Cần phải rèn luyện Ban thanh niên như thế nào?

Oneway.vn – Đôi khi các mục sư thanh niên (hay đặc trách) bắt đầu quen với các bạn sinh viên hay thanh niên coi mình là chuyên viên mỗi lần nhắc đến việc học Kinh Thánh và nói về thần học. Họ cũng bắt đầu nghĩ rằng mình có tất cả câu trả lời—nghĩa là không ai có đủ khả năng nắm vững và truyền đạt những sự mầu nhiệm của Kinh Thánh bằng họ.

gospel-centered-youth-excerpt01

Có nhiều nguy cơ nghiêm trọng khi làm mục vụ với xu hướng như vậy. Trước hết, sinh viên sẽ lệ thuộc vào lãnh đạo của mình khi nhắc đến việc đọc, học, giải nghĩa và áp dụng Kinh Thánh. Họ xem người hướng dẫn như là tiên tri—là chuyên viên có học thức uyên bác. Chỉ có cách nói chuyện, truyền đạt thông điệp, và bài giảng của người đó mới bày tỏ mọi thứ, rồi thính giả ra về với suy nghĩ mến phục sự khôn ngoan và uyên bác của họ, hơn là bắt đầu nghĩ rằng Kinh Thánh thật sâu sắc và dễ hiểu.

Chính điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thứ hai: sinh viên sẽ không bao giờ tin rằng mình có thể thành thạo và tự tin nắm bắt Lời Chúa—chứ đừng nói đến việc dạy dỗ cách rõ ràng và tường tận. Nhiệm vụ giảng dạy—thật đáng buồn là ngay trong chính mục vụ—chỉ có các mục sư mới làm tốt được phần này.

Nhìn tới phía trước nhiều năm nữa, thì hậu quả nghiêm trọng thứ ba là hội chúng có đầy ắp người (đã nuôi nấng tư tưởng này trong các mục vụ thanh niên) luôn mong rằng mục sư của họ sẽ trọn đời phục vụ họ! Họ nghĩ trả tiền cho mục sư để dạy Lời Chúa và làm mục vụ Cơ Đốc nào đó để rồi họ không cần đụng tay đến. Thế là, họ không hề học được cách làm mục sư, cho nên kết luận cuối cùng là như vậy. Buồn thay, ngày nay đang có rất nhiều hội thánh giống như thế, mấy lời khuyên của sứ đồ Phao-lô trong Ê-phê-sô 4 đã bị lãng quên hoàn toàn.

Bây giờ, dù bạn có vui mấy khi giới thiệu một chương trình huấn luyện nào đó cho ban thanh niên, bạn vẫn không thấy được kết quả cuối cùng sẽ ra sao phải không! Mục tiêu của bài viết này là để cung ứng một bản phác thảo cho ban thanh niên nào muốn được huấn luyện theo tinh thần của Ê-phê-sô 4. Vậy thì, một ban thanh niên đặt trọng tâm vào phúc âm sẽ như thế nào?

Dạy Lời Chúa

Trước hết và trên hết, tôi bị bắt phục bởi nhu cầu đào tạo thanh niên của Đức Chúa Trời biết Lời Chúa. Sinh viên cần phải thực sự thành thạo khả năng đọc, học, hiểu và áp dụng Lời Chúa. Về cơ bản, tôi tin điều này vì Kinh Thánh đã nói như vậy. Hãy lắng nghe lời khuyên nổi tiếng của sứ đồ Phao-lô dành cho Ti-mô-thê:

“Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu rỗi bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn. Có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (II Ti 3:15b–17).

Lời Chúa có thể làm gì trong đời sống của người nào đặt niềm tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ? Lời Chúa có thể khiến người đó “khôn ngoan để được cứu rỗi”. Khi biết cách nắm đến với Lời Chúa, thì Kinh Thánh có thể dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình! Áp dụng Lời Chúa khiến Cơ Đốc được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành trong sự vâng phục và trong mục vụ.

Thưa đọc giả, nếu Lời Chúa có quyền phép và ảnh hưởng như vậy trong đời sống của người tin Chúa, thì thứ tự đầu tiên của chúng ta phải là rèn luyện và trang bị người trẻ biết sống với Lời Chúa! Họ càng thông thạo kỹ năng giải nghĩa Lời Chúa, sử dụng, và thậm chí là dạy dỗ, thì chúng ta sẽ thấy Lời Chúa tác động mạnh mẽ trên đời sống của họ.

Đào tạo môn đồ

Phạm trù tiếp theo cần phải làm trong ban thanh niên chắc chắn có liên quan chặt chẽ với việc dạy Lời Chúa, nhưng đây là phần chuyên sâu và chi tiết hơn; đó là huấn luyện một sinh viên biết môn đồ hoá sinh viên khác và giúp người đó tăng trưởng trong mối quan hệ với Chúa Jêsus Christ.

Đừng để sinh viên “bơ vơ” rồi bảo họ cố vấn cho sinh viên khác; họ phải biết cách đồng hành với người khác trong quá trình môn đồ hoá lấy phúc âm làm trọng tâm, được lèo lái bởi Lời Chúa, và có sự cầu nguyện. Các mục sư thanh niên phải làm trước bằng cách bắt đầu quá trình môn đồ hoá với ban điều hành thanh niên. Các mục sư cho lãnh đạo thanh niên thấy quá trình môn đồ hoá như thế nào bằng cách môn đồ và cố vấn từng cá nhân một. Sau khi đã có nền tảng cứng cáp, các mục sư có thể giải thích với ban điều hành thanh niên vì sao mình lại làm như vậy, động cơ của mình là gì, làm thế nào để sinh viên có thể áp dụng tiến trình môn đồ hoá cho người khác.

Huấn luyện truyền giáo

Sinh viên có thể rất giỏi Lời Chúa, môn đồ hoá người khác rất xuất sắc, nhưng vẫn còn yếu trong việc chia sẻ niềm tin của mình với người nào chưa biết Chúa Jêsus Christ. Đó là lúc cần phải có đợt huấn luyện tiếp theo.

Là mục sự thanh niên và ban điều hành, phải làm sao để huấn luyện các bạn sinh viên biết chia sẻ phúc âm một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thích hợp với người chưa tin—ngay cả với người nào không có xuất thân từ gia đình Cơ Đốc. Thật đáng trách nếu chúng ta giảng dạy họ hết lần này đến lần khác rằng: “Hãy chia sẻ phúc âm với bạn bè của mình” mà không trang bị họ để làm điều đó thật tốt!

Phải làm sao? Trước tiên, chúng ta cho họ biết nội dung; chúng ta huấn luyện và trang bị họ để chia sẻ phúc âm một cách trọn vẹn đúng với Kinh Thánh. Cơ bản thì có nghĩa là tóm tắt câu chuyện Kinh Thánh—từ sáng tạo đến sa ngã rồi sự cứu rỗi đến hy vọng về một tương lai đầy vinh hiển và trọn vẹn. Có rất nhiều điều cần phải chia sẻ, nhưng có thể chia sẻ một cách rõ ràng và súc tích! Thứ hai, họ phải được thực tập chia sẻ Phúc Âm—đầu tiên là ở trong ban thanh niên, nhưng sau đó là “cánh đồng truyền giáo”. Họ cần bắt đầu nói chuyện với người nào không ở trong nhà thờ. Cách duy nhất có được một cuộc đối thoại với người khác để chia sẻ tin lành cứu rỗi của Chúa Jêsus Christ là bắt đầu nói chuyện—hết lần này đến lần khác.

Nhìn tới phía trước

Bạn có thể làm được.

Có thể bạn là mục sư thanh niên chưa học thần học; bạn cảm thấy ít được trang bị để dạy Lời Chúa cho sinh viên. Tôi muốn nói với bạn lần nữa đó là: bạn có thể làm được.

Chìa khoá đó là hãy cam kết đến với Lời Chúa, bắt đầu môn đồ hoá, và ra đi truyền giáo. Khi bạn tăng trưởng, sinh viên của bạn cũng sẽ tăng trưởng theo, hễ khi nào bạn còn cam kết dẫn dắt họ.

Đôi điều về tác giả:

Jon Nielson (MDiv, Trinity Evangelical Divinity School) là giám đốc điều hành mục vụ Christian Union tại trường Đại học Princeton. Trước đây, anh là mục sư tại hội thánh College ở Wheaton, Illinois, và là giám đốc huấn luyện của Charles Simeon Trust. Anh còn là nhà biên tập (với Cameron Cole) xuất bản quyển sách Gospel-Centered Youth Ministry: A Practical Guide. Anh đang sống cùng vợ là Jeanne, họ có ba đứa con gái.

CTV Thiên Ân

Theo crossway.org

Link: https://www.crossway.org/blog/2016/02/how-to-train-your-youth-group-for-real-ministry/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *