Kinh Thánh nói gì về ‘đạo đức’?

Oneway.vn – Đạo đức là vấn đề rất khó phân định trong cái nhìn tiến hóa. Điều này không có ý nói những người ủng hộ thuyết tiến hóa kém đạo đức hơn những người tin Kinh Thánh…

Hầu hết người theo thuyết tiến hóa đều tuân theo quy tắc đạo đức và tin vào khái niệm đúng-sai. Nhưng họ lại không có lý do thỏa đáng cho luận điểm này. Vì vậy, chỉ Kinh Thánh mới có lý do hợp lý, thỏa đáng và nhất quán về đạo đức.

Đâu là ‘nền’?

Dù hầu hết mọi người không thừa nhận, nhưng đạo đức và các quy tắc mà chúng ta làm theo đều có cơ sở từ Kinh Thánh, đặc biệt trong Cựu Ước, sách Genesis/ Sáng Thế Ký. Kinh Thánh được tuyên bố là Lời của Đức Chúa Trời (2 Ti-mô-thê/II Ti-mô-thê 3:16; 2 Peter/II Phi-e-rơ 1:21); Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là Đấng quyền năng, và nguồn cội của sự hiểu biết (Hebrews/Hê-bơ-rơ 6:13; Proverbs/Châm Ngôn 1:7; 2:6; Colossians/Cô-lô-se 2:3).

Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của mọi sự, mọi sự thuộc về Ngài (Sáng 1:1; Thi Thiên 24:1). Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa có toàn quyền quyết định mọi giá trị trong sự vận hành của vũ trụ.

Ngoài sự sáng tạo trong Kinh Thánh, không có bất kỳ lý lẽ nào để phân định về đạo đức. Nhà triết học Cơ Đốc – Tiến sĩ Greg Bahnsen (1948-1995) – tuyên bố: “Người không tin Đức Chúa Trời định nghĩa ‘tốt’ hoặc dựa trên tiêu chuẩn nào để xác định thế nào là ‘tốt’? (‘cái ác’ cũng được nhận biết hoặc định nghĩa cách tương tự). Những người không tin dựa vào giả định nào để đưa ra chuẩn mực đạo đức?”. Dù họ có thể phân loại các hành động tốt/xấu, nhưng không có cơ sở sau cùng để phân định giữa thiện và ác.

Thực tế, nhiều người ủng hộ thuyết tiến hóa biết rõ rằng sự tiến hóa không phải nền tảng của đạo đức. William Provine, người  ủng hộ thuyết tiến hóa, giáo sư sinh học ĐH Cornell nói về hàm ý của thuyết Darwin: “Không có nền tảng cơ bản để đạo đức tồn tại, không có ý nghĩa nào về sự sống, và ý chí tự do sẽ chỉ là huyền thoại của con người”. Vậy nếu thuyết tiến hóa là thật, thì cũng chẳng có chuẩn mực đạo đức chung để tất cả mọi người làm theo.

Người đoạt giải Nobel – Steven Weinberg – giáo sư vật lý và người ủng hộ thuyết tiến hóa, ĐH Texas nói: “Tôi cho rằng một phần sứ mệnh lịch sử khoa học là dạy chúng ta biết con người không phải món đồ chơi do thế lực siêu nhiên tạo ra, mà chúng ta có thể tự tồn tại theo cách của mình trong vũ trụ, tự đặt các chuẩn mực đạo đức cho riêng mình…”.

Một lần nữa, nếu đạo đức được xác định bởi ý thức, thì chuẩn đạo đức chung cho tất cả mọi người là không thể.

Hành vi vô đạo?

Giết người là một ví dụ rõ ràng về hành vi vô đạo đức. Cơ sở cho điều này xuất phát từ Sáng Thế Ký 1:27. Kinh Thánh cho biết con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời và khác với loài vật. Giết người bị kết án trong Sáng 4; Chúa trừng phạt kẻ giết người đầu tiên là Cain/Ca-in, vì giết em trai Abel/A-bên. Sự kết án tội giết người được Đức Chúa Trời thiết lập thêm trong 10 Điều Răn (Exodus/Xuất Ai-cập Ký 20:13). Cái chết và đau khổ không phải là một phần trong sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời, như Lời Ngài phán truyền cho Adam/A-đam và Eve/Ê-va, và các loài vật chỉ ăn cây cỏ (Sáng 1:29–30). Đức Chúa Trời tuyên bố trong Sáng 1:31 rằng sự sáng tạo của Ngài là “tốt lành”. Thuật ngữ này sẽ vô nghĩa nếu bao gồm cả sự chết và đau khổ.

Những người ủng hộ thuyết tiến hóa có thể nói rằng các tiêu chuẩn về đúng/sai có thể được tạo ra ngoài Đức Chúa Trời. Nhưng suy nghĩ độc đoán sẽ dẫn đến kết luận vô lý. Nếu mọi người có thể tạo ra đạo đức cho mình, không ai có thể phán xét đạo đức của người khác. Ví dụ Jeffrey Dahmer, Hitler, Mussolini và Stalin đã chọn một chuẩn mực đạo đức để việc giết người được chấp nhận.

Điều này có vẻ khiến chúng ta khó chịu, nhưng làm sao có thể lên án người khác giết người là sai nếu đạo đức được xác định bởi “ý thức chúng ta”, “không có nền tảng tối thượng cho đạo đức? Một số người ủng hộ thuyết tiến hóa tuyên bố rằng đạo đức là những gì đa số quyết định. Điều này đẩy ý tưởng ​​phi lý từ một người thành một nhóm người; phẫn nộ đạo đức chỉ đơn giản là vô nghĩa trong một thế giới tiến hóa. Bahnsen nói: “Sự phẫn nộ này đòi hỏi phải dựa trên sự vĩnh cửu, không thay đổi và tốt đẹp của Đức Chúa Trời để tạo ra ý nghĩa triết học”.

Quy tắc đa số hay quy tắc của Chúa?

Một số người ủng hộ thuyết tiến hóa tuyên bố rằng đạo đức là những gì đa số quyết định. Điều này đẩy ý tưởng ​​phi lý của một người trở thành ý tưởng của một nhóm người. Bahnsen viết: Có lẽ người chưa tin định nghĩa điều “tốt” là bất kỳ điều gì được công chúng chấp thuận. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa “Đại đa số cộng đồng chân thành chấp thuận, sẵn sàng tham gia vào những việc xấu”. Thực tế một lượng lớn người cảm thấy hoàn toàn không thuyết phục (hoặc không hợp lý) về cảm giác của sự tốt lành hay xấu xa của một điều nào đó chính xác hay không. Hitler có thể thuyết phục hầu hết cấp dưới của mình rằng hành động của ông đúng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ đúng.

Nếu không có Đức Chúa Trời, Kinh Thánh và nhất là sách Sáng Thế Ký, thì đúng/sai sẽ trở thành sở thích cá nhân như “giết người là sai” tương đương với “xanh dương là màu tôi yêu thích!”. Cả hai đều là ý kiến cá nhân và không có cơ sở khi tranh luận với người không cùng sở thích.

Câu hỏi đặt ra làm thế nào người không tin có thể cảm thấy tội lỗi thật sự – không đơn giản là bất tiện, gây khó chịu hay ngược lại ham muốn của họ. Triết lý về giá trị hay đạo đức nào có thể khiến người không tin lên án tội ác một cách khách quan? Sự phẫn nộ về đạo đức thể hiện ở những người không tin khi họ gặp phải điều xấu, không phù hợp với lý thuyết đạo đức mà những người không tin tán thành, các lý thuyết bày tỏ tính tùy tiện, chủ quan hoặc đơn thuần vụ lợi hay tương đối. Trong thế giới của người chưa tin, không có lý do chính đáng để nói rằng bất cứ điều gì tự nó là ác, nhưng chỉ bởi cảm giác hoặc lựa chọn cá nhân.

Vì vậy, khi những người theo thuyết tiến hóa nói về đạo đức như thể nó là tiêu chuẩn thực sự, thì họ tự mâu thuẫn với thế giới quan riêng họ.

Genesis không chỉ là bằng chứng cho sự tồn tại của một chuẩn đạo đức chung, mà còn giải thích rằng con người không có khả năng sống trọn vẹn trong tiêu chuẩn đó. Lần vi phạm đạo đức đầu tiên của nhân loại là sự bất tuân của Adam và Eve đối với Đức Chúa Trời qua việc ăn trái cây biết điều thiện và điều ác (Sáng 2:17; 3:6). Kinh Thánh dạy rằng bản chất nổi loạn (tội lỗi) được kế thừa, truyền từ cha mẹ đến con cháu. Vì thế, tất cả mọi người đều có xu hướng phạm tội (xu hướng nổi loạn chống lại Thượng Đế) vì họ là hậu duệ của Adam và Eve đã phạm tội đầu tiên (Romans/Rô-ma 5:12; Galatians/Ga-la-ti 5:17). Tội lỗi của Adam dẫn đến lời nguyền cho mọi thứ, và mọi tạo vật đều phải chịu đựng ảnh hưởng của lời nguyền kể từ đó (Romans 8:22-23). Vì vậy, Sáng Thế Ký có thể giải thích tại sao mọi người xấu xa ngay từ đầu, cũng như “những thảm họa tự nhiên” mà chúng ta thấy trên thế giới.

Quan điểm Cơ Đốc xem Sáng Thế Ký như lịch sử vì nó cần thiết cho sự hiểu biết (1) tại sao lại có một chuẩn đạo đức; (2) tại sao mọi người biết về đạo đức; và (3) tại sao không ai có thể sống trọn vẹn. Điều này cung cấp nền tảng hợp lý và nhất quán cho đạo đức, dẫn đến các luật hiện đại để cấm và trừng phạt sự vô đạo đức.

Thuyết tiến hóa đầy mâu thuẫn

Hãy xem những người ủng hộ thuyết tiến hóa quan tâm đến sự sáng tạo mà trẻ em được dạy. Richard Dawkins – giáo sư vô thần nổi tiếng tại ĐH Oxford – nói về sự sáng tạo: “Sự tiến hóa được hỗ trợ bằng vô số bằng chứng khoa học. Những đứa trẻ này đang bị lừa dối (về nguồn gốc của sinh vật sống)”.

Điều đáng khen là Dawkins quan tâm đến quyền lợi của trẻ: rằng chúng chỉ nên được dạy sự thật. Nhưng mối quan tâm đó có ý nghĩa chăng nếu trẻ em đơn giản là kết quả của quá trình tiến hóa ngẫu nhiên?

Dawkins lập luận rằng việc sáng tạo không nên được dạy kể từ khi ông tin rằng nó sai. Bây giờ, điều này đặt ra câu hỏi, sự sáng tạo là thật hay giả: là những người tin Kinh Thánh, chúng tôi tin rằng sự sáng tạo là thật, sự tiến hóa là sai. Điều vô lý trong lập luận về sự tiến hóa là chúng mâu thuẫn với sự tiến hóa! Đó là, trong thế giới quan về sự tiến hóa tại sao nói dối là sai – đặc biệt là khi nó có có lợi cho sự sống còn của chúng ta?

Bây giờ, chắc chắn trong thế giới quan Cơ Đốc, nói dối chính là tội, và Cơ Đốc nhân có lý do cho việc này. Đức Chúa Trời đã chỉ ra trong Lời của Ngài rằng sự dối trá là trái với bản chất của Ngài (Numbers/Dân Số Ký 23:19), mọi người không được thỏa hiệp với nó (20:16). Nhưng ngoài thế giới quan Cơ Đốc, tại sao mọi người nên nói thật?

Nếu con người chỉ đơn thuần là kết quả không thể tránh khỏi của các định luật vật lý và phản ứng hóa học theo thời gian, làm thế nào con người có được một lựa chọn chính xác trong những gì họ làm? Nếu những quyết định mọi người đưa ra chỉ đơn giản là việc giải quyết các phản ứng điện hóa trong não – nghĩa là không liên quan đến hàng tỷ các lỗi sao chép ngẫu nhiên trong DNA của chúng ta – thì sẽ có nghĩa gì để một người chịu trách nhiệm về “quyết định” của họ?

Sau tất cả, chúng ta không hề kéo sao Kim quay ngược lại quỹ đạo của nó, cũng không tức giận khi sô-đa phản ứng với giấm. Vì đó là những điều nhất định phải xảy ra trong vũ trụ được tạo ra theo quy luật tự nhiên. Vậy tại sao một nhà tiến hóa lại giận dữ với điều mà một người làm với người khác (như những người ủng hộ thuyết sáng tạo được cho là “nói dối” với trẻ em), nếu chúng ta không có gì khác hơn là phản ứng hóa học phức tạp? Nếu chúng ta đơn thuần là động vật tiến hóa, tại sao chúng ta nên giữ một quy tắc ứng xử trong thế giới “thân ai nấy lo” này? Cuối cùng, một con vật đối với con khác như thế nào là không hợp đạo đức.

Thế giới quan tiến hóa vay mượn từ thế giới quan Cơ Đốc

Khi những người theo thuyết tiến hóa cố gắng trở nên đạo đức, họ đang “vay” từ thế giới quan Cơ Đốc.

Thế giới quan Cơ Đốc không chỉ nói về đạo đức, mà còn là lý do tại sao những người theo thuyết tiến hóa hành xử theo cách họ đang làm. Ngay cả những người không có cơ sở về đạo đức trong thế giới quan riêng, họ vẫn tuân theo một chuẩn mực đạo đức; điều này  bởi trong tim họ thực sự biết Đức Chúa Trời của sự sáng tạo, dù cho nghề nghiệp của họ đang đi ngược lại. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng mọi người đều biết Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, nhưng họ đã che giấu đi lẽ thật đó (Rô-ma 1:18-21).

Tại sao con người làm vậy?

Chúng ta có một bản chất tội lỗi được thừa hưởng từ Adam (Romans 5:12), người đã nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời trong Vườn Địa đàng. John/Giăng 3:19 cho biết người ta thà ở trong bóng tối thuộc linh còn hơn là bị phơi bày những tội ác của họ. Cũng như Adam đã cố gắng lẩn trốn khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Sáng 3:8), vì thế hậu duệ của ông cũng làm vậy. Nhưng giải pháp cho tội lỗi không phải che giấu; mà là xưng tội, ăn năn (1 John/I Giăng 1:9). Đấng Christ thành tín sẽ tha thứ cho bất kỳ ai kêu cầu danh Ngài (Rô-ma 10:13).

Hầu hết mọi người đều tin rằng phải cư xử theo một cách nào đó: rằng có một chuẩn mực đạo đức chung. Tuy nhiên, để đạo đức trở nên ý nghĩa, Kinh Thánh và Sáng Thế Ký phải là sự thật. Vì Đức Chúa Trời dựng nên loài người, Ngài quyết định điều gì là đúng và sai, và chúng ta chịu trách nhiệm với Ngài vì hành động của mình.

Do đó, phải kết luận rằng những người theo thuyết tiến hóa đang tự mâu thuẫn khi họ nói về đúng/sai, vì các khái niệm như vậy vô nghĩa trong thế giới quan của họ. Giống như rất nhiều thứ chúng ta thường coi trọng, sự tồn tại của đạo đức xác nhận rằng Kinh Thánh là sự thật.

Giải quyết tranh luận

Những người theo thuyết tiến hóa và những người tin Kinh Thánh có tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và giải thích bằng chứng vật lý như các vì sao, những mẫu hóa thạch và DNA.

Người tin Kinh thánh lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn tối thượng – cách mà bản thân Kinh Thánh đã chứng thực (Châm Ngôn 1:7; Hê-bơ-rơ 6:13). Thay vào đó, những người theo thuyết tiến hóa bám vào triết lý cạnh tranh, chẳng hạn chủ nghĩa tự nhiên (tin rằng nguyên nhân và luật tự nhiên có thể giải thích mọi hiện tượng) hoặc chủ nghĩa thực nghiệm (tin kinh nghiệm, đặc biệt là các giác quan là nguồn gốc của mọi tri thức).

Làm thế nào để con người có thể quyết định cuối cùng tiêu chuẩn nào mới là chính xác, vì mỗi bên đều giải thích tất cả bằng chứng theo chuẩn của họ?

Trong bài viết này, chúng tôi đã sử dụng “tranh luận vượt trên suy nghĩ của con người” – một con đường thể hiện sự thật về nền tảng bằng cách cho thấy sự bất khả thi của điều còn lại. Thực tế, cho thấy quan điểm về sự sáng tạo trong Kinh Thánh bằng cách chỉ ra phép loại trừ. Phép loại trừ về sự sáng tạo trong Kinh Thánh làm suy yếu kinh nghiệm và lý luận của con người, bởi những quan điểm thế giới theo ý riêng của con người không thể giải thích cho những điều chúng ta đang có rất nhất quán và hợp lý.

Chúng tôi đã sử dụng đạo đức như một minh họa cụ thể của lập luận siêu việt (đạo đức chỉ có ý nghĩa nếu sự sáng tạo trong Kinh Thánh đúng). Nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng những thứ khác như luật logic, tính đồng nhất và khoa học, độ tin cậy của trí nhớ và trí nhớ, nhân phẩm và tự do. Những chân lý cơ bản như vậy chỉ có ý nghĩa trong một thế giới được sáng tạo mà Kinh Thánh đã chép.

Nhà triết học và nhà thần học Cornelius Van Til (1895-1987) lập luận rằng Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh cần thiết cho tính hợp lý. Ông nói: “Tôi giữ niềm tin vào Thiên Chúa không chỉ đơn thuần vì nó hợp lý như niềm tin khác, dù một chút hay rất nhiều luôn đúng hơn niềm tin khác. Tôi giữ đức tin của mình, ngoài tin vào Thượng Đế, bạn chẳng còn điều nào hợp lý hơn để tin”.

Jane Nguyễn dịch

(Nguồn: answersingenesis.org)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *