Oneway.vn – Không sự tối nào hơn một linh hồn được cứu chuộc không thoả mãn trong Chúa.
Khi dường như sự giàu có của Thánh Kinh chẳng có vị gì. Bài giảng của người giảng luận chệch hướng bọc lấy xác thịt. Những lời cầu nguyện như được đóng ấn rằng “Hãy quay lại với người gửi.”
Sự xao nhãng xâm nhập vào những nỗ lực hết mình để có thời gian tĩnh lặng với Chúa. Lòng bạn thở dài. Ký ức về sự thân mật sốt sắng với Đấng Christ khiến tâm hồn bạn giờ đây tan vỡ. Có lẽ bạn thậm chí sợ rằng sau tất cả bạn không thật sự là con của Ngài.
Lún sâu trong bóng tối
Là một Cơ Đốc nhân nhiều năm, tôi đã trải qua một vài thời kỳ như vậy. Đó là một trũng bóng chết, một vùng đồng vắng hoang vu, nơi Sa-tan đến cám dỗ và lừa dối.
Trong khoảng thời gian đó, tôi đã đổ lỗi cho Chúa về sự thất bại của mình và nỗ lực gấp bội để chống nghịch Ngài. Tuy nhiên câu hỏi mà Đức Chúa Trời đã hỏi dân sự chai lì thuộc linh của Ngài đã đánh gục mọi sự biện minh của tôi, “Các ngươi thấy điều gì trong Ta mà các ngươi lìa xa Ta?” (Xem Giê-rê-mi 2:5). Cả khi chúng ta nhận thấy bản thân mình xa cách Đức Chúa Trời thì Ngài luôn là Đấng Thánh tín.
Và điều này khiến bóng tối trở nên u ám hơn. Tôi biết sự chậm hiểu thuộc linh này thường xảy ra từ việc tôi đối với Chúa như cách đối với một kẻ ngây ngô trong công viên khi đang ung dung ném những mảnh vụn quan tâm còn thừa lại sau một ngày dài quan tâm nhiều điều khác. Trong những khoảng đời như vậy, Đức Chúa Trời cho phép nỗi buồn đánh bật tôi khỏi việc đối với Ngài như một sở thích, để một lần nữa tôi học cách tìm kiếm mặt Ngài như chính Ngài, Đức Chúa Trời của tôi.
Thật vậy, tình yêu của tôi có nguy cơ trở nên
nguội lạnh khi điều quen thuộc trở thành chuyện hiển nhiên và bị phớt lờ. Tôi có thể từ chối kỷ luật bằng cách gọi nó là điều hợp pháp. Tôi từ chối sự hiện diện của Chúa, gọi nó là sự tự do; từ chối tương giao với Ngài và gọi đó là sự cứu rỗi bởi ân điển. Huyết báu của Chúa Jêsus Christ trở thành những gì đã đổ ra để tôi có thể yên tâm phớt lờ Ngài.
Tất nhiên, tôi thiết lập quá nhiều lịch trình để che giấu sự sơ suất của mình. Giống như một kẻ chủ mưu phạm tội, tôi dự tính trước chứng cớ vắng mặt giả để bản thân được miễn tội khỏi sự tự mãn thuộc linh. Điều này cũng giống như những vị khách khác tự bào chữa cho chính mình để không đến dự bữa tiệc (Lu-ca 14:16-24), tôi giữ lịch của mình kề bên để bào chữa cho việc không tham dự đại tiệc của Chúa. Tôi gạt bỏ toàn bộ về việc yêu Chúa hơn cả mọi điều hay tôi không thể là môn đồ của Chúa, tôi gọi đó là biện pháp tu từ nói quá.
Bạn đang rời bỏ tình yêu ban đầu?
Bạn cũng không phải là người đầu tiên trải nghiệm sự thiếu hạnh phúc khi ở trong Chúa. Sau khi khen ngợi Hội Thánh Ê-phê-sô về sự chịu đựng kiên nhẫn của họ, việc họ không dung thứ tội lỗi, họ dung chịu vì danh Đấng Christ và vạch trần các sứ đồ giả mạo, thì Chúa Jêsus đối diện với họ. Mặc dù Hội Thánh này thoạt nhìn trông có vẻ tuyệt vời, nhưng Chúa Jêsus đã chuyển sang một vấn đề trọng tâm là “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu” (Khải-huyền 2:4).
Họ có một lòng nhiệt thành với sự chính thống, nhưng đã đánh mất tình yêu dành cho Chúa Jêsus. Họ phô trương việc học Kinh Thánh và tranh luận về những kẻ dị giáo, song lại đánh mất tình yêu tinh khôi ban đầu dành cho Ngài. Họ đã đứng vững chống lại tội lỗi nhưng họ lại dung chịu một tình yêu chậm chạp dành cho Chúa và người khác.
Họ đã bí mật rời bỏ Đấng Christ trong cuộc thập tự chinh vì lẽ thật của Ngài. Không những vậy, họ còn đổi chính Chúa nên những hình ảnh thần học về Đấng Cứu rỗi của mình. Đó thật là một thực tế đáng sợ rằng con đường tới địa ngục không chỉ được lót đường bằng những ý định tốt mà còn bằng những việc làm tốt cũng như thần học chính giáo.
Thật vậy, bạn không phải là người đầu tiên trải cảm nhận sự thiếu hụt hạnh phúc trong Chúa. Và Chúa Jêsus sẽ cất chân đèn của họ đi nếu họ cứ tiếp tục trượt dốc mà không ăn năn, như Lời Chúa trong Ma-thi-ơ 24:12-13 đã cảnh báo: “Và vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội dần. Nhưng ai bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu. ”
Tuy nhiên, Chúa Jêsus yêu Hội Thánh của Ngài và cảm thông với những ngọn lửa đang lụi dần. Vì vậy, Chúa chỉ dạy Hội Thánh Chúa khi xưa và chúng ta ngày nay qua 3 cách:
“Vậy, hãy nhớ lại con đã sa sút từ đâu! Hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu. Nếu không ăn năn, Ta sẽ đến với con và truất bỏ chân đèn của con khỏi chỗ nó.” (Khải-huyền 2:5)
1. Hãy nhớ lại
Có lẽ chúng ta ngạc nhiên khi bước đầu tiên Chúa gọi chúng ta: Hãy nhớ lại. Điều này không phải là kỳ công vĩ đại gì với những người phi thường thuộc linh. Nó chỉ đơn thuần như hành động của một đứa trẻ nhìn lại những ngày trước.
Bạn có nhớ lần đầu Chúa đánh thức linh hồn bạn không? Bạn có nhớ niềm vui sướng bạn có khi Ngài kéo bạn ra khỏi bóng tối chăng? Bạn đã vui mừng mà nhảy múa ra sao khi bạn từ một đứa trẻ mồ côi trở nên con trai yêu quý, từ một tội nhân chết mất trở nên một thánh đồ được phục sinh, hay từ kẻ thù nghịch với Chúa trở nên con yêu dấu của Ngài? Bạn có nhớ chăng?
Bạn đã từng chạy đến để cầu nguyện với Chúa không phải để nhận những đơn thuốc thuộc linh mỗi ngày mà vì Đấng yêu thương vĩ đại của bạn đang đợi bạn ở đó không? Bạn có bao giờ hát trong yên lặng với các trước giả Thi-thiên rằng “Ngoài được ở cạnh Chúa con không ước ao gì khác” chưa? Bạn còn nhớ chứ?
Hãy nhớ lại những buổi sáng tĩnh lặng bạn đã chọn phần tốt khi ngồi dưới chân Ngài. Hãy nhớ lại sự vinh hiển mà bạn đã trông thấy và Cứu Chúa bạn đã ngợi khen mỗi khi lòng bạn ngập tràn niềm vui không thể nói nên lời. Hãy nhớ lại thời gian bạn đã đầu tư cho cõi đời đời khi gặp gỡ và thờ phượng Chúa cùng các Cơ đốc nhân khác. Hãy nhớ lại.
2. Hãy ăn năn
Từ sự ý thức tội lỗi đến từ việc nhận ra nơi bạn từng đứng, hãy ăn năn. Bạn đã rời Giê-ru-sa-lem để đến Ai-cập. Đừng chỉ cố gắng làm tốt hơn lần tới. Đừng chỉ cảm thấy tội lỗi rồi núp sau các bụi cây có vẻ mang ý định tốt lành. Trái lại, hãy đến với Cứu Chúa bởi dòng huyết báu mà Con Một Ngài và kêu xin lòng nhân từ của Chúa, xưng nhận sự nguội lạnh của mình đối với Ngài và cầu xin ân điển của Ngài.
Hãy nói với Chúa rằng bạn đang nguội lạnh. Hãy thú nhận rằng bạn đang nuôi dưỡng những tình yêu khác. Hãy ăn năn với Đức Chúa Trời vì bạn đã không yêu Chúa như Ngài đáng có. Ngài sẵn sàng thứ tha và phục hồi bạn. Thầy tế lễ thượng phẩm của bạn sẽ cảm thông cho bạn, vì vậy, “chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ân điển, để nhận được sự thương xót và tìm được ân điển giúp đỡ chúng ta kịp thời” (Hê-bơ-rơ 4:16).
3. Hãy quay lại
Ngạc nhiên thay, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta quay lại chỗ chúng ta đã vấp ngã. Ngài không kêu gọi chúng ta bù đắp lại khoảng thời gian đã đánh mất và đi trước nơi chúng ta từng đứng một dặm. Song Ngài kêu gọi chúng ta quay trở lại để làm mới lại ngọn lửa tình yêu của chúng ta dành cho Chúa và người lân cận mình. Đó là một lời kêu gọi để hành động. Là sự kêu gọi quay về những lề lối của ân điển. Đó còn là một mệnh lệnh giữ mình trong tình yêu của Đức Chúa Trời (Giu-đe 21).
Thật vậy, Đức Chúa Trời cho phép nỗi buồn đánh bật tôi khỏi việc đối với Ngài như một sở thích. Và ngoài các phương tiện tiêu chuẩn của ân điển, thật đáng để xem xét những gì khiến lòng chúng ta hát xướng cho Đức Chúa Jêsus Christ. Có phải là những lần đi bộ giữa thiên nhiên, những buổi sáng mai với đàn ghi-ta, làm thơ và truyền giáo cho sinh viên đại học?
Cánh cửa không hề khoá, câu chuyện vẫn còn tiếp tục. Bạn có thể có một mối tương giao ngọt ngào với Đức Chúa Trời trong Đấng Christ một lần nữa. Ngài thêm cho bạn nhiều hơi thở hầu cho bạn có thể sử dụng nó để tìm kiếm Chúa, kêu xin và chờ đợi Ngài.
Bài: Greg Morse; dịch: Sophie
(Nguồn: desiringgod.org)
Leave a Reply