Cách thiết lập các mục tiêu tài chính khôn ngoan

Oneway.vn – Đặt mục tiêu tài chính dựa trên nhu cầu và sự ban cho sẽ giúp bạn tăng trưởng đức tin.

Tôi là người luôn đặt mục tiêu. Tuy nhiên, gần đây, tôi thấy rất khó khăn về cách thiết lập các mục tiêu tài chính, không chỉ đơn giản là việc làm sao để tăng mức thu nhập.

Nếu việc các tín đồ đặt ra mục tiêu tài chính là khôn ngoan, thì chúng ta nên làm như thế nào?

Trước hết, tôi hiểu bạn. Tôi cũng là người hay đặt ra mục tiêu. Nhiều năm trước, tôi làm một công việc được thúc đẩy bởi sự công nhận và không có giới hạn về số tiền tôi có thể kiếm được. Tôi thường phải vật lộn với sự căng thẳng giống như bạn đang cảm thấy bây giờ.

Tôi vẫn đặt mục tiêu, nhưng có lẽ bạn đang thắc mắc, rằng cách tôi đặt mục tiêu bây giờ khác trước như thế nào phải không? Tôi hy vọng một số nguyên tắc sau đây hữu ích cho bạn như đã có ích cho tôi. 

1. Đặt mục tiêu tài chính giúp tăng trưởng đức tin hơn là tăng con số trong tài khoản

Khi tôi suy nghĩ về mục tiêu của mình, danh sách các lĩnh vực tiêu biểu trong cuộc sống tôi mong muốn bao gồm sự nghiệp, tài chính, gia đình, sức khỏe, phục vụ, và đức tin. Tôi nhận ra là tôi đã phạm sai lầm gây nên sự căng thẳng. Bằng cách đưa đức tin vào danh sách, tôi đã tách nó ra khỏi những khía cạnh khác trong cuộc sống. 

Đức tin không phải là sự bổ sung cho cuộc sống. Đức tin là nền tảng của chúng ta. Thay vì một điều nằm trong danh sách, đức tin cần phải là động cơ căn bản cho mọi mục tiêu. Như Chúa Jêsus đã dạy “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm vương quốc Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, thì Ngài sẽ ban cho các con mọi điều ấy nữa”. (Ma-thi-ơ 6:33) 

Sự thay đổi đó là điều quyết định mục tiêu của chúng ta có theo ý Chúa hay không. Hãy để Lẽ Thật của Chúa ảnh hưởng trên mọi mục tiêu chúng ta theo đuổi. 

Sự phát triển duy nhất nên có là nuôi dưỡng đức tin. Tất cả những gì chúng ta làm là để phát triển đức tin, bao gồm cả cách chúng ta quản lý tài chính.

2. Chúa Jêsus luôn đưa ra cảnh báo khi nói về tiền bạc, vì vậy chúng ta phải cẩn thận

Lòng tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác (I Ti 6:10), chúng ta không thể vừa yêu tiền và vừa yêu Chúa. 

Nhưng vì tiền bạc là đối thủ hàng đầu đối với tấm lòng chúng ta, chúng ta cần phải thận trọng khi cân nhắc lợi ích tài chính – không chỉ vì cần thận trọng, mà bởi vì đó là điều Chúa Jêsus dạy. 

16 trong số 38 dụ ngôn của Chúa Jêsus liên quan đến việc quản lý của cải. Ngài không hạ thấp hay ca ngợi người giàu hay người nghèo – nhưng Ngài chỉ ra sự thật rằng của cải không thể thỏa mãn chúng ta ngoài Chúa. Nếu chúng ta tìm sự thỏa mãn nơi của cải vật chất của mình, chúng ta sẽ không bao giờ biết tìm kiếm Ngài.

Một trong những lời tuyên bố thẳng thừng của Ngài là về vấn đề này ở trong Ma-thi-ơ 6:24: “Không ai có thể làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hoặc trọng chủ nầy mà khinh chủ kia. Các con không thể vừa phục vụ Đức Chúa Trời lại vừa phục vụ tiền tài nữa”.

Đức Chúa Trời hay tiền bạc: chúng ta phải chọn một để theo đuổi với tất cả trí óc, thời gian và sức lực. Đây là lần duy nhất Chúa Jêsus phân biệt như thế này. Nếu Chúa dành thời gian để dạy rằng chúng ta không thể phụng sự cả Đức Chúa Trời và tiền bạc, chúng ta không nên cố gắng sống như thể chúng ta có thể làm được.

3. Đặt ra các mục tiêu tài chính dựa trên nhu cầu và sự ban cho – không dựa trên ham muốn và sự giàu có.

Dưới đây là một số mục tiêu tài chính phổ biến:

  • Trả hết nợ của bạn.
  • Tăng thu nhập của bạn.
  • Tiết kiệm để nghỉ hưu.
  • Đi nghỉ dưỡng 
  • Nâng cấp nhà hoặc xe hơi của bạn.

Mặc dù chắc chắn không có gì là xấu xa về những mục tiêu này, nhưng mọi mục tiêu đều hướng đến sự ham muốn và giàu có. Không chỗ nào trong Kinh thánh nói rằng bạn là xấu xa nếu bạn tích lũy tiền bạc và của cải. Nhưng hãy nhớ rằng Kinh Thánh cảnh báo về sự nguy hiểm khi theo đuổi tiền bạc và của cải. 

Kinh thánh cũng đưa ra nhiều định hướng hơn là chỉ khuyên tránh những khỏi điều đó. 

Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta sử dụng tài chính của mình để trang trải các nhu cầu và thách thức chúng ta về sự ban cho. Ví dụ, trong Công vụ 20:34, Phao-lô đề cập đến công việc may trại như một phương tiện để cung ứng cho nhu cầu của ông và nhu cầu của những người đi cùng. 

Dưới đây là một số ví dụ về các mục tiêu tài chính cho nhu cầu và sự ban cho:

  • Đặt ngân sách cho các chi phí sinh hoạt thấp hơn thu nhập của bạn.
  • Bán hoặc tặng những món đồ mà bạn không cần.
  • Hỗ trợ một nhà truyền giáo.
  • Hàng năm hãy tăng tỷ lệ phần mười của bạn dâng cho Hội Thánh địa phương.
  • Tạo một mục ngân sách ban cho để bạn có thể đáp ứng nhu cầu của những người khác.

Tôi có đề cập đến điều này trong sách She Works His Way, là một người yêu mến cách đức tin ảnh hưởng đến công việc, tôi rất tò mò về cuộc sống của sứ đồ Phao-lô với tư cách là một thợ may trai. Mặc dù lời của ông được ghi lại nhiều trong Tân Ước, nhưng chúng ta vẫn không biết nhiều về phần này trong cuộc đời của Phao-lô, ngoài việc ông làm thương mại để cung ứng cho cuộc hành trình truyền giáo của mình, nó còn là một công cụ mà ông sử dụng để tiếp xúc mọi người trong cuộc sống.

Điều đó đã cung cấp đủ cho chúng ta về cách chúng ta nhìn nhận công việc chưa?

Tôi chắc rằng sứ đồ Phao-lô đã làm việc rất tốt nên ông có đủ tiền để chu cấp cho các cuộc hành trình truyền giáo của mình. Tôi chắc chắn rằng ông thấy thỏa lòng trong công việc bởi vì đó là công việc của những người mang hình ảnh của Chúa làm. Tôi chắc rằng ông đã yêu khách hàng, hàng xóm của mình bằng cách cung cấp cho họ những chiếc lều chất lượng.

Nhưng sứ đồ Phao-lô không được biết đến như người may trại. Tôi nghĩ ông đã suy nghĩ nhiều để mở rộng thị trường hoặc để tấm lòng mình về các đối thủ cạnh tranh. Kiếm tiền từ việc làm lều chỉ là việc cần thiết, nhưng Phúc Âm mới chính là điều trọng tâm của ông.

Hãy cùng hướng tới mục tiêu. Đặt mục tiêu tài chính dựa trên nhu cầu và sự ban cho sẽ giúp bạn tăng trưởng đức tin. Và hãy giao phó mọi điều còn lại cho Chúa. 

 

Bài: Michelle Myers ; dịch: Quỳnh Hương
(Nguồn: thegospelcoalition.org)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *