Đừng so sánh bản thân với người khác vì bạn tốt hơn thế!

Oneway.vn – Chúng ta thường quan tâm số người theo dõi và lượt thích của những bài bạn đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. 

Chúng ta so sánh điểm số và uy tín của các trường học, so sánh những chức vụ công việc và tiền lương của chúng ta.

Ngày nay, nơi chúng ta nói rằng cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, và so sánh giống như một sản phẩm phụ tự nhiên vậy. Chúng ta đang tham gia vào một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để theo kịp người khác.
Chúng ta dễ dàng bị ganh ghét và so sánh. Và rồi tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể bắt kịp.

Dưới đây là ba cách xử lý – được chuyển thể từ một bài giảng của Mục sư Jeffrey Chong của Hope Church Singapore – giúp bạn thoát khỏi vòng tuần hoàn so sánh, và học cách thực sự vui mừng trước những thành công của người khác.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA TÂM LÝ SO SÁNH

1. Hãy vui mừng vì thành công của người khác

Nhìn chung, chúng ta thường khó chịu thay vì mừng với người khác khi họ thành công. Ngược lại, nếu ai đó gặp chuyện buồn, chúng ta dễ dàng đưa ra những lời an ủi và một bờ vai để dựa vào – bởi chúng ta có thể làm điều đó khi ở vị trí người mạnh hơn, như là người thắng cuộc.

Nhưng khi phải ăn mừng vì thành công của người khác, chúng ta có cảm giác như “anh ấy/cô ấy tốt hơn tôi”. Đó là điều gây khó chịu cho nhiều người, như thể mình đang ở vị trí thất bại.

Nếu không thay đổi điều này, chúng ta sẽ như Vua Sau-lơ, không an tâm và cảm thấy khó chịu vì thực tế là người dân tôn trọng Đa-vít hơn ông (1 Samuel 18:6).

Lời Chúa dạy, hãy thật sự vui mừng với thành công của người khác, đừng ganh tị, hoặc tự cao khi chúng ta thành công (1 Cô-rinh-tô 13:4). Tương tự, nếu ai đó không làm tốt như chúng ta, chúng ta phải học cách cương quyết và cùng chịu đựng. “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng.” (1 Cô-rinh-tô 12:26)

2. So sánh mình với…chính mình

Sau-lơ bắt đầu so sánh mình với Đa-vít thay vì tập trung vào danh tiếng của bản thân là một chiến binh vĩ đại (1 Samuel 18:8). Trong hào quang của những gì người khác nói về Đa-vít, Sau-lơ trở nên bất mãn và không hài lòng với những thành tựu của chính mình, dù rằng không ai phủ nhận những việc ông đã làm.

Khi so sánh bản thân với người khác và nhận ra mình đang làm tốt hơn họ, chúng ta có nguy cơ trở nên kiêu ngạo. Mặt khác, khi nhận ra rằng những người khác đang làm tốt hơn, chúng ta có nguy cơ trở nên ganh tị.

So sánh như là một bài tập không có kết quả; sự thật là chúng ta được kêu gọi để thoả lòng về những gì đạt được mà không cần so sánh với người khác (Ga-la-ti 6: 4 ).

Như một cuộc đua với những điều Chúa đã bày ra cho chúng ta. Những phần thưởng quý giá và các cánh cửa Chúa đã mở, chúng ta hãy cố gắng trở thành người tốt nhất mà Chúa đã định sẵn. (Hê-bơ-rơ 12:1-2). Đừng quan trọng việc thế giới nhìn nhận điều đó như thế nào.

Đây là bí quyết để trở nên thỏa lòng.

3. Hợp tác, không cạnh tranh

Giá như Sau-lơ chọn cùng Đa-vít chiến đấu thay vì chống lại ông. Bạn có thể tưởng tượng họ trở thành một bộ đôi mạnh mẽ như thế nào. Tuy nhiên, Sau-lơ đã chọn cố gắng thoát khỏi cuộc chiến. (1 Sa-mu-ên 18:10-16)

Chúng ta có thể không cố gắng ám sát đối thủ như Sau-lơ, nhưng tham vọng cạnh tranh của chúng ta bộc lộ theo những cách khác nhau. Chúng ta có thể nói xấu người khác hoặc hoài nghi về thành công của họ.

Đừng cố gắng hạ thấp người khác chỉ để tôn mình lên. Nếu ai đó đang làm tốt hơn chúng ta, thay vì ganh tị, hãy dừng lại và suy nghĩ chúng ta có thể học hỏi điều gì từ họ để cải thiện bản thân.

Sau-lơ chọn so sánh và cạnh tranh thay vì hợp tác và học hỏi từ Đa-vít, cuối cùng ông trở thành người thua cuộc thảm hại.

Lý do Đa-vit đạt nhiều thành công lớn trong đời là vì ông có cộng sự tuyệt vời (1 Samuel 18:12, 1 Samuel 18:14). Mối quan hệ đối tác duy nhất chúng ta cần có là đồng hành với Chúa.

 

Bài: Christina Wong; dịch: Thanh Vy

(Nguồn: thir.st)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *