“Khi tin Chúa, tôi nhận ra phá thai là tội ác”

Oneway.vn – Gần đây có người hỏi tôi: ‘J.John, tại sao anh không chấp nhận việc phá thai?’ Không cần suy nghĩ, tôi trả lời: ‘Vì Chúa không chấp nhận.’ Đó là câu trả lời đúng và tôi muốn giải thích ở đây.

Phá thai là một chủ đề khó khăn và đau đớn. Có 3 điều cần nói trước khi bắt đầu. Đầu tiên, tôi thừa nhận rằng có những lúc phá thai là cần thiết về mặt y tế để cứu sống người mẹ, nhưng theo thống kê của Bộ Y tế, những trường hợp này chưa đến 0,1% trong năm 2018.

Thứ hai, trong nhiều trường hợp, người phụ nữ phải phá thai vì bị người khác gây áp lực. Chúng ta nên chia sẻ thay vì đổ lỗi.

Mục sư và nhà thần học Dietrich Bonhoeffer nói: ‘Có rất nhiều động cơ khác nhau dẫn đến phá thai; có thể do tuyệt vọng, gặp hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về người thân hoặc kinh tế,…’

Thứ ba, tôi tin vào sự tha thứ và chữa lành thông qua Đấng Christ dành cho những người phá thai biết ăn năn.

Vấn đề phá thai vô cùng nghiêm trọng thể hiện rõ ràng qua số liệu thống kê khổng lồ (nhưng thường bị bỏ qua). Ở Anh, có 4.000 ca phá thai mỗi tuần, nghĩa là gần ¼ các trường hợp mang thai kết thúc bằng việc phá thai. Kể từ khi phá thai được hợp pháp hóa vào năm 1968, đã có tổng cộng 9 triệu ca phá thai ở Anh. Tại Mỹ có 50 triệu ca phá thai kể từ năm 1970. Với việc tránh thai kém an toàn và rẻ tiền, đây là những con số gây sốc.

Chỉ trích về phá thai thường chĩa vào những người trực tiếp có liên quan, trong khi đó lại bỏ qua việc hủy hoại những sinh linh bé nhỏ với “quy mô công nghiệp” khổng lồ này. “Văn hóa phá thai” – tư tưởng gần như phổ quát, đã lặng lẽ mặc định trong lòng nhiều người rằng có thể phá thai vì bất kỳ lý do gì và việc phá thai chỉ đơn giản là một thủ tục y tế thông thường. Thật đáng thất vọng!

Văn hóa phá thai có gì sai? Rất đơn giản, nó chống lại Chúa – Đấng sáng tạo, bảo vệ và cứu chuộc chúng ta.

Đầu tiên, phá thai là trực tiếp công kích Chúa – Đấng tạo ra sự sống. Khoa học hiện đại làm chúng ta mù quáng trước điều mà mọi người “cổ hủ” hơn chúng ta đều biết: sự sống là một phép mầu, một món quà từ Chúa. Vấn đề không phải là bản thân khoa học, hay tiến bộ khoa học, mà là những triết lý không thể tranh cãi của khoa học, sự kiêu ngạo do tiến bộ khoa học khiến chúng ta ảo tưởng rằng bây giờ mình đã biết mọi thứ và trở thành chúa tể của chính mình. Đáng buồn thay, khoa học đã biến chúng ta thành những kẻ vô cảm.

Chúng ta có thể giết chết, nhưng lại không thể tạo ra một em bé. Sẽ có người nói rằng có thể – thụ tinh trong ống nghiệm. Kinh Thánh chép rõ rằng nguồn gốc của mọi sự sống là chính Đức Chúa Trời. Trên mỗi phôi thai và mỗi đứa trẻ, Chúa đã viết ‘Đây là tạo vật của Ta’. Gióp đã kêu lên với Chúa, ‘Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va! ‘(Gióp 1:21). Trong tay Ngài cầm hồn của mọi vật sống,

 Và hơi thở của cả loài người. (Gióp 12:10).

Sự sống được Chúa tạo ra có giá trị phi thường. Sau khi vua Đa-vít ngoại tình với Bát-sê-ba và sắp đặt cái chết của chồng bà, cảm giác tội lỗi đã hủy hoại ông. Trong Thi thiên 51:4, ông khóc lóc với Chúa, ‘Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa‘. Ông biết tội ác của chính mình, việc lấy đi sự sống của người khác chính là chống lại Chúa. Phá thai cũng vậy: thai nhi không phải là tài sản riêng của cha mẹ hoặc bất cứ ai; đó là công trình sáng tạo của Chúa. Con người được tạo ra theo hình ảnh Chúa (Sáng thế 1: 26,27; 9: 6). Chỉ duy Chúa mới có thể tạo nên sự sống; nên chỉ duy Chúa mới có quyền cất nó đi.

Phá thai là tuyên bố nổi loạn chống lại Chúa – Đấng sáng tạo.

Khi hủy hoại sinh linh sống và vứt bỏ nó không khác gì rác rưởi, chúng ta đang nói với Chúa rằng: không phải Ngài, chúng ta mới là người có quyền trên thế giới này. Chúa là Đấng sáng tạo chống lại điều này, và tôi cũng vậy.

Phá thai là công kích Chúa – Đấng bảo vệ sự sống con người.

Hình ảnh tuyệt vời của Chúa trong suốt Kinh Thánh, đặc biệt là Tân Ước, là hình ảnh bậc cha mẹ mẫu mực hoàn hảo yêu thương chăm sóc con cái. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời nói Ngài giống như một người cha (Phục truyền luật lệ ký 1:31; Thi thiên 103: 13; Ô-sê 11: 1; Giê-rê-mi 31: 9) nhưng cũng có chỗ Chúa nói rằng Ngài có những đặc điểm của người mẹ (Ê-sai 42: 14; 49:15; 66: 12 Từ13).

Trong Tân Ước, theo lời dạy của Chúa Jesus thì Đức Chúa Trời là một người cha. Với ý tưởng đó – Chúa là bậc cha mẹ hoàn hảo, yêu thương chăm sóc những người yếu đuối, dễ tổn thương và im lặng – chính là những thai nhi.

“Văn hóa phá thai” tàn hại thai nhi và phủ nhận mọi thứ Chúa đã dạy về việc chăm sóc con cái. Chúa – Đấng bảo vệ chống lại điều này, và tôi cũng vậy.

Chúng ta thường nói về quyền lợi và trách nhiệm. Nhưng ngày nay con người chỉ quan tâm đến quyền lợi riêng mình! Phá thai thật sự là điều chống nghịch Chúa! (Giê-rê-mi 7:31), nó chống lại sáng tạo tự nhiên và tốt đẹp của Ngài.

Phá thai là phủ nhận việc Chúa – Đấng Cứu Chuộc sự sống của con người.

Ý tưởng quý giá rằng Chúa là Đấng sẵn sàng cứu chuộc và giải cứu con người đặc biệt thích hợp trong trường hợp này. Thực tế, để chấm dứt sự tuyệt vọng, phá thai được đưa ra và chấp nhận như giải pháp duy nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận rằng Chúa có thể can thiệp và giải cứu; là hành động tàn bạo của sự tuyệt vọng, từ chối nghiệt ngã mọi hy vọng. Và những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất, cũng có tỷ lệ phá thai cao nhất. Hy vọng = sự sống; vô vọng = cái chết. 

Văn hóa phá thai phủ nhận Chúa là Đấng sáng tạo; rằng chúng ta có quyền kết thúc sự sống. Chối bỏ Chúa là Đấng bảo vệ; biến sự tàn ác thành tiêu chuẩn. Chối bỏ Chúa là Đấng Cứu Chuộc; rằng cái chết là giải pháp duy nhất. Văn hóa phá thai tuyên bố: tàn bạo đã chiến thắng dịu dàng, và tuyệt vọng trỗi hơn hy vọng. Mọi chân lý của Chúa đều chống lại văn hóa phá thai của con người. Chúa chống lại phá thai, nên tôi cũng chống lại phá thai: chẳng phải quá hiển nhiên sao?

Tôi thà đứng về phía Chúa và bị thế giới phán xét, còn hơn là đứng về phía thế gian và bị Chúa phán xét. Hãy đứng với Chúa, chống lại việc giết chết những thai nhi vô tội.

 

Bài: J John, dịch: Hồng Nhạn

(nguồn: christiantoday.com)

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *