm trong hang động mới có thể hiểu được Kinh Thánh. Ai mà có thời gian cho điều đó?

Và nếu bạn từng thử một kế hoạch đọc Kinh Thánh 365 ngày – kiểu nhảy lò cò – Kinh Thánh thậm chí còn có vẻ rời rạc hơn. Các nghiên cứu sâu rất quan trọng, nhưng có thể khiến chúng ta nghĩ mình phải hoàn toàn hiểu mọi khía cạnh của mỗi câu trong Kinh Thánh mới có thể thưởng thức Lời Chúa. Bạn không cần biết hết mọi thứ mới có thể học được nhiều thứ. Vì vậy, điều gì đang cản trở bạn?

Đừng xem phim. Hãy đọc Kinh Thánh!

Khi bạn nghe một bộ phim có tính “bạo lực điên cuồng”, hay “được đạo diễn bởi một con bò”, thì rất tốt khi tránh xa các phương tiện truyền thông không gây dựng đời sống bạn. Nhưng những quan niệm sai lầm về Kinh Thánh có thể khiến bạn không đọc Lời Chúa – có thể khiến bạn không nhìn thấy bức tranh lớn, không biết một Đức Chúa Trời đầy quyền năng và yêu thương.

Vì vậy, đừng dựa vào tin đồn, vào bảng xếp hạng hay bất cứ điều gì có vẻ phán xét Kinh Thánh; cũng đừng dựa vào đánh giá của tôi, mà hãy tự trải nghiệm việc đọc Kinh Thánh.

Bạn có thể đọc toàn bộ Kinh Thánh trong 60 ngày, mỗi ngày một tiếng. Kế hoạch đọc và bình luận miễn phí của tôi sẽ giúp bạn thấy một cốt truyện hay về công cuộc sáng tạo.


BOX:

Ông Jeff Anderson là người giảng và viết về việc đồng đi với Chúa – các tác phẩm có thể dẫn dắt bạn và gia đình đến đức tin sâu sắc hơn – là tác giả của các quyển Plastic Donuts, Divine Applause Power Read the Bible.


Hadassah Phạm dịch

(Nguồn:

churchleaders.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *