Đừng quên sự Thương khó khi rao giảng Phúc âm

Oneway.vn – Đó là một trải nghiệm mạnh mẽ và đau thắt lòng khi tham dự một buổi nhóm vào ngày Good Friday (Ngày thứ sáu trước lễ Phục Sinh).

Nghe lại câu chuyện phản bội của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt và hát những câu từ trong ca khúc “Were you there when they crucified my Lord” (Tạm dịch: Bạn có ở đó khi họ đóng đinh Chúa tôi?)

Bạn có ở đó khi họ đóng đinh Chúa tôi?

Bạn có thấy họ treo thân Ngài trên thập tự?

Bạn có ở đó khi họ đem Chúa vào ngôi mộ đá?

Bạn có thấy họ lăn hòn đá ra khỏi cửa mộ?

Thật vậy, những hình ảnh đó có thể khiến tấm lòng của con cái Chúa rung động và lệ tràn tuôn. Và chúng ta thường trừu tượng hóa thập giá đến mức cách xa khỏi thực tế nỗi đau của Con Một Đức Chúa Trời. 

Vào ngày Lễ Thương khó, chúng ta được nhắc nhở về sự chết đau đớn tột cùng mà Chúa Jesus phải chịu, cũng như những hình phạt mà Ngài đã vượt qua trong thời điểm đắc thắng.

Tuy nhiên, khi nói về Chúa cho những người trẻ, chúng ta có thể dễ dàng nói về tình yêu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời mà bỏ qua thập tự giá. Nhưng Phúc âm mà không có Thương khó sẽ chỉ mang lại những Cơ Đốc nhân mỏng manh, thậm chí nhu nhược trong một thế giới đầy thách thức.

Đừng giảng dạy một Phúc âm không có sự hy sinh

Một số giáo phái phủ nhận việc Chúa Jesus chết thay cho nhân loại. Họ bỏ qua điều này này bắt đầu từ Sáng thế Ký 3, chi phối Lê-vi Ký, chỉ tập trung làm nổi bật Thi Thiên và các sách tiên tri để tạo nên trọng tâm và cao điểm của sứ mạng Đấng Christ.

Một số người cho rằng Chúa Jesus là nạn nhân bất lực của một thế giới tàn ác, bất công. Khiến sự chết của Ngài chỉ còn là biểu tượng. Họ loại bỏ những gì Tân Ước xác định là trọng tâm của Đồi Sọ: Chúa chết thay cho tội lỗi nhân loại. Quan điểm này nhằm che khuất sự trọn vẹn trong tình yêu mặc dầu của Ngài.

Trong giới truyền giáo, họ không cố tình bỏ qua thập tự giá, nhưng điều đó vẫn xảy ra. Có lẽ vì họ muốn tránh một chủ đề nặng nề, hoặc đó là vì họ “quên”. 

Bất kể lý do là gì, Phúc âm quá thường xuyên được truyền đạt cho trẻ em là “Đức Chúa Trời yêu thương em”, “Chúa Jesus quan tâm đến cuộc sống em”, hay là “Chúa tha thứ tội lỗi của em”. Những điều đó là đúng, nhưng tình yêu của Chúa cao cả hơn bất kỳ loại tình cảm nào. Tình yêu của Ngài tỏa sáng nhất ở thập giá.

Sự chết của Chúa Jesus bao hàm sự hy sinh sâu sắc. Ngài chịu đựng nỗi đau thể xác bị tra tấn và đóng đinh. Ngài đã trải qua nỗi đau tình cảm và xã hội bởi sự sỉ nhục công khai, sự phản bội và sự nhạo báng từ những người mà Ngài đến để cứu. Dù vậy, trên tất cả, Chúa Jesus nhận hình phạt đời đời của Đức Chúa Trời vì Ngài chịu tội thay cho nhân loại.

Đây là ý nghĩa thực sự của tình yêu Thiên Thượng. Tình yêu được trả bằng mạng sống của Chúa trên thập giá.

Cho họ nhìn thấy toàn thập giá

Khi nói về Phúc âm với những người trẻ tuổi, chúng ta phải liên tục kết nối tình yêu của Chúa với thập giá. Giúp họ thấy toàn bộ cái giá phải trả về thể chất, cảm xúc, xã hội và tinh thần. Nỗi đau từ roi da và gai đinh chỉ là một phần trong sự khốn khổ của Chúa Jesus.

Hãy dạy cho những người trẻ tuổi về hậu quả đầy đủ của  tầm quan trọng sự chết của Chúa Jesus, không phải để làm họ xấu hổ, mà là để chứng minh bản chất và chiều sâu của tình yêu Đức Chúa Trời dành cho họ.

Khi một đứa trẻ phát triển thành thiếu niên, thanh niên và trưởng thành, họ phải trả cao cho đức tin của mình hơn. Để trung thành với Chúa Jesus sẽ đòi hỏi sự hy sinh và từ bỏ lớn hơn. Khi phải đối mặt với những khó khăn trong việc vâng lời Chúa Jesus, tại sao một người vẫn bám lấy Chúa? Vì họ biết Ngài đã hy sinh rất nhiều cho họ.

Khi chúng ta kết nối tình yêu của Chúa với thập giá, chúng ta xây dựng cho trẻ em một mô hình tình yêu liên quan đến sự hy sinh. 

Một Phúc âm với thập giá giúp chúng liên kết chặt chẽ tình yêu và trả giá – là hai điều luôn đi đôi với nhau. Và họ hiểu rằng họ cần trả giá để yêu Chúa và người xung quanh.

Tránh chủ nghĩa tình cảm ướt át

Một Phúc âm không có thập giá chỉ là cảm tính. Tình yêu cảm tính có thể cho cảm giác tốt, nhưng cuối cùng lại trở nên nông cạn.

Không ai có thể chấp nhận thay đổi cuộc sống và chịu đựng những khó khăn quá sức để đi theo Chúa chỉ vì những điều họ đọc được trên những tấm thiệp mời.

Một người bạn đại học của tôi, lấy cảm hứng từ mẹ của anh ấy khi bà nỗ lực trợ cấp cho việc học của anh ấy, đã cụ thể hóa sự cam kết bắt nguồn từ tình yêu hy sinh. Anh làm việc không mệt mỏi, chịu đựng những thách thức mà không dao động hay phàn nàn. 

Anh ấy thường nói: “Mẹ tôi đang làm ca đêm để tôi có mặt ở đây. Tôi đang cố gắng với lòng biết ơn”. Sự hy sinh của mẹ để anh ấy được học tập đã định hình thái độ và củng cố quyết tâm khi anh ấy đối mặt với những thách thức.

Tình yêu đích thực của Đức Chúa Trời, bắt nguồn từ sự hy sinh trên thập giá sẽ dẫn đến sự vâng theo lời kêu gọi của Đấng Christ. Điều này tạo nên những Cơ đốc nhân kiên định khi đối mặt với những dị nghị từ xã hội. Nó tạo ra những người trẻ gắn bó lâu dài với Đấng Christ và mang lại những môn đồ với đức tin bền bỉ.

Giá chuộc và tình yêu thương song hành trong tình yêu thương của Chúa cho chúng ta. Chúng ta cũng phải trả giá khi chọn yêu kính Ngài. 

Hãy rao truyền câu chuyện thật sự của thập giá và dấy lên những người trẻ mạnh mẽ cho vinh quang của Đấng Cứu Chuộc. 

 

Bài: Cameron Cole, Dịch: Janebie

(Nguồn: thegospelcoalition.org)

 

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *