Oneway.vn – Một người bạn cùng làm việc trong mục vụ sinh viên nói với tôi về một vấn đề đang gia tăng trong ký túc xá của anh ấy: Sinh viên tiếp tục chuyển chuyên ngành học sang tôn giáo.
Thông thường, sau một trải nghiệm thuộc linh mạnh mẽ như qua một hội nghị, nhiều sinh viên đã chuyển từ chuyên ngành về quản trị, tiếng Anh, và Sinh học để theo đuổi lĩnh vực Thần học cách công khai hơn. Cuối cùng, họ hy vọng sẽ tìm thấy sự nghiệp trong chức vụ – nhà thờ, sứ mệnh hoặc công việc phi lợi nhuận.
‘Đó là một nan đề’, bạn tôi nói, không phải vì trường học nơi anh phục vụ có hoạt động tôn giáo không tốt, cũng không phải vì nghề nghiệp trong mục vụ là xấu – anh ta làm việc trong mục vụ. Nhưng anh ấy lo lắng các sinh viên đang chuyển đổi ngành học bởi đơn giản họ không tìm thấy được bất kỳ ngành nào có thể trọn vẹn hoặc hữu ích hơn công việc trong mục vụ.
Các trường đại học khác, nhiều trưởng ban tại ký túc xá có nan đề ngược lại: Sinh viên làm bất cứ điều gì có thể để tránh xa mục vụ, xem đó là một nghề nghiệp hạng hai, không phải là một chức vụ thực sự. Năm này qua năm khác, nhiều vị trí quan trọng trong các nhà thờ và tổ chức truyền giáo không được thực hiện.
Những sinh viên – nhà truyền giáo trẻ ngày nay đang đối mặt với cùng một cuộc chiến nội tâm: quyết định giữa nghề nghiệp trong mục vụ hoặc một công việc trên thương trường.
Đối với những người ở thương trường, chức vụ trong ban ngành không phải là một công việc thực sự, bởi họ bị hạn chế về tài chính. Nhưng với những người trong chức vụ, nghề nghiệp thế tục không phải “công việc thực sự” vì chúng không tập trung vào công việc của Đức Chúa Trời, như những linh hồn lạc lối hay nhiều đứa trẻ đang đói khát.
Vì vậy, làm thế nào để một sinh viên lựa chọn giữa công việc mục vụ và thị trường? Là một trưởng ban mục vụ trong trường học, giúp các sinh viên đưa ra quyết định này, tôi đã nhận thấy hai lý do sai lầm mà sinh viên khi chọn nghề nghiệp:
1. Để có được sự sung túc, an ninh và sự chấp thuận của người khác.
2. Để biện minh cho vị trí của mình trước Chúa.
Những sinh viên đi theo con đường đầu tiên có thể chọn nghề nghiệp tuyệt vời nhưng với tất cả những lý do sai lầm. Họ đau khổ vì nguồn an ủi và an ninh chính của họ không đến từ Đức Chúa Trời yêu thương, mà từ một mức lương hoặc chính bản thân. Công việc của họ bị ảnh hưởng bởi vì mục tiêu chính không phải là một phần trong công việc Chúa cho thế giới nhưng để cải thiện vị trí xã hội của họ.
Lựa chọn thứ hai cũng phá hủy không kém nhưng tinh tế hơn. Một số sinh viên muốn tìm sự nghiệp làm hài lòng Chúa nhất, vì họ tin rằng bản thân tự quyết định chọn một công việc sẽ làm Chúa thất vọng. Họ sống với nỗi sợ khi hướng về tương lai hoặc một cảm giác tội lỗi liên tục, ẩn giấu trong các quyết định nghề nghiệp của họ.
Kiến tạo của Chúa cho công việc
Điều mà cả hai định hướng này còn thiếu đó là hiểu biết đúng về sự kiến tạo của Đức Chúa Trời cho công việc.
Tim Keller, Mục sư Hội thánh Đấng Cứu Chuộc ở New York định nghĩa rằng “công việc là cách sắp xếp lại nguyên liệu thô từ công tác sáng tạo của Đức Chúa Trời nhằm mục đích hưng thịnh của con người.” Với cuốn sách mới của ông, “Mỗi Nỗ Lực Đều Tốt Đẹp: Kết nối công việc của bạn với công việc của Chúa”, Keller phát triển một nền tảng về công việc quay trở lại thời điểm sơ khai của sự sáng tạo.
“Kinh Thánh bắt đầu nói về công việc ngay khi bắt đầu nói về bất cứ điều gì”, ông viết. “Đây là cốt lõi quan trọng và cơ bản.”
Điều đầu tiên cũng là động từ đầu tiên mà Chúa làm trong Kinh Thánh – công việc: “Đức Chúa Trời tạo nên trời và đất.” Sự sáng tạo được mô tả như là công việc trong suốt Sáng thế ký 1, cho đến khi Đức Chúa Trời nghỉ ngơi (trong Sáng thế ký 2). Điều tiếp theo Đức Chúa Trời làm là giao cho con người một nhiệm vụ – công việc – để phát triển và trau dồi sự sáng tạo của Ngài: “Đức Chúa Trời đem con người và đặt vào vườn Địa Đàng để chăm nó và giữ nó” (Sáng thế 2:15).
Giống như một số trước giả, Keller dùng Sáng thế ký chương 1 và 2 để làm tăng sự biện giải về phẩm giá và giá trị vốn có của tất cả các công việc chính đáng.
“Công việc có phẩm giá”, ông Keller viết, “bởi đó là việc mà Chúa làm và vì chúng ta được thay vào đó để tiếp tục công việc, với tư cách là quản gia”.
“Chúng ta dự phần vào những công việc mà Chúa đã hoàn tất sự sáng tạo ban đầu. đem lại trật tự từ sự hỗn loạn, xây dựng nên cách sáng tạo một nền văn minh từ nguyên liệu vật chất của con người tự nhiên, chăm sóc tất cả những gì Chúa tạo ra. Đây là một phần quan trọng của mục đích chúng ta được tạo dựng”.
Điều này có nghĩa, khi bạn làm việc, bạn đang tỏ bày hình ảnh của Đức Chúa Trời, Đấng đã và vẫn đang làm việc (Giăng 5:17). Bạn đem lại trật tự khỏi sự hỗn loạn, như việc bạn cân bằng ngân sách của công ty hoặc sắp xếp một căn bếp. Bạn minh chứng sự Nhập thể qua việc di chuyển đến địa điểm mới như một mục sư hoặc nhà truyền giáo. Bạn bày tỏ ý muốn sáng tạo của Chúa từ những nơi không có gì khi vẽ nên một khung cảnh (ngay cả khi đó không phải là hình ảnh Thập tự giá).
Những công việc này không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, mà còn bày tỏ sự quan phòng của Chúa đối cùng sự sáng tạo của Ngài. Hãy nghĩ về bữa tối của bạn! Trước khi ăn, bạn cầu nguyện “Cảm ơn Chúa, vì bữa ăn này”, có phải ý bạn là “Cảm ơn Chúa đã cho bữa ăn này từ trời rơi vào đĩa trước mặt chúng con?” Không. Bạn đang cảm ơn Chúa vì đã sử dụng nông dân, tài xế xe tải, kỹ sư đường cao tốc, chuyên gia điện lạnh và nhân viên cửa hàng tạp hóa làm đại lý của Ngài trong việc cung ứng cho bạn. Mỗi người trong số họ, dù nhận biết hay không, đã thể hiện sự cung ứng đầy yêu thương của Chúa theo suốt bạn.
Điều này áp dụng cho tất cả các công việc, với một số trường hợp ngoại lệ – việc buôn bán gái mại dâm là sự lạm dụng việc sáng tạo của Chúa và đã làm mất phẩm giá con người, hoặc điều tương tự như cho vay nặng lãi, hoặc tội phạm có tổ chức. Sự cầu nguyện, Kinh Thánh, việc tư vấn và lương tâm có lẽ là những chìa khóa để xác định công việc chính đáng.
Tất nhiên, không có nơi làm việc nào là hoàn hảo (ngay cả trong mục vụ), và một phần trong nhiệm vụ của chúng ta, những người đầy dẫy Đức Thánh Linh, hãy mang đến sự biến đổi tại nơi làm việc. Chúng ta cũng có nhiệm vụ chân thành chia sẻ về đức tin với đồng nghiệp, và sử dụng một phần thu nhập để phát triển công tác Chúa trong cộng đồng và thế giới (bao gồm cả những người trong mục vụ, khi họ là những người nhận sự dâng hiến đó).
Đây là tất cả những điều chúng ta nên làm với công việc của mình – nhưng không việc nào trong đó có thể biện minh cho công việc của chúng ta. Cố gắng biện minh cho công việc dựa trên các yếu tố bên ngoài sẽ dẫn đến thất bại, mặc cảm và kiệt sức. Bởi vì tất cả các công việc trung thực đều bày tỏ ra hình ảnh của Đức Chúa Trời và minh chứng sự chăm sóc của Ngài, nó có giá trị ngay cả chỉ duy một đồng nghiệp đến với đức tin, hay chỉ có một xu được dâng hiến cho việc lành.
Lối tư duy về công việc này phá vỡ sự phân biệt giữa mục vụ và thương trường. Cả hai trở nên một phần của một định hướng chung lớn hơn: công việc của Chúa.
Là những đại diện và là những người mang hình ảnh của Đức Chúa Trời, tất cả những ai làm công đều được tiếp cận với món quà miễn phí, vô giá về giá trị và nhân phẩm trong công việc của họ.
Bởi vì tất cả công việc là công việc của Chúa, những người theo đuổi các vị trí trên thương trường sẽ không nói với những người trong mục vụ “Tôi không cần bạn”, hay những người trong mục vụ đối với những người tại thương trường, “Tôi không cần bạn nữa” (1 Cô-rinh-tô 12:21). Thay vào đó, cả hai đều có giá trị, cả hai đều hữu ích và cả hai đang cùng nhau xây dựng Vương quốc của Đức Chúa Trời.
(Nguồn: cru.org)
Leave a Reply