Chịu Báp-têm mới được lên Thiên đàng?

Oneway.vn –  Có cần phải chịu phép báp têm để được lên thiên đàng?

Câu trả lời ngắn gọn là: Không. Thiên đàng không phụ thuộc vào Báp-têm hay nghi lễ Tiệc Thánh. Nhưng vì Chúa truyền lệnh cần một dấu hiệu tượng trưng (tách biệt khỏi thế gian và chính thức gia nhập Gia đình của Chúa), cần được thiết lập và thực hiện cho đến ngày Chúa đến. Vì vậy, chúng ta không thể nói không cần phải chịu phép báp-têm. Đây là một điều rất quan trọng này.

Tại sao báp-têm là vấn đề ưu tiên trong việc bày tỏ đức tin?
Phép báp-têm là tượng trưng về sự cứu rỗi của Chúa, hay “Thánh lễ Tiệc Thánh", là một mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ. Chúng ta không thể đem điều này ra để tranh cãi. Báp-têm có tầm quan trọng hàng đầu trong đời sống Hội Thánh.

Báp-têm là Chứng ngôn của chúng ta hay Chúa?

Cả Báp-têm và Tiệc Thánh đều là tượng trưng cho Giao ước mới, nối tiếp nghi thức cắt bì và Lễ Vượt qua. Cả hai đều biểu hiện rõ ràng về sự cứu rỗi: không phải điều chúng ta làm cho Chúa mà là điều Chúa ban cho.

Chúa truyền lệnh cho chúng ta nhớ đến sự cứu rỗi Ngài bằng việc thực hiện các nghi lễ này cho đến cuối cùng. Vì vậy, báp-têm và Tiệc Thánh tượng trưng cho việc chúng ta được gắn kết vào cùng một thân thể với Đấng Christ, được nuôi dưỡng và chăm sóc, là nghi lễ không thể thiếu trong Hội Thánh. 
Báp-têm có thể cứu bạn?

Không cần phải chịu phép báp-têm để được lên thiên đàng. Tuy nhiên, các tín đồ nên chịu phép báp-têm. Chúa truyền lệnh rằng chúng ta cần phải được làm báp-têm. Nhưng phép-báp têm – biểu tượng hữu hình của những điều Chúa đã làm cho chúng ta – là sự xác nhận thiêng liêng của ân điển Chúa chứ không có sức mạnh cứu rỗi. 

Đừng coi thường điều mà Đấng toàn năng đã nhấn mạnh. Vì Chúa không chỉ truyền lệnh rằng hai nghi lễ trên là biểu tượng cứu rỗi phải được tiếp tục thực hiện cho đến ngày tận thế, mà Đức Chúa Jesus Christ cũng đã tạo mối liên kết đời đời giữa Báp-têm với sứ mạng của Hội Thánh trên thế giới.

Đại Mạng Lệnh là nhiệm vụ cuối cùng của Đấng Christ dành cho Hội Thánh, vì vậy đó là trách nhiệm hàng đầu của chúng ta. Chúng ta không chỉ môn đồ hoá khắp thế giới, mà phải làm phép báp-têm cho họ, nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.

Chỉ Đức Chúa Jesus mới có quyền năng cứu rỗi – Báp-têm chỉ là biểu tượng

Trở lại câu hỏi ban đầu: Có cần phải chịu phép báp-têm để được lên thiên đàng không? Kinh Thánh nói rằng chúng ta được cứu bởi ân điển qua đức tin, không phải nhờ việc làm của chúng ta. “Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi” (Công vụ 16:31). Kinh Thánh cũng truyền lệnh cần giữ lễ báp-têm, nhưng báp-têm không thể cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Tiệc Thánh cũng không. Thậm chí đức tin cũng không thể cứu chúng ta, chỉ có duy Đức Chúa Jesus mới có quyền năng cứu rỗi. Đức tin là một món quà từ Chúa, bởi ân điển của Đấng Christ, nhờ đó chúng ta được hưởng lời hứa cứu rỗi của Ngài. Báp-têm là tượng trưng về việc Chúa biệt riêng ghi tên bạn vào Sách Sự Sống và làm bạn sạch mọi tội lỗi.

“Tên trộm” trên thập tự giá

Ví dụ lớn nhất về điều này chính là cuộc đời của tên trộm bị đóng đinh với Chúa trên thập tự giá. Anh ta được Chúa cho cho phép vào Thiên đàng khi chưa hề nhận phép báp-têm. Hơn nữa, anh không bao giờ có cơ hội tham gia cộng đồng Cơ Đốc hay dự Tiệc Thánh. Nhưng anh ta vẫn là một thành viên trong thân thể Đấng Christ như bất kỳ thành viên nào của Hội Thánh ngày nay. Tuy nhiên, hoàn cảnh không phải là chuẩn mực. Chuẩn mực nằm ở nhiều câu chuyện khác trong Tân Ước. Hãy xem hai câu chuyện sau.

1. Bài giảng của Peter/Phi-e-rơ vào ngày Đức Thánh Linh giáng lâm (Công vụ 2:28)

Vào lễ Ngũ tuần, 50 ngày sau lễ Phục sinh, để thực hiện những lời của Đức Chúa Jesus, Đức Thánh Linh giáng lâm giữa các môn đồ với những biểu hiện và quyền năng thiêng liêng từ trên trời. Ngày hôm đó, sứ đồ Peter/Phi-e-rơ đã rao giảng trước đoàn dân đông gồm nhiều dân tộc thuộc Đế quốc La Mã. Và ông đã thêm điều gì vào lời rao giảng về sự ăn năn và đức tin?

“Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh” (Công vụ 2:38 ESV).
Điều đó đã trở thành chuẩn mực, ở bất cứ hoàn cảnh nào có thể thực hiện.

2. Nhà tù tại Phi-líp và gia đình người đề lao (Công vụ 16: 25-40)

Một ví dụ khác trong Công vụ 16. Sứ đồ Paul/Phao-lô và Silas/Si-la đang ở tù tại Phi-líp. Chúa đã nghe sự ngợi khen và lời cầu nguyện của hai ông, Ngài làm một trận động đất để họ ra khỏi tù. Người đề lao lo sợ mình sẽ chết vì tội phạm thoát khỏi tù. Ông muốn tự sát hơn là bị giết cách tàn khốc bởi luật pháp thời bấy giờ, nhưng sứ đồ Phao-lô/Paul đã ngăn ông lại. Người đề lao La Mã đã kêu lên cùng sứ đồ Phao-lô: "Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi?” (Công vụ 16:30). Sứ đồ Paul/Phao-lô và Silas/Si-la làm chứng về Chúa cho ông và ông đã được cứu. Không chỉ làm báp-têm cho người đề lao, Kinh Thánh còn chép rằng sứ đồ Paul/Phao-lô đã báp-têm cho cả gia đình ông (Công vụ 16: 32-33). Câu chuyện này cùng với Công vụ 2 đã thể hiện vị trí quan trọng của việc báp-têm trong sứ mạng của Hội Thánh và đời sống tín đồ.

Báp-têm không cứu rỗi nhưng tuyên bố công việc vinh hiển của Chúa qua đời sống bạn

Phép báp-têm là biểu tượng của sự cứu rỗi, được ra lệnh phải thực hiện. Mọi tín đồ nên được làm báp-têm, nhưng vẫn có ngoại lệ. Những đứa bé tội nghiệp qua đời ở tuổi ấu thơ, hiện đang ca ngợi Chúa nơi thiên đàng – Ngài đã chào đón và đặt tay ban phước cho các em; thanh thiếu niên qua đời vì tai nạn, người đã tuyên xưng đức tin vào sự phục sinh của Đấng Christ nhưng chưa kịp báp-têm đã qua đời, họ vẫn được an toàn trong tay Đức Chúa Jesus.

Dịch: Hồng Nhạn

(Nguồn: biblestudytools.com)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *