‘Đấng Tự hữu Hằng hữu’ luôn ở cùng bạn

Oneway.vn – Trong một số trường hợp, cái tên chính là cách thể hiện bản thân của ai đó cách sâu sắc nhất.

Khi một cặp vợ chồng phát hiện ra người vợ đang mang thai, một trong những điều đầu tiên họ làm là bắt đầu tìm kiếm một cái tên thật mạnh mẽ để có thể xác định và định hình cuộc đời đứa trẻ.

Ví dụ, tên của tôi là Matthew xuất phát từ tên theo tiếng Hê-bơ-rơ là “Mat-ti-ya-hu”, có nghĩa là “ Món quà của Đức Giê-hô-va”. Khi ba mẹ đặt cho tôi cái tên Matthew, họ muốn nói rằng cuộc đời tôi có giá trị và mục đích, nó không phải là ngẫu nhiên hay là một sự cố.

Trong một số trường hợp, cái tên có thể nói lên người ấy là ai.

Trong khi cả thế giới đang đối mặt với đại dịch chưa từng có COVID-19, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tìm thấy sự bình an trong ý nghĩa của một danh xưng cụ thể : Yahweh

Mặc dù chúng ta thường gọi Thần của cả Kinh Thánh đơn giản là “Chúa”, nhưng Ngài cũng có một tên riêng. Bạn có thể tìm thấy danh xưng này, Yahweh, được dịch trong Kinh Thánh là Giê-hô-va hay là CHÚA với kí tự in hoa.

Danh xưng này không chỉ là độc nhất vì để phân biệt Chúa của Kinh Thánh với tất cả những thần, thánh khác mà còn là vì ý nghĩa của nó. Chúa bày tỏ danh Ngài lần đầu tiên  trong Xuất Ê-díp-tô ký 3 khi Ngài gọi Môi-se để đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai Cập. 

“Môi-se thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Nầy, tôi sẽ đi đến dân Y-sơ-ra-ên, nói cùng họ rằng: Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi; nhưng nếu họ hỏi: Tên Ngài là chi? thì tôi nói với họ làm sao? 14 Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu (I am who I am); rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi”. (Xuất-Ê-díp-tô ký 3:13-14)

Đó là một cách kì lạ để giới thiệu bản thân. Nếu bạn gặp tôi và tôi nói rằng,” Chào, tôi là…” và dừng tại đó, bạn sẽ nghĩ tôi có điều gì đó sai, đúng không? Tôi phải thêm vào đó là: Tôi là Matt, hoặc là Tôi là một Mục sư, là chồng, là cha. Vậy Chúa muốn bày tỏ điều gì khi nói “Ta là chính Ta – Đấng Tự hữu Hằng hữu”?

Chúa muốn điều gì khi cố tình thổi bay các định nghĩa về cách chúng ta học hỏi để tìm hiểu Ngài là ai. “Ta là chính Ta” có nghĩa Chúa là vô định; bạn không thể đặt Ngài vào trong hộp hay vật liệu nhân tạo nào khác.

Thật sự, một cách diễn tả tốt nhất ở đây là, “Ta là Đấng Tự Hữu”, Ngài là Đấng mà hòa cảnh và tình huống không thể định hình được bản tính hay tính chất của Ngài. Ngài phán rằng: “Ta là thành tín; Ta không thay đổi. Ta không phải là hôm nay thế này và ngày mai thế khác. Ta luôn là chính Ta, và Ta mãi không đổi”.

Điều đầu tiên chúng ta quan sát được về Danh xưng của Chúa – Đấng toàn năng – nghĩa là Ngài luôn đi trước chúng ta. Trong khi chúng ta là hữu hạn và yếu đuối, Chúa là vô hạn và toàn năng. Đối với chúng ta có vẻ như thế giới này đang mất kiểm soát, nhưng Chúa không rúng động. Không có sự nguy cấp trên thiên đàng.

Đó là lý do tại sao trong Xuất ê-díp-tô 3:16-22, Chúa phán cùng Môi-se chuyện gì sẽ xảy ra cách chính xác. Một sự đụng độ đã xảy ra giữa “Ta là Pha-ra-ôn” và “Ta là Đấng Tự Hữu”.

“Ta là Pha-ra-ôn”, từng là người lãnh đạo của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới từ trước đến nay. Ai Cập có quân đội lớn mạnh nhất, công nghệ phức tạp nhất và kiến trúc tốt nhất. Người Ai Cập xem Pha-ra-ôn như một vị thần sống. Nhưng trong trận chiến này, chỉ có một người chiến thắng chính là “Ta là Đấng Tự Hữu.” Bây giờ, khi bạn đối mặt với” Đấng Tự Hữu”- Chúa quyền năng, Đấng mà các Pha-ra-ôn và các vua đời này không có cơ hội so bì – một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong đầu vậy “Tôi là ai?”.

Câu hỏi này chúng ta đã từng tự hỏi bản thân mình nhiều lần, đặc biệt là khi chúng ta đang đối mặt với nghịch cảnh

Xuất Ê-díp-tô 3:11, Môi-se đã nhận được câu trả lời bất ngờ khi hỏi Chúa câu này: “Tôi là ai mà dám đi đến Pha-ra-ôn đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai Cập?”

Nếu xét theo tiêu chuẩn của con người, không ai phù hợp để dẫn dắt dân sự của Chúa ra khỏi Ai Cập hơn Môi-se. Chỉ cần nhìn vào lý lịch của Môi-se: thông thạo tiếng Ai Cập, được nuôi dạy bởi những người giỏi nhất trong gia đình Pha-ra-ôn, một chuyên gia về văn hóa và tôn giáo của Ai Cập, quen biết với những người quyền lực nhất trong vùng đất, thậm chí còn có bản thiết kế của nhà Pha-ra-ôn. Nhưng Chúa không đề cập đến những điều này, Ngài không cổ vũ Môi-se hay là xoa dịu nỗi sợ của ông với bình luận như, “Con rất tuyệt vời Môi-se! Con là người chiến thắng!”, thay vào đó, Chúa phán với Môi-se: “Ta sẽ ở cùng ngươi” (Xuất 3:12).

Chúa không những là Đấng toàn năng – Ngài đi trước chúng ta, nhưng Ngài còn là Đấng toàn tại – Ngài luôn ở cùng chúng ta.

Phần đầu của phân đoạn Kinh Thánh, Chúa phán với Môi-se rằng Ngài “thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta”, “nghe thấu tiếng kêu rêu”, “biết được nỗi đau đớn của họ” và Ngài “ngự xuống đặng cứu họ”. (Xuất 3:12)

Lời hứa tuyệt vời trong Xuất Ê-díp-tô ký rằng Chúa – Đấng Tự hữu Hằng hữu luôn đồng hành cùng chúng ta. Sự hiện diện của Ngài là câu trả lời cho những lo lắng và sợ hãi của chúng ta giữa sự hỗn loạn và nỗi sợ về COVID-19 hay mọi điều khác. 

Chúa không thay đổi, và Ngài sẽ không từ bỏ chúng ta!

 

Nguồn: christianitytoday ;Dịch: Thanh Vy

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *