Hãy dạy trẻ thơ về những Lời hứa (P.2)

Oneway.vn – Làm thế nào để bạn đặt nền cho con cái mình về những lời hứa của Chúa?(Ảnh: Elva Etienn)

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, là hướng dẫn chúng đọc Kinh Thánh để chúng có thể thấy Chúa đã lập và giữ mọi Lời hứa của Ngài. Cách khác nữa là tìm “những con đường hứa hẹn” – lộ trình xuyên suốt Kinh Thánh nhấn mạnh đến một lời hứa cụ thể đã được lập, được ứng nghiệm một phần trong Cựu Ước và được ứng nghiệm sau cùng qua Đức Chúa Jêsus Christ.

Chẳng hạn, trong God’s Big Promises Bible Storybook (Truyện tích Kinh Thánh về những lời hứa lớn lao của Chúa), tôi tìm thấy năm con đường hứa hẹn xuyên suốt Kinh Thánh:Thứ hai, trong những thăng trầm thường ngày của cuộc sống gia đình, nếu bạn không giữ lời hứa—dù vì tội lỗi hay hoàn cảnh—thì đừng bào chữa hay giải thích. Mà hãy nhận lỗi, ăn năn nếu cần, và sau đó dùng nó như một cơ hội để nói với con bạn rằng có một Người Cha luôn giữ lời hứa của mình. Ngài không bao giờ sai sót hay bị giới hạn bởi hoàn cảnh bên ngoài.

Thứ ba, khi con bạn gặp khó khăn, hãy chỉ cho chúng thấy Lời hứa cụ thể của Chúa và khích lệ chúng sống với những Lời ấy. Chúa luôn giữ lời hứa, không chỉ qua thời gian mà còn trong đời sống chúng ta. 

Đấng luôn giữ Lời hứa

Cách đây vài tuần, con trai tôi rất lo lắng trước giờ học. Hóa ra một dự án lớn của cháu gặp vấn đề và cháu không biết phải làm như thế nào. Tôi cảm ơn cháu vì đã nói cho tôi biết, và chúng tôi cùng mở Kinh Thánh trong Phi-líp 4:5–7:

“Chúa đã gần rồi! Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt trên mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí anh em trong Đấng Christ Jêsus”.

Tôi nói với cháu rằng có một lời hứa ở đây. Nếu chúng ta trình dâng lên Chúa một việc và cầu xin Chúa lo liệu việc đó, Ngài hứa sẽ ban sự bình an mà chúng ta không thể giải thích được. Hoàn cảnh có thể không thay đổi, nhưng lòng của chúng ta sẽ thay đổi.(Ảnh: Rick Szuecs)

Rồi chúng tôi cầu nguyện.

Tôi đến chỗ làm với tâm trạng lo lắng (thật ngược ngạo làm sao). Tôi đã nói với con trai rằng Chúa hứa ban sự bình an. Nếu Chúa không làm vậy thì sao? Khi đó con trai tôi sẽ nghĩ gì về Chúa?

Tôi đi làm. Rồi trở về nhà. (Lưu ý là tôi về đúng giờ).

Con trai tôi đã có một ngày tốt đẹp. Cháu đã thấy bình an hơn nhiều, ngay cả trước khi Chúa giúp cháu thực hiện dự án.

“Hoàn cảnh có thể không thay đổi, nhưng lòng của chúng ta sẽ thay đổi”.

Chúa đã giữ lời. Tất nhiên Ngài sẽ giữ lời. Nhưng sự thiếu đức tin của tôi đã bị phơi bày. Tôi đã lo rằng Chúa, Đấng từng giữ lời hứa ban một người con trai cho một đôi vợ chồng hiếm muộn, giải phóng một dân nô lệ, phá đổ những bức tường vững chắc và sai Vua của Ngài đến giải cứu dân Ngài để họ được sống vui vẻ trong vương quốc Ngài đời đời, lại không thể hoặc sẽ không ban cho con trai tôi sự bình an như Lời Ngài đã hứa.

Vậy nên tối đó, chính tôi là người đã tạ ơn Chúa vì Ngài đã giữ lời, ngoài ra tôi cũng cầu xin Ngài ban cho tôi đức tin lớn hơn để tin rằng Ngài sẽ làm thành mọi điều Ngài đã phán hứa.

Những Lời hứa lớn lao và cao quý của Chúa là đủ cho con cái chúng ta. Và những lời hứa ấy cũng đủ cho chúng ta, bởi biết và tin những lời hứa đó nên chúng ta cũng biết và vui hưởng Chúa cách cá nhân. Đây là lời cầu nguyện đáng để trình dâng lên Chúa: lời kêu xin thường xuyên của tất cả con cái chúng ta, trong suốt cuộc đời chúng, sẽ chỉ đơn giản là “Con cảm ơn Chúa vì Ngài luôn giữ Lời hứa của Ngài”.


Bài: Carl Laferton; dịch: Ruth
(Nguồn: thegospelcoalition.org)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *