COVID-19: Tìm đến Chúa Jêsus trong thời điểm “đồng vắng”

Oneway.vn – Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đang làm cuộc sống mất phương hướng, nhưng Đức Chúa Trời ở cùng và đang dẫn dắt chúng ta đi qua.

Sự chết chóc, lo lắng đến và áp đảo chúng ta như một làn sóng. Chúng ta cảm thấy bị trần trụi, cằn cỗi và mất phương hướng trước sức nóng của thực tế mới này. Thời khắc hiện tại với đại dịch COVID-19 là một thời khắc đồng vắng cho toàn thế giới.

Thời điểm đồng vắng, nhìn và cảm nhận mọi thứ chỉ là chết chóc, nhưng đây cũng có thể là nơi Chúa gặp gỡ chúng ta. Trong giai đoạn mất phương hướng, chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn và tưởng rằng Chúa lãng quên. Đại dịch dường như quá lớn. Ngay cả khi trải qua những mất mát, lo lắng hay đau đớn, chúng ta than khóc cho tình cảnh nghèo túng hoặc thất lạc, những người chưa đến được vùng “đất hứa”. 

Cơ Đốc nhân phải làm gì khi quá nhiều đau khổ, bất công, tội lỗi và sự chết?

Đồng vắng trong những câu chuyện Kinh Thánh không bao giờ đơn giản là nơi bị bỏ rơi. Khi Hagar chạy trốn khỏi sự áp bức của Sarai chủ mình, cô đã ở đồng vắng, nơi cô gặp Chúa và gọi Ngài là “Đấng nhìn thấy tôi” (Sáng 16:13).

Khi dân Y-sơ-ra-ên được giải thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập, chính những chuyến đi trong đồng vắng đã thách thức và định hướng họ trở lại với Đức Chúa Trời. Ở đó, họ được chu cấp, ngay khi nguồn cung ứng của họ đã hết (Xuất 15-16). 

Những giai đoạn như hiện tại, chúng ta thấy mình bị tước đoạt đi tiện nghi, cảm giác kiểm soát, và những ảo tưởng mà chúng ta có về việc tự trị khỏi Chúa. Tại đây, chúng ta được ban cho cơ hội để nhận biết một Đức Chúa Trời, Đấng dùng quyền năng của mình cho lợi ích của dân Ngài – Đấng quan phòng chúng ta bằng trụ mây và trụ lửa.

Năng quyền Phúc Âm

Khi sử dụng những từ như ‘toàn năng’ để nói về Chúa, chúng ta thấy bằng chứng về sự sụp đổ của thế giới xung quanh: thiếu dụng cụ để xét nghiệm COVID-19 và chăm sóc y tế đầy đủ ở các nước nghèo; những người vô gia cư và tù tội có rất ít hoặc không có nguồn cung ứng; và ngay cả những người có công việc ổn định cũng phải vật lộn với sự lo lắng về sự cung ứng sắp hết hoặc khả năng mất việc. Thế giới của chúng ta đang đi về đâu?

Những thời khắc trong đồng vắng dường như là sự chết, nhưng cũng sẽ là nơi Chúa gặp chúng ta. Đồng vắng cho chúng ta thấy năng quyền của Phúc Âm luôn chuyển chúng ta từ có định hướng, mất phương hướng, rồi trở lại sự định hướng. 

Giờ đây chúng ta lại muốn bỏ qua giai đoạn mất phương hướng trong đồng vắng, có lẽ thế mà chúng ta tìm lãng quên trong giải trí, ăn uống, vì không biết cách để vượt qua sự mất mát, than khóc và đau buồn. Nhưng sự mất phương hướng không phải là kết thúc. 

Khi bị cám dỗ nơi đồng vắng, chính Chúa Jêsus đã bị Satan đưa lên một ngọn núi cao và nói phải thờ phượng chúng, để cho thấy quyền lực là thứ có thể đạt được mà không mất gì. Giống như sự cám dỗ của Ngài, chúng ta luôn muốn vượt qua đau khổ, để có được cuộc sống tốt đẹp mà không phải chịu đau đớn.

Tôi buộc tự hỏi mình các câu hỏi:

– Tôi có thể trưởng thành mà không đau đớn?

– Tôi có tin rằng Chúa dùng sự mất mát để khiến tôi giống con của Ngài hơn không?

– Có phải đại dịch là lúc định hướng lại niềm tin của tôi vào một Đức Chúa Trời tốt lành và yêu thương?

Cách tôi trả lời những câu hỏi này hoặc tương tự sẽ liên quan đến việc thời gian rắc rối này định hình tôi như thế nào từ bây giờ, trong những tháng, năm tới và với bất cứ điều gì sẽ đến.

Lời mời gọi bước vào đồng vắng

Nhớ lại những người Do Thái khi xưa, chúng ta tự hỏi liệu Đức Chúa Trời có đưa chúng ta vào đồng vắng để từ bỏ và giết chúng ta không (Dân ký 20:4). Tuy nhiên, câu chuyện này cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời dự định hoang mạc là nơi để giải cứu. 

Trong cuốn sách ‘Một Thảm Họa Tuyệt Mỹ’ (A Beautiful Disaster), tác giả Marlena Graves viết, ‘Ngài đã mang chúng ta vào để cứu chúng ta, để thấy sức mạnh của Ngài, đem đến sự an ủi và làm cho chết bất cứ thứ gì không phải của Ngài’. 

Là con người hữu hạn, chúng ta không hiểu sự quan phòng và lòng tốt của Chúa tương ứng với sự hiểm ác của virus này như thế nào. Nhưng chúng ta biết rằng trong sự vận hành của Chúa, không có gì là lãng phí. Như với tất cả những thử thách trải qua, Ngài tận dụng những kinh nghiệm này để thánh hóa và đưa chúng ta đến gần với chính Ngài hơn. 

Hoang mạc sẽ đưa chúng ta vào sâu hơn để nhận biết một Đức Chúa Trời tốt lành hoặc khiến chúng ta quay lưng và chạy theo vương quốc của sự kiểm soát chính chúng ta.

Sự cám dỗ là luôn muốn lướt qua đau khổ, để có được cuộc sống tốt đẹp mà không phải đau đớn.

Trong những thời khắc này, khi chúng ta bị khô hạn bởi hoang mạc, mong muốn ổn định. Chúng ta có một lời mời: Liệu chúng ta có thể ‘phơi bày bản thân trước sự mất mát có ý nghĩa’, trở nên mỏng manh, dễ tổn thương trước thế gian?

Cuộc sống sung mãn trong Đấng Christ được dệt lên từ những nơi cằn cỗi. Vùng hoang mạc dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng đều liên đới đến việc buông bỏ những gì là thiết yếu. Chính trong bối cảnh này, Chúa Jêsus đã đối mặt sự cám dỗ, đã chiến thắng điều mà dân Ngài nỗ lực nhưng thất bại trong những hoang mạc của họ.

Điều này có nghĩa ngay cả khi chúng ta được định hướng quay về với Đức Chúa Trời, ngay cả khi chúng ta chiến đấu với chính tiến trình (chọn để vô cảm, trốn thoát hoặc cố gắng kiểm soát), Chúa Jêsus không chỉ là một ví dụ: Ngài chiến thắng cám dỗ trước vinh quang. Ngài chịu thập giá. Ngài đã được phục sinh với cuộc sống mới, tất cả là cho lợi ích của chúng ta.

Khi thức dậy trên giường mồ hôi ướt đẫm với những lo lắng, khi chúng ta cố làm lơ bằng vô số cách, khi cảm thấy chán nản và bất lực trước cuộc chiến toàn cầu hiện nay, chúng ta có thể chọn nghỉ ngơi trong Đấng Christ. 

Ngay trong đại dịch về sức khỏe toàn cầu này, hãy tìm đến Chúa Jêsus – Đấng Emmanuel, nghĩa là ‘Chúa ở với chúng ta’ và sẵn sàng hành động vì Danh của Ngài.

 

Dịch: Zayin
(Nguồn: Global7.tv)


Posted

in

, ,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *