Oneway.vn – Trong Nhã ca 1:1, cô gái trẻ Su-la-mít yêu một vị vua. Khi mối quan hệ của họ phát triển, cô gái trẻ cùng sự non nớt, cô đã đối mặt với lời mời gọi của vua đến một cuộc sống đầy đủ, sâu sắc hơn cùng ngài trong công việc (Nhã ca 1:10; 5: 2). Đầu tiên, cô từ chối (Nhã ca 2:17; 5: 3), dẫn đến sự gián đoạn giữa họ, cũng như sự cô lập của cô (Nhã ca 3: 1-4; 5: 5-6).
Nhà vua đã thực hiện điều ngài đã mời gọi cô cùng làm – nhưng vua làm điều đó mà không có cô. Vị trí của cô trong cuộc đời vua không thay đổi; tình cảm vua dành cho cô không hề suy giảm. Cô chỉ đơn giản bỏ lỡ một trải nghiệm sâu sắc, phong phú hơn trong mối quan hệ của cô với vua.
Kinh Thánh đầy dẫy những kiến thức sâu sắc về quá trình trưởng thành: từ khi mới sinh (Giăng 3: 3) và sữa cần thiết để nuôi dưỡng chúng ta khi còn nhỏ (1 Phi-e-rơ 2: 2), đến sự phát triển cần thiết để chúng ta ăn được thức ăn và thịt khi đã trưởng thành trong ân điển và Phúc âm (Hê-bơ-rơ 5: 11-14). Phao-lô nói về sự phát triển này một cách rõ ràng đặc biệt, rằng chúng ta không chỉ đơn giản già đi khi trưởng thành. Ông xác định 3 giai đoạn phát triển của cuộc sống: đầu tiên là “con trẻ”, sau đó là “người trẻ tuổi”, và cuối cùng là “người cha” (1 Giăng 2: 12-14). Không chỉ người già, mà còn là người cha.
Việc chúng ta phải làm
Điều này có liên quan gì đến câu chuyện của Su-la-mít? Kể từ khi con người nhìn thấy bình minh lần đầu tiên, Chúa đã ra lệnh chúng ta “làm cho đầy dẫy đất” (Sáng 1:28). Điều này đã được lặp lại và nhân đôi trong Đại Mạng Lệnh Chúa Jesus giao cho chúng ta:
Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. (Ma-thi-ơ 28: 19-20).
Chúng ta phải môn đồ hóa muôn dân. Đây là cách chúng ta tham gia vào công việc Vua đang làm trên thế giới ngày nay.
Nhiều người trong chúng ta đã gặp Chúa Jesus giống như Su-la-mít gặp Sa-lô-môn của cô ấy. Bị cuốn vào tất cả những gì Vua có, chúng ta không muốn gì hơn là ngồi dưới bóng người và hưởng trái ngọt ngào (Nhã ca 2: 3). Điều này thật quý giá và quan trọng, chúng ta thường xuyên ngắm nhìn nó qua nhiều năm vâng lời để được nhắc nhở về vẻ đẹp của Vua.
Tuy nhiên, khi có mối tương giao mật thiết và hiệp nhất với Vua, Ngài sẽ đưa ra những lời mời để chúng ta đi xa hơn, để ngắm xem, thưởng thức và trải nghiệm nhiều hơn về Ngài, nhưng chúng ta phải bước ra trên những cánh đồng vượt khỏi những tán cây râm mát. Và đôi khi, giống như Su-la-mít, chúng ta nói không với lời mời của Vua.
Nếu chúng ta từ chối Vua
Sự chối từ này khiến chúng ta phải trả giá, không phải ngay lập tức ngay trước ngai vàng – vì chúng ta đã được cứu, mãi mãi thuộc về Vua, Ngài đời đời quan tâm và yêu thương chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không được trải nghiệm “bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu” của tình yêu Đấng Christ, là điều không thể đo lường được (Ê-phê-sô 3: 17-19).
Vì Ngài là người chăn hiền lành (Giăng 10:11), vì sự dẫn dắt Ngài trong cuộc sống chúng ta là hoàn hảo, vì Ngài cam kết sự tốt đẹp và phát triển của chúng ta trong Ngài, vì Ngài ghen tị và muốn chúng ta ở bên Ngài (Giăng 17:24), Chúa đáp lại sự non nớt chúng ta theo những cách giúp chúng ta tăng trưởng và phát triển. Đôi khi điều này có nghĩa là chúng ta sẽ cảm thấy xa Ngài, và khao khát Ngài (Nhã ca 3: 1-4). Đôi khi điều này có nghĩa là ta phải trải qua những khó khăn để thúc đẩy ta tìm kiếm Ngài ở những nơi xa lạ (Nhã ca 5: 5-6).
Đối với riêng tôi, điều này rất rõ ràng. Khi tôi xin Chúa “hãy kéo tôi” (Nhã ca 1: 4 NKJV), Chúa đã đưa tôi đến đất nước mà giữa các dân tộc chưa biết Ngài. Nhưng bất cứ nơi nào Ngài kêu gọi, chúng ta đều được giao phó cùng một nhiệm vụ: đi khắp mọi nơi, nói với mọi người về Chúa Jesus và dạy họ vâng theo mọi điều Ngài phán.
Tất cả chúng ta đều phải trưởng thành và phát triển để có thể dẫn dắt, xây dựng và gia thêm những môn đồ mới. Nếu trốn tránh, phớt lờ hoặc từ chối nhiệm vụ này, cuối cùng chúng ta sẽ xây dựng ngôi nhà trong bóng râm. Nếu không bao giờ rời khỏi bóng cây râm mát, chúng ta sẽ dành cả cuộc đời duy nhất của mình trong thế gian này, thuộc về thế gian này chứ không vượt lên hơn nữa (Giăng 17: 13-19). Lòng trung thành với Chúa Jesus đòi hỏi chúng ta không thuộc về thế gian, nhưng chắc chắn yêu cầu chúng ta phải sống trọn vẹn với Đại Mạng Lệnh giữa thế gian này.
Chúng ta chỉ có vài ngày ngắn ngủi trên đất
Một ngày nọ, “mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng” sẽ nghe “Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời” (Khải huyền 7: 9; Ma-thi-ơ 24:14). Khi các sinh vật lấy những sự vinh hiển, tôn quí, cảm tạ mà dâng cho Đấng ngự trên ngôi là Đấng hằng sống đời đời (Khải huyền 4: 9-11). Vì sự nhận biết vinh quang Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất như nước đầy tràn biển (Ha-ba-cúc 2:14).
Sau đó, không ai có thể dẫn người khác đến với Chúa nữa; chỉ còn những ký ức tối tắm về thời đại lưu vong, mọi kẻ ác trái ngược với ý muốn Chúa bị ném xuống hồ lửa (Ma-thi-ơ 25:41; Khải huyền 19:20; 20:10). Chúa Jesus sẽ đến để cai trị, trị vì và phục hồi là “sự trông cậy hạnh phước của chúng ta” (Tít 2:13). Sự trông đợi này là quê hương thật của chúng ta: những ngày trên đất này là hữu hạn và chúng ta chỉ có một cuộc đời để làm những gì Chúa Jesus kêu gọi chúng ta làm.
Chúng ta chỉ có vài ngày ngắn ngủi để theo Chúa và giải cứu những người Ngài đã chuộc bằng chính huyết thánh. Chúng ta chỉ có một cơ hội để đập vỡ chai dầu thơm quý giá cho Ngài (Mác 14: 3-9).
Khi chúng ta theo Ngài
Chúng ta được cứu bởi ân điển qua đức tin về những công việc tốt lành Chúa đã sắm sẵn trước khi chúng ta được sinh ra (Ê-phê-sô 2: 8-10). Do đó, khi chúng ta tham gia vào Đại Mạng Lệnh của Chúa, chúng ta trở nên sống động.
Tất nhiên, điều này sẽ bao gồm việc tỉa sửa đau đớn khi chúng ta lớn lên (Giăng 15: 2). Giống như Su-la-mít, chúng ta sẽ khập khiễng từ đồng vắng đi lên, đến nương dựa vào người yêu dấu của nàng (Nhã ca 8: 5). Cuộc phiêu lưu cùng với Chúa Jesus tuy khó khăn, nhưng sẽ còn huy hoàng và thỏa lòng hơn nữa. Với tình yêu thiên thượng, sự hy sinh quý giá của Ngài, chúng ta sẽ luôn được bảo vệ trên mọi nẻo đường.
Và khi chúng ta đi, chúng ta sẽ trải nghiệm một tình yêu mạnh hơn tội lỗi, mạnh hơn nỗi sợ hãi và mạnh hơn kẻ thù lớn nhất của chúng ta – kể cả cái chết (Nhã ca 8: 6; Khải huyền 12:11).
Bài: Stephanie Quick, dịch: Jennie
(nguồn: desiringgod.org)
Leave a Reply