Giáng Sinh có ý nghĩa gì đối với bạn?

Oneway.vn – Giáng Sinh có ý nghĩa gì đối với bạn? Thời gian để quây quần bên gia đình và bạn bè? Những bài hát, những tấm thiệp, và những chương trình đặc biệt. Cũng có thể là không khí mua sắm nhộn nhịp, những bữa tiệc và ăn uống.

Trẻ em vùng cao vui Giáng Sinh. Ảnh: Phi Long

Đó chính xác là những gì đang diễn ra trên toàn thế giới. Vậy Giáng Sinh đầu tiên thì như thế nào? Tại sao lại là câu chuyện nguyên bản – Hài nhi nằm trong máng cỏ, những mục đồng, bác sỹ và các thiên binh – có quan trọng không?

Tôi có thể mời bạn suy nghĩ về tám lý do tại sao câu chuyện ban đầu rất quan trọng, với chính bản thân bạn? Bạn có thể không đồng ý với tất cả chúng, nhưng có thể chúng sẽ khơi dậy suy nghĩ trong bạn và những xúc cảm mạnh mẽ về câu chuyện nổi tiếng này.

Đầu tiên, câu chuyện Giáng Sinh sinh rất quan trọng bởi đó là…

Ảnh minh họa.

Một câu chuyện mãi mãi tồn tại

Sau hơn hai ngàn năm, mọi người vẫn nói về đứa trẻ trong máng cỏ ở Bethlehem/Bết-lê-hem; về đoàn thiên binh đã báo tin mừng cho các mục đồng; về những bác sỹ đã vượt đoạn đường rất dài để thờ lạy Ngài.

Những câu chuyện tồn tại nhiều năm, cũng không thể chứng minh tính chính xác của nó. Ông già Noel, Thỏ Phục Sinh… cũng tồn tại trong trí tưởng tượng của nhiều người. Nhưng với một câu chuyện tồn tại hơn 20 thế kỷ cũng rất xứng đáng để chúng ta suy nghĩ. Câu chuyện Giáng Sinh đã miêu tả khao khát sâu xa nào của con người? Tại sao nó lại liên quan mật thiết với hàng triệu người? Câu chuyện này có thật không? Sự tò mò sẽ khiến bạn phải tìm hiểu thêm.

Thứ hai, câu chuyện Giáng Sinh cũng là. . .

Ảnh minh họa.

Câu chuyện về hy vọng và sự sống

Dân tộc của Chúa Jesus phải chịu sự đau khổ và áp bức. Sự cai trị của Rome. Những kẻ thu thuế biến chất đè thêm gánh nặng lên người dân. Một số  lãnh đạo tôn giáo thậm chí còn cho phép việc đánh đập các công dân Do Thái và bắt buộc họ phải tham gia vào các nghĩa vụ tôn giáo.

Joseph/Giô-sép và người vợ đang mang thai là Mary/Ma-ri đã đi một quãng đường dài đến Bethlehem để đăng ký sổ dân nhưng họ không thể có được một chỗ để ở. Mary đã đặt đứa con mới sinh của mình trong một máng cỏ, nơi đựng thức ăn động vật. Cuối cùng, Vua Herod/Hê-rốt đã tìm cách giết đứa trẻ. Được cảnh báo về điều sắp xảy ra, Joseph và Mary đã chạy trốn sang Ai Cập, và trở về sau khi vua Herod chết.

Hãy tưởng tượng Mary cảm thấy như thế nào. Di cư trong khi mang thai là một thách thức. Chạy trốn đến một quốc gia khác vì sợ vua sẽ giết con trai mình là điều không mấy dễ chịu. Nhưng cuối cùng thì cô, Joseph, và Chúa Jesus đã sống sót sau thử thách.

Giữa những thử thách từ xã hội và văn hóa, câu chuyện Giáng Sinh mang lại hy vọng và sự khích lệ đối về sự sống còn, hy vọng một cuộc đời mới liên kết với một điều gì đó – một ai đó – vĩ đại hơn mình. Một người thuộc về Chúa Jesus sẽ nói rằng Jesus “Danh Ngài. . .

là hy vọng của cả thế giới”.

Vì vậy, câu chuyện Giáng Sinh rất quan trọng vì sự trường tồn và hy vọng và sự sống còn mà nó đem lại.

Lý do thứ ba: câu chuyện Giáng Sinh là. . .

Ảnh minh họa.

Một câu chuyện về hòa bình và thiện chí

Những bài Thánh ca hát rằng “hòa bình trên đất”. Những tấm thiệp chúc cho sự bình an, mọi gia đình đều mong muốn nó, những tin tức nhắc nhở chúng ta về bản chất tốt lành của nó.

Tôi đã gặp Matt – cậu bé mười tuổi đến từ Nebraska – tại phòng vệ sinh nam ở nhà hàng phía nam California vào một buổi chiều. Đứng một mình trông đầy lo lắng ngoài phòng vệ sinh. “Chú có thể giúp cháu không?” cậu bé hỏi. “Cánh cửa phòng vệ sinh này không có khóa. Chú có thể trông chừng và không để ai vào không? ” “Chắc chắn rồi,” tôi trả lời, vui vẻ bảo vệ sự riêng tư của cậu bé. Matt nói thêm, “Trong nhiều nhà hàng tốt, cửa phòng vệ sinh không có ổ khóa”. “Chú biết” – tôi đồng ý. “Cháu nghĩ họ nên lắp ổ khoá”.

Sau một lúc dừng lại, giọng nói cao vút của cậu lại cất lên, “Chú biết cháu ước gì không? Cháu ước rằng có hòa bình trên khắp trái đất, không còn cãi cọ hay chiến tranh để không ai phải chết” “ Điều đó thật tuyệt”, tôi đồng ý. “Vậy cháu nghĩ điều đó sẽ thể xảy ra như thế nào?” – Matt không biết.

“Có lẽ Hoàng tử Hòa bình có thể giúp được”, tôi đề nghị. “Cháu có biết đó là ai không?”, cậu bé không biết. “Vào Giáng Sinh, chúng ta nói rất nhiều về Chúa Jesus, Ngài chính là Hoàng tử Hòa bình”, tôi giải thích.

“Ồ, cháu hiểu rồi,” Matt thừa nhận. “Cháu không biết về những điều đó vì cháu không đến nhà thờ. Chú có biết cảm giác là cậu bé duy nhất trong thị trấn không đi nhà thờ không? Cháu đấy”.

“Chà, chú là một tín hữu của hội thánh” – tôi trả lời, “nhưng điều thực sự quan trọng là biết Chúa Jesus là bạn cách cá nhân. Khi chú 18 tuổi, bạn bè đã giải thích với chú rằng Chúa Jesus đã chết và sống lại vì chú để chú có thể bắt đầu mối liên hệ với Ngài. Điều đó tạo ra một sự khác biệt lớn và đã cho chú sự bình an thực sự từ bên trong. Ngài cũng có thể mang đến hòa bình cho mọi người”.

Bấy giờ, Matt đã rửa tay khi cha cậu bé vào kêu cậu nhanh lên. Tôi đưa cho cậu một cuốn sách nhỏ giải thích thêm. “Cảm ơn chú”, Matt mỉm cười khi bước ra ngoài cùng gia đình ăn trưa.

Nhà tâm lý học Daniel Goleman trong cuốn sách bán chạy nhất của ông Emotional Intelligence/Trí tuệ cảm xúc kể về việc bắt xe buýt ở thành phố New York để tìm một tài xế thân thiện và tích cực lan truyền sự ấm áp giữa những hành khách lạnh lùng và thờ ơ. Goleman đã hình dung ra một “vi-rút tích cực” lan rộng khắp thành phố từ những “người thành thị hòa bình”, những người tốt sẽ xoa dịu nhiều trái tim.

Thiên sứ Giáng Sinh đã thông báo với những mục đồng: “Đừng sợ; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân — ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu thế, là Christ, là Chúa”. Một đoàn thiên binh sau đó xuất hiện để ca ngợi Đức Chúa Trời và loan báo Tin Mừng cho những người có lòng.

Câu chuyện Giáng Sinh mang đến một thông điệp hòa bình có thể xoa dịu trái tim lo lắng và giải quyết xung đột giữa các cá nhân.

Lý do thứ tư: câu chuyện Giáng Sinh là. . .

Ảnh minh họa.

Câu chuyện của gia đình

Giáng Sinh là thời gian cho các cuộc họp mặt gia đình. Ảnh hưởng này có thể mang lại niềm vui lớn hoặc những căng thẳng. Sự xa cách hoặc ý nghĩ xấu từ xung đột quá khứ có thể bùng nổ.

Joseph và Mary đã chia sẻ những thách thức trong gia đình. Hãy xem xét hoàn cảnh của họ. Các ghi chép lịch sử cho biết vị hôn phu của Joseph đã mang thai mặc dù cô ấy là một trinh nữ. Mary tin rằng một thiên thần nói với cô rằng cô đang mang thai bởi Đức Chúa Trời. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu vị hôn thê của bạn thể hiện bằng chứng rõ ràng về hoạt động tình dục với người khác trong thời gian đính ước? Giả sử bạn tin vị hôn thê của mình rằng Đức Chúa Trời đã ban cho toàn bộ sự việc. Sự tin tưởng và lòng tự trọng của bạn có bị đụng vào không? Bạn có hủy đám cưới không?

Joseph, được mô tả là “người ngay thẳng, quyết định kín đáo từ hôn, vì không nỡ để . . . nàng

bị sỉ nhục công khai”. Nhưng một thiên sứ đã đến báo mộng, giải thích rằng đứa trẻ đã được thụ thai do Đức Chúa Trời, và bảo ông hãy “đặt tên cho Ngài là Jesus, vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ”. Joseph làm theo các chỉ dẫn và chăm sóc cho gia đình. Cam kết tiếp tục với Mary và Chúa Jesus, đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời và thời thơ ấu của đứa trẻ. Trong sự giúp đỡ của Chúa, gia đình họ đã vượt qua những trở ngại lớn. Và với gia đình bạn cũng vậy.

Thứ năm, câu chuyện cũng là Giáng Sinh là. . .

Ảnh minh họa.

Một câu chuyện về sự khiêm nhường

Khi các vị vua, tổng thống, và những người cai trị xuất hiện trước công chúng, thường sẽ rất hoa lệ. Từ quan điểm của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đến thế gian không phải là một vị vua cầm quyền mà là một đầy tớ, một đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khiêm nhường. Ngài trở thành người giúp con người hiệp một với Ngài.

Hãy tưởng tượng bạn và con trai đang đi bộ trên một cánh đồng và nhìn thấy một ụ kiến ​​với hàng trăm con kiến ​​đang di chuyển. Ở phía xa, bạn thấy một chiếc xe ủi đang đến gần. Giả sử con bạn hỏi làm thế nào để cảnh báo những con kiến ​​về nguy hiểm. Bạn thảo luận về các khả năng khác nhau: la hét, làm dấu… Nhưng giải pháp tốt nhất là nếu con bạn có thể trở thành một con kiến ​và đích thân cảnh báo đàn kiến. Một đàn kiến ​​có thể không tin vào nguy hiểm. Nhưng sẽ một số sẽ tin và thực hiện các bước để đảm bảo sự an toàn của họ.

Sứ đồ Paul/Phao-lô đã viết về sự khiêm nhường mà Chúa Jesus đã tỏ ra qua cách Ngài trở thành con người: “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh”.

Câu chuyện Giáng Sinh nói về gia đình và sự khiêm nhường. Nhưng nó phải sự thật?

Lý do số sáu là lý do vì sao câu chuyện Giáng Sinh quan trọng, vì. . .

Câu chuyện đã được báo trước

Những người theo Chúa Jesus đã ghi lại nhiều bằng chứng về danh tính của Ngài, những lời tiên tri được viết nhiều năm trước khi Ngài được sinh ra.

Trước giả Do Thái Micah/Mi-chê đã viết khoảng 700 trước Công nguyên về việc giải cứu qua một Đấng Mết-si-a sắp tới hay “Đấng được xức dầu” từ Bê-tên.

Chúng ta biết rằng “. . . Chúa Jesus được sinh ra tại Bết-lê-hem của Giu-đa…”.

Tiên tri Isaiah/Ê-sai viết khoảng năm 700 trước Công nguyên rằng Đấng Mết-si-a sẽ được sinh ra từ một trinh nữ: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên”. Cái tên “Em-ma-nu-ên” có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Các sách Kinh Thánh cho biết mẹ Chúa Jesus là một trinh nữ khi bà mang thai Ngài.

Thêm vào đó là những lời tiên tri dòng dõi, sự phản bội, đau đớn, bị đóng đinh và phục sinh của Đấng Mết-si-a. Peter Stoner, một nhà toán học ở California, từng tính toán xác suất của tám trong số 300 lời tiên tri mà Chúa Jesus đã hoàn thành với một cơ hội duy nhất. Phép tính được thực hiện bởi cả ông và các sinh viên đại học được coi là hợp lý và khách quan, Stoner kết luận rằng chỉ có 1/1017 cơ hội để tám lời tiên tri đó được hoàn thành nhờ sự may mắn.

Ông nói 1017 đồng xu có thể phủ hết Texas cao lên đến gần 0,7m. Thử đánh dấu một đồng xu bằng sơn màu đỏ. Xáo trộn tất cả, có bao nhiêu cơ hội để một người bịt mắt có thể tìm ra đồng xu đã đánh dấu trong lần thử đầu tiên? Xác suất là 1/1017, và tỉ lệ tương tự cho tám trên 300 lời tiên tri “đã ứng nghiệm” trên người đàn ông này, là Chúa Jesus.

Trong xu hướng tương tự, hãy xem xét lý do số bảy tại sao câu chuyện Giáng Sinh gốc lại quan trọng, vì …

Ảnh minh họa.

Câu chuyện có minh chứng thật

Chúng ta có thể tin vào câu chuyện Kinh thánh về Giáng Sinh không? Có ba điểm quan trọng:

* Lời viết của các nhân chứng

: Các sách Tin Lành — trình bày về cuộc đời của Chúa Jesus — xác nhận, hoặc đem lại những bằng chứng về câu chuyện, đã có người chứng kiến. Trong một phiên tòa, lời của nhân chứng là một trong những bằng chứng đáng tin cậy nhất.

* Buổi ban đầu

. Tiến sĩ William F. Albright, một trong những nhà khảo cổ hàng đầu thế giới, từng xác định năm viết của những cuốn sách Tân Ước khoảng năm 80 sau công nguyên. Không có ghi chép chính xác nào về thời gian viết Tân Ước từng được xác nhận bởi người đương đại.

* Bằng chứng bản thảo

. Hơn 24.000 bản sao đầu tiên của các phần của Tân ước tồn tại đến ngày nay. Liên quan đến việc chứng thực bản thảo, Sir Frederic Kenyon, giám đốc và thủ thư của Bảo tàng Anh, kết luận: “Cả tính xác thực và tính toàn vẹn chung của những cuốn sách Tân ước có thể xem là thiết lập cuối cùng”.

Câu chuyện Giáng Sinh rất đáng chú ý vì những thông điệp lâu dài về hy vọng, hòa bình, thiện chí, gia đình và sự khiêm tốn. Nó đã được tiên tri bởi các tiên tri và có sự xác thực đáng kể từ các bản thảo. Nhưng còn một lý do để suy xét về sự ra đời của Chúa Jesus, mới là điều quan trọng nhất.

Lý do số tám: câu chuyện Giáng Sinh là. . .

Ảnh minh họa.

Câu chuyện tình yêu

Những người theo Chúa Jesus dạy rằng quan niệm và sự ra đời của Ngài là một phần trong kế hoạch thiêng liêng để mang lại cho chúng ta sự bình an thật, sự tự do bên trong và tôn trọng chính mình. Họ tin rằng Đức Chúa Trời trong Kinh thánh muốn chúng ta vui hưởng tình bạn với Ngài, có ý nghĩa và mục đích. Than ôi, vì chúng ta chỉ chú trọng vào bản thân mình nên đã bị tách ra khỏi Ngài. Khi chỉ còn chính mình, linh hồn chúng ta sẽ dành tất cả thời gian hiện tại và đời đời ở địa ngục.

Chúa Jesus đến làm cầu nối chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúa sinh ra là để chết, đền chuộc cái tôi của chúng ta, điều mà Kinh Thánh gọi là “tội lỗi”. Nếu tôi có tội mà không thể trả, Ngài có thể trả cho tôi. Khi Chúa Jesus chết trên thập tự giá, Ngài chịu hình phạt cho tất cả tội lỗi của chúng ta, rồi Ngài sống lại từ cõi chết để ban sự sống mới.

Chúa Jesus đã giải thích: “vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, để hễ ai tin Ngài sẽ không bị hư mất nhưng có được sự sống đời đời.”

Đức Chúa Trời sẽ trở thành bạn của bạn nếu bạn tin nhận Ngài, tức là, bạn tin cậy Ngài sẽ tha thứ cho bạn. Ngài sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.

Có lẽ bạn đang nhận thức được tầm quan trọng của câu chuyện Giáng Sinh trong cuộc sống của chính mình. Bạn có muốn nhận món quà là sự tha thứ không điều kiện của Chúa Jesus và đặt đức tin nơi Ngài không? Bạn có thể mừng Giáng Sinh này khi biết rằng bạn là một thành viên trong gia đình của Ngài. Có lẽ bạn muốn nói chuyện với Ngài ngay bây giờ. Bạn có thể làm điều đó như thế này:

Chúa Jesus Christ, tạ ơn Ngài vì đã yêu thương con, đã chết vì tội lỗi của con và ban sự sống mới. Nguyện xin sự chết của Ngài tha thứ cho con. Con tin vào sự tha thứ của Ngài. Xin Ngài đến và sống trong con, giúp con trở thành bạn thân của Ngài.

Nếu bạn đưa ra quyết định  để đặt niềm tin vào Chúa Jesus, Ngài đã bước vào cuộc sống của bạn, tha thứ cho bạn và ban cho bạn sự sống đời đời. Tôi khuyến khích bạn nói với những người theo Ngài về quyết định của bạn và yêu cầu họ giúp bạn trưởng thành trong đức tin. Hãy liên hệ với một người bạn Cơ Đốc hoặc đến nhà thờ gần nhất. Đọc Kinh Thánh để khám phá thêm về Chúa. Bắt đầu với sách Tin Lành John/ Giăng, quyển sách thứ tư trong Tân Ước. Hãy nói với Đức Chúa Trời những gì đang trong lòng bạn, và nói với người khác về điều mà bạn vừa khám phá ra để biết Ngài.

Giáng Sinh có nghĩa là để ăn mừng hòa bình và niềm vui. Giữa sự bận rộn của việc mua sắm, tiệc tùng, quà tặng và vui chơi, hãy nhớ rằng Hoàng tử Hòa bình đã đến để đem đến hòa bình và niềm vui cho tất cả những ai tin vào Ngài.

Jane Nguyễn dịch

Nguồn: 

thoughts-about-god.com

Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].


“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta
” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).

Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *