Oneway.vn – Chúa cho phép corona vi-rút vào trong thế giới, cũng như tất cả các thiên tai khác, một bức tranh thế giới vật chất bày tỏ sự kinh hoàng về đạo đức và sự xấu xa về tâm linh của tội lỗi đang coi thường Đức Chúa Trời.
SỰ THẬT LÀ, TỘI LỖI – LÀ LÍ DO của sự tồn tại tất cả những khổ đau về thể xác. Kinh thánh mô tả việc xâm nhập của tội lỗi vào thế giới, cho thấy tội lỗi là nguồn gốc của sự tàn phá và khốn khổ toàn cầu (Sáng thế 3:1-19). Phao-lô tóm tắt nó trong Rô-ma 5:12: “Như vậy bởi một người, tội lỗi đã vào thế gian, rồi bởi tội lỗi, sự chết đã xâm nhập, và như thế sự chết đã lan tràn đến mọi người, vì mọi người đều đã phạm tội”.
Thế giới đã bị tan vỡ kể từ đó. Tất cả vẻ đẹp của nó được đan xen với cái ác, thảm họa, bệnh tật và sự tuyệt vọng. Đức Chúa Trời đã tạo ra thế giới hoàn hảo. “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt-lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu” (Sáng 1:31), nhưng từ khi nhân loại rơi vào tội lỗi cho đến tận ngày nay, lịch sử, với tất cả những điều kỳ diệu của nó, là một băng chuyền của sự chết.
Sự sa ngã chịu sự phán xét
Kinh thánh không xem sự sa ngã này chỉ là tự nhiên, mà là sự phán xét của Thiên Chúa đối với một thế giới tội lỗi. Ở đây, cách Phao-lô mô tả những ảnh hưởng của sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với thế giới vì tội lỗi:
“Muôn vật đã bị lệ thuộc sự hư không, chẳng phải tự ý, nhưng bởi Đấng muốn chúng lệ thuộc, với hi vọng rằng chính muôn vật rồi đây cũng sẽ được giải phóng khỏi thân phận nô lệ cho sự hư nát, để chung hưởng sự tự do trong vinh quang của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng tất cả tạo vật đều than thở và quặn thắt cho đến ngày nay”. (Rô-ma 8:20-22)
Sự hư không. Nô lệ cho sự hư nát. than thở và quặn thắt. Đây là những hình ảnh về sự tàn phá và khốn khổ toàn cầu kể từ khi tội lỗi xâm nhập vào thế giới. Phao-lô nói rằng sự tàn phá này là do Phán xét của Đức Chúa Trời: “Muôn vật đã bị lệ thuộc sự hư không, chẳng phải tự ý, nhưng bởi Đấng muốn chúng lệ thuộc” (8:20).
Không phải Sa-tan đã bắt phục trong hy vọng. Không phải A-đam đã bắt phục trong hy vọng, mà chính Chúa đã bắt phục. Như Phao-lô đã nói trong Rô-ma 5:16, “sự phán xét một người phạm tội đưa đến hình phạt”. Ngay cả con dân Chúa cũng chịu dưới sự phán xét, phân đoạn này chứa đầy hy vọng, “để chung hưởng sự tự do trong vinh quang của con cái Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:21). Chúa có một kế hoạch tuyệt vời cho một sáng tạo mới, nơi mà “Ngài sẽ lau ráo đi nước mắt họ” (Khải huyền 21:4).
Nhưng bây giờ, tất cả chúng ta đều ở dưới sự phán xét của Ngài. Ngài đã khiến cả thế giới phải lệ thuộc sự chết, thảm họa và khốn khổ. Vâng, ngay cả những đứa con của Ngài, những người mà Ngài đã “định trước…để nhận con nuôi” (Ê- phê-sô 1:5) được cứu bởi dòng huyết Ngài (Ê-phê-sô 1:7), và được chỉ định cho sự sống đời đời (Ê-phê-sô 1:18) – ngay cả khi chúng ta đau khổ và chết vì sự phán xét của Chúa trong sự sa ngã.
“Không những muôn vật mà cả chúng ta là những người có Thánh Linh là trái đầu mùa, cũng than thở trong lòng đang khi mong đợi được làm con nuôi, là sự cứu chuộc thân thể chúng ta” (Rô-ma 8:23). Khi Cơ Đốc nhân bị cuốn đi bởi sóng thần. Cơ Đốc nhân bị giết trong các cuộc tấn công khủng bố. Cơ Đốc nhân bị chết vì đại dịch corona vi-rút.
Sự thánh hóa, không phải trừng phạt
Sự khác biệt đối với các Cơ Đốc nhân, những người nhận biết Đấng Christ như là kho báu tối cao của họ – thì sự trải nghiệm của chúng ta về sự bại hoại này không phải là sự kết án. “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán-phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus-Christ.” (Rô-ma 8:). Nỗi đau đối với chúng ta là sự thánh hóa, không phải trừng phạt.
“Đức Chúa Trời không định chúng ta cho sự phẫn nộ” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9).
Chúng ta cũng sẽ chết vì bệnh tật và bởi thảm họa như tất cả mọi người. Nhưng đối với những người ở trong Đấng Christ, thì cái “nọc” của sự chết đã bị xóa. (1 Cô-rinh-tô 15:55)
“Sự chết là điều ích lợi” (Phi-líp 1:21)
Qua đời là “muốn đi cùng với Đấng Christ” (Phi-líp 1:23).
Sa-tan là có thật và bị giới hạn
Khi tôi lần theo dấu vết sự khốn khổ của thế giới này trở lại với phán quyết của Đức Chúa Trời, tôi không thể nhắm mắt khước từ trước sự thật rằng sa-tan có liên quan đến sự khốn khổ toàn cầu của chúng ta. Kinh thánh gọi hắn là “thần của đời này” (2 Cô-rinh-tô 4:4), là “kẻ cai trị thế gian này” (Giăng 12:31) và là “vua cầm quyền chốn không trung” (Ê-phê-sô 2:2). Sa-tan đã từng là “kẻ giết người từ ban đầu.” (Giăng 8:44), sa-tan trói buộc và áp bức nhiều người bởi bệnh tật (Lu- ca 13:16; Công vụ 10:38).
Nhưng Sa-tan ở trong sự xiềng xích. Dây xích nằm trong tay Chúa. Sa-tan không hành động mà không có sự cho phép của Chúa. Sa-tan chỉ hành động với sự cho phép và giới hạn (Gióp 1:12; 2: 6; Lu-ca 22:31; 2 Cô-rinh-tô 12:7). Đức Chúa Trời cuối cùng quyết định mức độ thiệt hại của sa-tan. Sa-tan không tách rời khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Sa-tan phục vụ cho sự phán xét đó cách vô tình.
Câu hỏi then chốt
Đây là câu hỏi mang ý nghĩa của corona vi-rút vào trọng tâm sâu sắc hơn. Tại sao Đức Chúa Trời cho phép đại dịch xảy ra và đây là lời cảnh tỉnh về một thế giới suy đồi về đạo đức? A-đam và Ê-va đã khinh thường Đức Chúa Trời. Tấm lòng họ quay lưng lại với Ngài. Họ dành lấy sự khôn ngoan của riêng mình thay cho sự khôn ngoan của Ngài. Họ đã chọn sự độc lập hơn niềm tin. Sự bất chấp, sở thích và sự lựa chọn này là một tội ác tâm linh lẫn đạo đức. Đó là tội lỗi trong linh hôn trước tiên, không phải trong cơ thể. Đó là mối liên hệ với Chúa, không phải con người.
Nhưng để đáp lại cuộc nổi loạn về đạo đức và tâm linh, Thiên Chúa đã khiến thế giới vật chất phải chịu thảm họa và đau khổ. Tại sao? Tại sao Ngài không cho phép thế giới vật chất theo trật tự tốt đẹp nhưng mang lại sự khốn khổ cho con người, dù đó là nơi mà tất cả đều đã bắt đầu?
Câu trả lời
Đây là gợi ý của tôi: Chúa đặt thế giới vật chất dưới sự rủa sả để những nỗi kinh khiếp về thể xác mà chúng ta thấy được xung quanh như bệnh tật và thiên tai, sẽ trở thành một bức tranh sống động bày tỏ về hậu quả tội lỗi sẽ khủng khiếp như thế nào.
Nói cách khác, thế giới vật chất xấu xa là một thí dụ, một vở kịch, một biển báo chỉ dẫn cho sự nổi giận của Chúa với đạo đức của những lần nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Tại sao điều đó có thể phù hợp? Bởi vì trong quan niệm hiện tại của chúng ta, sau khi bị sa ngã và bị che mờ bởi tội lỗi, chúng ta không thể thấy hay cảm nhận được tội lỗi chống lại Thiên Chúa sẽ như thế nào. Hầu như không có ai trên thế giới cảm thấy nỗi kinh hoàng khi đam mê những điều khác hơn Chúa.
Ôi, nhưng làm thế nào chúng ta cảm thấy nỗi đau thể xác của chúng ta! Chúng ta có thể trở nên phẫn nộ như thế nào nếu Chúa chạm vào cơ thể chúng ta! Chúng ta có thể không đau buồn về cách chúng ta hạ thấp Chúa mỗi ngày trong tấm lòng của chúng ta. Nhưng hãy để corona vi-rút đến và đe dọa cơ thể chúng ta, cảnh tỉnh chúng ta. Nỗi đau thể xác là tiếng kèn Đức Chúa Trời nổ vang để nói với chúng ta rằng có một cái gì đó sai lầm khủng khiếp trên thế giới. Bệnh tật là bức tranh Đức Chúa Trời vẽ nên trong cõi vật chất của tội lỗi giống như trong cõi tâm linh. Và đó là sự thật, mặc dù ngay cả một số người tin kính nhất thế giới cũng mắc phải những căn bệnh và dị tật đó.
Tai họa là bản phác thảo của Đức Chúa Trời về những gì tội lỗi đáng phải chịu và một ngày nào đó nó sẽ nhận được sự phán xét tồi tệ hơn gấp ngàn lần. Chúng là những lời cảnh báo. Chúng là những lời cảnh tỉnh để thấy sự kinh khiếp về đạo đức và sự xấu xa về tâm linh tội lỗi đã chống lại Thiên Chúa.
Liệu tất cả chúng ta có thể nhìn thấy, cảm thấy ghê tởm, xúc phạm, gớm ghiếc như thế nào khi đối cùng Đấng Tạo Hóa của chúng ta với sự khinh miệt, phớt lời Ngài và không tin tưởng Ngài và hạ thấp Ngài, ít chú ý đến Ngài hơn cả kiểu tóc của chúng ta .
Chúng ta cần phải thấy điều này, và cảm nhận điều này, hoặc chúng ta sẽ không hướng về Đấng Christ để được cứu thoát khỏi sự xấu xa của tội lỗi. Chúng ta có thể khóc để thoát khỏi hình phạt của tội lỗi. Nhưng liệu chúng ta sẽ thấy và ghét sự hạ thấp, xấu xa về đạo đức của tội lỗi? Nếu chúng ta không xấu xa, thì Đức Chúa Trời đã không cần cung cấp những hình ảnh miêu tả sống động về nó trong sự khốn khổ về thể xác – như corona vi-rút. Vì vậy, Thiên Chúa đang thương xót và hét lên với chúng ta trong những ngày này:
Hãy thức dậy! Tội lỗi chống lại Đức Chúa Trời là như thế này! Thật kinh khủng và đau thương. Và sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với corona vi-rút.
John Piper, dịch Nathan Tran
(Theo sách Corona vi-rút & Đấng Christ)