Oneway.vn – Nhiều phụ huynh đang đối mặt với thách thức, làm sao để yêu một đứa trẻ, khi chúng rời khỏi gia đình và chối bỏ cả niềm tin.
Nhiều câu chuyện Kinh Thánh vẫn chưa được biết đến và chưa từng được nghe, bởi hầu hết mọi người đang sống trong nền văn hóa thế kỷ 21. Nhưng một số câu chuyện lại trở nên quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, ví dụ câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Jesus về đứa con trai hoang đàng.
Câu chuyện có nhiều phần, nhiều vấn đề cần mở ra cho các nhà giải Kinh và nhà Thần học, nhưng điểm chính rất đơn giản: một người cha có hai con trai, một trong số họ đã đi khỏi gia đình, phung phí gia tài, và sau đó trở về trong tuyệt vọng, tìm kiếm sự tha thứ. Người cha, với niềm vui sướng hân hoan đã ôm lấy đứa con trai bướng bỉnh và ăn mừng khi con trở về. Đứa con trai khác rất thất vọng khi thấy điều này, nó chỉ tập trung chủ yếu vào sự vâng lời của mình và tội lỗi chất chồng của em trai.
Câu chuyện, ngoài việc phân tích chủ đề liên quan đến tình yêu người cha dành cho con trai và tấm lòng thiếu ân điển của người anh trai, câu chuyện cũng đóng vai trò như một bức tranh về công tác cứu rỗi của Chúa. Người cha (hình ảnh của Đức Chúa Trời) đang chạy đến để chào đón con trai mình (đứa con hoang đàng), một kẻ cũng như chúng ta, đã nhận được sự tha thứ, mặc dù chúng ta và anh ấy thật sự không xứng đáng.
Đây là câu chuyện chỉ dẫn trực tiếp cho chúng ta đến với ân điển và Phúc âm của Chúa Jesus Christ.
Một số phụ huynh khi đọc câu chuyện này đã nhận ra ân điển, Phúc âm và những chủ đề liên quan đến tình yêu của Đức Chúa Trời, nhưng nhiều người không thể khiến cho câu chuyện đó trở nên thực hữu trong đời sống gia đình họ. Nhiều phụ huynh đang đối mặt với những thách thức để yêu một đứa trẻ, khi chúng chối bỏ cả niềm tin và rời khỏi gia đình.
Là một phần của những dự án nghiên cứu đầu tiên mà tôi hướng dẫn tại LifeWay Research, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu để xem xét số lượng học sinh bỏ Hội thánh sau khi học phổ thông hoặc trong những năm học đại học.
Trong nhiều năm, mọi người đã dựa vào suy nghĩ của mình về đề tài này và khám phá ra một nghiên cứu đặc biệt, cho thấy 86% thanh niên truyền giáo bỏ Hội thánh sau khi học cấp ba đã không bao giờ quay trở lại.
Tất nhiên, đây không phải là một nghiên cứu thực sự.
Những gì chúng tôi tìm thấy dựa trên nghiên cứu LifeWay Research, có khoảng 70% thanh niên tham gia Hội thánh khi học phổ thông cuối cùng đã rời khỏi Hội thánh trong những năm đại học. Khi học cấp ba, họ chỉ tham gia tối thiểu một năm để đủ điều kiện được xét là còn “tham gia” Hội thánh. Nhưng nhiều sinh viên sau đó đã trở lại.
Điều quan trọng, phải biết rằng nhiều trong số những học sinh không hề có kế hoạch bỏ học, 80% ban đầu không mong muốn rời khỏi nhà thờ. Cuộc sống đại học đem đến những hướng rẽ và thay đổi, khiến sinh viên trở nên bận rộn và mất tập trung. Những người trẻ tuổi lần đầu không còn ở trong vòng tay cha mẹ, phải bắt đầu tự đặt những câu hỏi khó và tự đưa ra quyết định về cách sử dụng thời gian.
Nhiều phụ huynh bối rối, sợ hãi và cảm giác thất bại khi chứng kiến con cái của họ rời khỏi Hội thánh, và tự trách bản thân khi con mình có những quyết định sai lầm.
Với 30 năm trong chức vụ chăn bầy, tôi nhận thấy, nhiều cha mẹ Cơ Đốc mẫu mực nhưng con họ vẫn có thể rời bỏ đức tin. Hoặc ngược lại, cha mẹ có thể sai trong sự kỷ luật, chiến lược nuôi dạy con cái, môi trường gia đình nhưng con họ vẫn trung tín với niềm tin của mình đến suốt đời.
Có nhiều yếu tố nuôi dưỡng mối quan hệ giữa con trai, con gái bạn với Chúa, như ảnh hưởng từ những người bạn đồng trang lứa, người cố vấn trong Hội thánh hoặc chúng được sai phái để môn đồ hóa người khác.
Càng ngày càng nhiều những kỳ nghỉ lễ, nên nhiều bậc cha mẹ sẽ thấy khó kiểm soát con. Thông thường, rất khó để biết cách ứng phó với những thay đổi (mà nhiều khi là tiêu cực) đã xảy ra trong cách chọn lựa lối sống của con trẻ.
Là bậc cha mẹ, chúng ta cần học hỏi về tình yêu và lòng nhân từ của Chúa Jesus.
Đầu tiên, hãy đặt câu hỏi hay và biết lắng nghe.
Nhiều người quen với việc làm giáo viên hoặc làm nhà cung cấp thông tin cho con cái. Với những đứa con “hoang đàng”, chúng thường nghĩ mình đã đủ lớn và trưởng thành. Thay vì nói chúng đã sai, xấu hay nhầm lẫn khi từ chối đức tin và rời khỏi Hội thánh, thì hãy thử hỏi chúng một số câu hỏi về quyết định mà chúng đã đưa ra.
Cố gắng duy trì một tư thế lắng nghe và thực sự cố gắng để hiểu những quyết định đó đến từ đâu. Lời Chúa, “hãy mau nghe mà chậm nói, chậm giận”
(Gia-cơ/James 1:19), điều này rất cần thiết khi áp dụng vào các mối quan hệ của bạn. Cách thức mà Gia-cơ cung cấp rất hữu ích ngay cả khi chúng ta ứng xử con cái hay bất kỳ ai.
Thứ hai, biết sự thật.
Theo nghiên cứu của LifeWay Research, hầu hết các sinh viên rời Hội Thánh vì họ không ý với các quan điểm của Hội Thánh hoặc muốn nổi loạn. Tỷ lệ cao các sinh viên rời khỏi Hội thánh chỉ đơn giản là chúng đi sai định hướng hoặc tự cố gắng thể hiện bản thân.
Cũng dựa trên nghiên cứu này, gần hai phần ba trong số những người rời khỏi Hội thánh sau đó đã thực sự trở lại đức tin. Theo cuốn sách Gia đình và Đức tin thì việc truyền lại đức tin qua các thế hệ được duy trì tốt khi cha mẹ luôn đi nhà thờ một cách trung tín. Vì vậy, tóm lại, đừng tin vào số liệu thống kê ảm đạm.
Hãy giao phó hành trình của con bạn cho Chúa Giêsu.
Điểm chính của câu chuyện đứa con hoang đàng, không chỉ tất cả chúng ta được kêu gọi để thực hiện tình yêu của người làm cha mẹ (thuộc linh hay thuộc thể), mà bày tỏ tình yêu Chúa Jesus – Đấng đã đến thế gian để theo đuổi và tìm kiếm chúng ta.
Khi lạc lối, Chúa chào đón chúng ta trở lại với vòng tay rộng mở. Ngài của việc theo đuổi và tìm kiếm một người hoặc một điều, đó có thể là đồng xu bị mất, con chiên bị lạc hoặc một đưa con lầm đường lạc lối.
Hãy tin tưởng rằng Chúa đang tể trị cuộc hành trình của con bạn. Tin tưởng vào thời điểm của Ngài và sự trung tín trong tình yêu, giao ước của Ngài. Quan trọng nhất, hãy nương dựa vào ân sủng và sức mạnh của Chúa Jesus để yêu con trai hay con gái của bạn trong suốt khoảng thời gian chúng “đi lạc”.
Ed Stetzer làm việc trong Hội thánh của hiệp hội Billy Graham, làm mục vụ và chức vụ truyền giáo tại Cao Đẳng Wheaton, Hiệu trưởng Trường Sứ Mệnh, trong Ban Lãnh đạo của Cao Đẳng Wheaton, Giám đốc điều hành của Trung tâm Billy Graham và chuyên xuất bản các ấn phẩm về lãnh đạo Hội thánh thông qua tổ chức Mission Group.
Hadassah Phạm dịch
(Nguồn: christianitytoday.com
Leave a Reply