Oneway.vn – Khi bạn bị người khác xúc phạm, làm thất vọng… và nếu lúc đó bạn cho phép tổn thương nảy mầm, sự cay đắng, oán giận sẽ bén rễ.
Đặc trưng của chúng là không tha thứ, là tiêu cực. Hãy nhớ, thái độ phê phán, cay đắng, oán giận là tội lỗi, và bạn sẽ tự đánh bại mình nếu có những điều này.
Chúng sẽ tô màu cho những suy nghĩ, hành động có ý thức và vô thức. Rồi khi được phép trở nên cay độc, chúng có tính hủy diệt và giết chóc (Ga-la-ti/Galatians 5:19-21). Tuy nhiên, sự cay đắng, oán giận có thể bị xua tan bởi tình yêu thương.
Kinh Thánh nói gì?
“Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng” (Hê-bơ-rơ/Hebrews 12:14-15).
“Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô/Ephesians 4:31-32).
“Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình” (1 Phi-e-rơ/I Peter 2:23).
“Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi” (Ma-thi-ơ/Matthew 6:14-15).
“Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, chớ nguyền rủa .Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc. Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhường. Chớ cho mình là khôn ngoan. Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng. Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đỏ mà chất trên đầu người. Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác” (Rô-ma/Romans 12:14-21).
Làm thế nào để thoát khỏi?
Giống như trầm cảm và những căng thẳng cảm xúc khác, cay đắng, oán giận có thể trở nên trầm trọng hoặc gây ra các vấn đề về thể chất như viêm khớp. Nếu không, bạn có thể bị ảnh hưởng tinh thần, tâm linh. Các mối quan hệ của bạn luôn đau khổ…
Chúa có thể giải thoát bạn khỏi tội này. Đó là cảm xúc ngột ngạt và phá hoại, có nguồn gốc từ sự thù ghét, được ví như kẻ sát nhân. Bạn phải ăn năn. Không ai có thể có sự bình yên, hạnh phúc với những cảm xúc đang cấu xé mình. Nếu bạn chưa làm như vậy, hãy cầu xin Chúa tha thứ, mời Ngài bước vào cuộc sống ngay bây giờ. Ngài sẽ giải thoát bạn khỏi quyền lực của kẻ thù (Psalms/Thi Thiên 91:3).
Nếu là Cơ Đốc nhân, bạn vẫn nên xin Chúa tha thứ cho sự cay đắng, oán giận của mình. Sau đó, hãy cầu xin Ngài tha thứ cho bất cứ ai đã làm tổn thương mình, tha thứ cho người mà bạn đang cay đắng, oán giận.
Tìm kiếm sự đầy dẫy Đức Thánh Linh. Tìm kiếm cơ hội để thể hiện tình yêu với người đã xúc phạm bạn. Chúa luôn sẵn lòng tha thứ và quên tội lỗi của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có thể đã nỗ lực hết sức để tha thứ, quên đi, nhưng thấy rằng bạn không thể làm được điều đó. Chúa có thể giúp bạn làm sạch trí nhớ bạn. Thay vì nhớ về họ với những ác ý, tổn thương, hãy nhớ đến họ trong sự tha thứ. Sau đó tiến thêm một bước nữa và cầu xin Chúa tha thứ cho người đã xúc phạm bạn. Bằng cách tha thứ và sau đó cầu xin Chúa tha thứ cho người đó, bạn đã cho phép Chúa được tự do ban phước cho bạn và người khác.
Hãy cầu nguyện:
“Cha ơi, con nhận biết rằng con đã giữ sự cay đắng và oán giận người này (…). Con xưng nhận điều này là tội lỗi, cầu xin Chúa tha thứ cho con. Con xin tha thứ cho (…). Xin Chúa nhắc nhở con không nắm giữ sự oán giận này nữa, nhưng bày tỏ tình yêu cho người này. Cha ơi, con cầu xin Cha cũng tha thứ cho (…). Cảm ơn Chúa đã lắng nghe và nhận lời cầu xin của con. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus. Amen!”.
Nếu bạn đã cầu nguyện như trên, xin vui lòng cho chúng tôi biết. Bạn có thể gọi đến Trung tâm Cầu nguyện Quốc gia của chúng tôi theo số (800) 823-6053. Chúng tôi ao ước được nói chuyện với bạn và sẽ gửi bạn một tài liệu, nhằm giúp bạn tiếp tục bước đi với Chúa.
Bạn có thể xem thêm Lời Chúa về:
Sự cay đắng:
Công vụ/Acts 8:23
Rô-ma/Romans 3:14
Ê-phê-sô/Ephesians 4:31
Hê-bơ-rơ/Hebrews 12:15
Gia-cơ/James 3:14
Sự ghen tị:
Thi Thiên/Psalms 37:1
Châm Ngôn/Proverbs 3:31; 23:17
Ga-la-ti/Galatians 5:26
Sáng Thế Ký/Genesis 26:14
Ma-thi-ơ/Matthew 27:18
Sự thù hận:
Lê-vi Ký/Leviticus 19:17
Châm Ngôn/Proverbs 10:12; 15:17
1 Giăng/I John 2:9-11
Giăng/John 4:20
Sự ác ý:
1 Cô-rinh-tô/I Corinthians 5:8; 14:20
Cô-lô-se/Colossians 3:8
1 Phi-e-rơ/1 Peter 2:1
Ê-xơ-tê/Esther 3:6
Thi Thiên/Psalms 140:3
Ê-sai/Isaiah 59:4-5
Ma-thi-ơ/Matthew 27:23
Giăng/John 12:10
Công vụ/Acts 7:54
Đức Chúa Trời có thể thay đổi cuộc đời bạn?
Đức Chúa Trời có thể khiến bạn nhận biết Ngài và kinh nghiệm sự thay đổi kỳ diệu trong đời sống cá nhân. Hãy khám phá cách làm thế nào để hưởng bình an với Đức Chúa Trời. Bạn cũng có thể gửi nhu cầu cầu nguyện cho chúng tôi.
Hadassah Phạm dịch
(Nguồn: cbn.com)
Leave a Reply