9 lợi ích của việc đi nhà thờ

Oneway.vn – Rồi chúng ta có thể vui mừng nói: “Ôi, hãy cùng tôi tán tụng Chúa, chúng ta hãy cùng nhau tôn cao danh Ngài!(Thi thiên 34:3).

Các mục sư không cần các bảng khảo sát và phiếu thăm dò ý kiến để cho họ biết rằng việc đi nhà thờ đang giảm dần. Ngay cả các thành viên “đã cam kết với hội thánh” giờ đây cũng chỉ có thể đến hai lần một tháng, và coi việc tham gia nhóm lại là tùy chọn.

Một vài lý do phân trần về việc không đi nhà thờ. Đầu tiên, ai đó trong gia đình bị bệnh hay do những kỳ nghỉ không thường xuyên của gia đình. Thứ hai, tôi sẽ tham gia nhóm lại nếu hội thánh thực sự đi đúng với phúc âm. 

Nhưng có một mối tương quan không thể phủ nhận giữa việc đi nhà thờ hàng tuần với những lợi ích tích cực. Dưới đây là 9 ích lợi của việc nhóm lại.

 

1.Việc đi nhà thờ làm đẹp lòng và tôn vinh Đức Chúa Trời

Đây là lợi ích lớn nhất của việc tham gia nhóm lại với hội thánh cách trung tín. 

Tôn vinh Đức Chúa Trời là chúng ta suy nghĩ, nói và làm những điều hướng sự chú ý của thế giới đến sự vĩ đại của Ngài – Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật duy nhất. 

Chúng ta có thể thể hiện điều này trong việc ăn, uống và làm việc lành (1 Cô. 10:31). 

Nhưng khi tụ họp, ca hát, suy ngẫm về Kinh Thánh và cầu nguyện cùng nhau, thì sự chú ý của chúng ta đến Đức Chúa Trời được tập trung rõ ràng nhất. Đây là mục đích tồn tại của chúng ta. Chúng ta được tạo ra để thờ phượng.

Đức Chúa Trời biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta, vì vậy trong tình yêu thương, Ngài kêu gọi chúng ta “giục giã nhau sống yêu thương và làm những điều tốt. Ðừng bỏ sự nhóm lại với nhau” (Hê-bơ-rơ 10:24–25). 

Khi vâng theo lời kêu gọi thờ phượng công khai này, chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời. Tất cả những lợi ích khác của việc trung tín đi nhà thờ đều trở thành những thần tượng nếu không có lợi ích đầu tiên và lớn nhất này.

 

2. Đi nhà thờ là một hành động yêu thương người lân cận của bạn

Tại hội thánh, chúng ta tham gia vào các phương tiện của ân điển, mà Đức Chúa Trời sử dụng để gia tăng tình yêu thương của chúng ta và khiến chúng ta trở nên giống Chúa Jêsus hơn. Trong nền văn hóa đầy thù hận, các đức tính yêu thương, kiên nhẫn và nhân từ giống như Đấng Christ rất cần nhưng lại thiếu hụt. 

Như Martin Luther từng nói, Chúa không cần bạn đi nhà thờ, nhưng những người lân cận của bạn thì có.

 

3. Đi nhà thờ có thể khiến bạn thông minh hơn

Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài trong một cuốn sách và truyền lệnh cho chúng ta phải yêu mến Ngài bằng cả tâm trí (Ma-thi-ơ 22:37). Đọc hiểu Kinh Thánh đòi hỏi phải có kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, lịch sử và địa lý. Chúa ban cho chúng ta sự hiểu biết, nhưng Ngài muốn chúng ta làm công việc khó nhọc là suy nghĩ (2 Ti-mô-thê 2:7).

Việc rèn luyện trí não này rất tốt cho cơ thể và tâm hồn. Đọc có thể làm tăng trí thông minh ở trẻ em và bảo vệ chức năng nhận thức ở người lớn, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức khi chúng ta già đi. Có cách nào rèn luyện trí não tốt hơn là học Kinh Thánh với những tín đồ khác không?

 

4. Đi nhà thờ có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn

Đây là thần học quản lý, không phải thần học thịnh vượng. Nếu chúng ta tin rằng cơ thể mình thuộc về Chúa, chúng ta sẽ trông nom sức khỏe của mình vì vinh quang của Ngài. 

Một hội thánh trung tín trang bị cho chúng ta lối sống khôn ngoan, rèn luyện tính tự chủ, theo đuổi những thói quen thánh thiện và tránh những hoạt động tự hủy hoại bản thân đe dọa đến sức khỏe.

Hơn nữa, việc tham gia vào mối thông công ý nghĩa có thể giảm 55% cả căng thẳng và nguy cơ tử vong ở những người trung niên. 

Việc trung tín đi nhà thờ là một “tài nguyên bị đánh giá thấp” mà hầu hết các bác sĩ không bao giờ nghĩ đến việc chẩn đoán với bệnh nhân của họ. Như Rebecca McLaughlin nhận xét, việc trung tín nhóm lại “có thể cứu mạng bạn”.

 

5. Việc đi nhà thờ có thể khiến bạn hạnh phúc hơn

Mong muốn hạnh phúc là bản năng bình thường của một tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của một Đức Chúa Trời hạnh phúc. Đức Chúa Trời vui thích trong hạnh phúc thánh khiết của chúng ta và truyền lệnh cho chúng ta “hãy vui mừng trong hy vọng” (Rô-ma 12:12). Trong khi nỗi buồn kinh khủng nhất dâng lên vì sự tuyệt vọng, thì những người thờ phượng Chúa phục sinh có lý do vững chắc để hy vọng.

Các nhà nghiên cứu Harvard kết luận việc đi nhà thờ hàng tuần đã cải thiện hiệu quả sức khỏe thể chất và tinh thần của hàng triệu người Mỹ và giảm tỷ lệ tử vong “20% đến 30% trong khoảng thời gian 15 năm”. Các nghiên cứu khác khẳng định việc trung tín đi nhà thờ giúp ngăn chặn sự tuyệt vọng dẫn đến cái chết sớm do tự tử và lạm dụng rượu. Tương tác hàng tuần với những người đầy hy vọng sẽ tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn.

 

6. Việc đi nhà thờ có thể khiến bạn hào phóng hơn

Chỉ ở nhà thờ, bạn mới nghe nói rằng bạn không sở hữu gì cả và Chúa sở hữu mọi thứ. Ngài giao phó tiền bạc của mình cho chúng ta, và một ngày nào đó chúng ta sẽ giải trình với Ngài về việc chúng ta đã quản lý nó như thế nào. Vì vậy, các hội thánh trung tín dạy các thành viên của họ “làm việc thiện; họ phải tỏ ra là những người giàu có đối với những việc thiện, phải rộng rãi ban cho và sẵn sàng chia sẻ” (1 Ti-mô-thê 6:18).

Ngay cả sau khi đóng góp hào phóng cho hội thánh của mình, Ericka Anderson lưu ý, “một người nào đó đi nhà thờ hàng tuần có 81% khả năng quyên góp cho các mục đích thế tục, trong khi một người không đi thường xuyên chỉ có 60% khả năng quyên góp cho bất kỳ mục đích nào”.

 

7. Việc đi nhà thờ có thể bảo vệ hôn nhân của bạn

Khi các tín đồ sốt sắng nghe các bài giảng khuyến khích vợ chồng yêu thương nhau, giữ lời thề ước, tha thứ cho nhau và phản ánh ân điển của Đức Chúa Trời trong hôn nhân của họ, thì Đức Thánh Linh thực hiện công việc thánh hóa của Ngài. Trong cộng đồng đức tin, Đức Chúa Trời kéo vợ chồng lại gần nhau hơn.

Có vô số ảnh hưởng khiến vợ chồng xa cách nhau, nhưng việc trung tín đi nhà thờ “cùng nhau giảm nguy cơ ly hôn của một cặp vợ chồng đáng kể là 47%”.

 

8. Việc đi nhà thờ có thể giúp nhà nước tiết kiệm năng lực cần thiết.

Năm 1840, Alexis de Tocqueville ngạc nhiên trước cách người Mỹ tự nguyện và “liên tục thành lập các hiệp hội”. Tocqueville xem hội thánh ở Mỹ như hiệp hội tự nguyện mạnh mẽ nhất—một tổ chức trung gian bảo vệ chống lại bạo quyền.

Các hội thánh trung tín dẫn dắt các thành viên yêu mến Chúa, yêu nhau, yêu cộng đồng của họ và kẻ thù của họ. Tác động tích lũy của vô số hành động yêu thương quên mình làm giảm tội phạm, ly dị, lạm dụng ma túy và rượu, phân biệt chủng tộc, nghèo đói, bất công, tái phạm, thiếu hiểu biết, đói khát, vô gia cư, kiện cáo, phá thai, mồ côi cha, tác động tiêu cực của thiên tai, và những tác động khác những vấn đề mà chính phủ dự kiến sẽ giải quyết.

 

9. Đi nhà thờ có thể bảo vệ gia đình bạn khỏi tư tưởng lừa dối

Với tư cách là “cột trụ và nền tảng của chân lý” (1 Ti-mô-thê 3:15), hội thánh nâng đỡ thực tế cho một thế giới bị lừa dối. Khi một nền văn hóa đạt đến mức độ phản nghịch đạo đức nhất định, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ đến dưới hình thức của tư tưởng lừa dối khi Ngài phó mặc họ “cho tâm trí bại hoại” (Rô-ma 1:28).

Việc nói rằng một người đàn ông có thể kết hôn với một người đàn ông, một người phụ nữ có thể kết hôn với một người phụ nữ, một người đàn ông có thể là một người phụ nữ hoặc một người phụ nữ có thể là một người đàn ông là một sự tách rời khỏi thực tế lịch sử, giải phẫu, nội tiết tố, di truyền, logic, từ nguyên và xã hội học. Đây là tư tưởng lừa dối. Nếu đánh giá đó nghe có vẻ kỳ quặc hoặc xúc phạm, đó là bởi vì thế hệ của chúng ta đã có điều kiện để tin vào những điều không đúng sự thật. Một trong những tổ chức hòa giải duy nhất còn lại ở Mỹ sẽ nói rõ ràng như vậy là một hội thánh trung tín.

Khi cha mẹ không trung tín đi nhà thờ với con cái, họ sẽ để chúng bị ảnh hưởng bởi một thế giới đã đánh mất ý thức đạo đức.

Việc trung tín tham gia nhóm lại với hội thánh có thể khó khăn và phản văn hóa, nhưng điều đó không làm chúng ta ngạc nhiên. Chúa Jêsus nói rõ rằng một môn đồ phải “từ bỏ chính mình, hằng ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta kể cả ngày Chúa Nhật (Lu-ca 9:23). Nhưng việc tính toán cái giá phải trả sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn xem xét các lợi ích. Rồi chúng ta có thể vui mừng nói: “Ôi, hãy cùng tôi tán tụng Chúa, chúng ta hãy cùng nhau tôn cao danh Ngài!(Thi thiên 34:3).

 

Bài: Steve Bateman ; dịch: Abby
(Nguồn: thegospelcoalition.org)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *