Làm thế nào để chia sẻ Phúc Âm cho LGBT? (Phần 2)

Điều rất quan trọng là phải biết chia sẻ Phúc Âm đúng cách với những người tự coi mình là đồng tính, song tính hay chuyển giới (cộng đồng LGBT).

Làm thế nào để chia sẻ Phúc Âm cho LGBT?

Chúa có yêu người đồng tính?

Phúc Âm cho người đồng tính

Gửi những người bạn đồng tính

Ảnh minh họa. Nguồn: Newsweek

Trong phần một, tôi đã thảo luận rằng khi làm chức vụ với những người thuộc nhóm LGBT, điều quan trọng là không để mình bị mắc kẹt trong cuộc tranh cãi về tội tình dục. Mỗi người đều có trách nhiệm về mặt đạo đức trước mặt Đức Chúa Trời về mọi tội lỗi của họ. Mỗi người đều cần Chúa Cứu Thế, và mỗi người phải từ bỏ bản tánh tội lỗi của mình và phải được tái sanh. Trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về những điều tương tự và những tình huống cụ thể mà tôi sử dụng để giúp truyền đạt lẽ thật rằng bất kỳ danh tính nào bên ngoài Đấng Christ đều phải được từ bỏ.

Sau đây là những gì tôi chia sẻ trong mỗi cuộc gặp gỡ tôi có với một người xác định là LGBT. Tôi đã thấy những điều được lặp lại tương tự và những kịch bản này rất thành công trong việc truyền đạt chân lý một cách đáng yêu.

Kịch bản đầu tiên tôi sử dụng là như sau:

Tôi sẽ hỏi người đó rằng họ đã từng “yêu” ai chưa? Câu hỏi tiếp theo là có khi nào họ đã từng cảm thấy rằng “tình yêu” đó là không thực? Tôi sẽ hỏi thêm liệu họ có bao giờ cảm thấy như họ đã hiểu sai một mối quan hệ do họ đã để cảm giác và cảm xúc lấn át không? Mỗi người trong cuộc sống đều có những loại kinh nghiệm này. Những người mà tôi nói chuyện thường sẽ thừa nhận rằng họ đã có những trải nghiệm giống như những gì tôi đã nuôi dưỡng. Tầm quan trọng của kịch bản này nhằm kéo sự chú ý của họ đến việc nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có thể bị lừa dối bởi cảm xúc của chính mình và thậm chí bởi những gì có vẻ là thực tại trong hiện tại. Sau này khi nghĩ lại chúng ta sẽ nhận ra rằng những gì có vẻ là cảm xúc thực hữu có thể không thật sự là như vậy.

Một kịch bản tốt đẹp khác là có một người chồng/người cha tin rằng anh không nên trung thành với vợ con của mình bởi vì anh tin rằng ‘đã được tạo dựng cho các mối quan hệ tình dục với nhiều người phụ nữ khác’. Anh tin đây là định dạng của mình, nên anh sẽ bỏ vợ con để làm những gì anh tin là vì lợi ích tốt nhất của mình, để thực hiện điều mình ước muốn. Với cá nhân người đàn ông đó, những sự lựa chọn của anh là ổn. Chúng sẽ có ý nghĩa đối với anh bởi vì chúng cộng hưởng với bản sắc và khao khát của anh. Tuy nhiên, trên thực tế, quyết định đeo đuổi định dạng này sẽ có những hậu quả tàn phá suốt đời anh và vợ con anh.

Từ đó, tôi có thể chia sẻ một kịch bản giả định khác. Giả sử có một người là trùm buôn bán ma túy, họ tin rằng định dạng của họ là một thương gia buôn bán ma túy. Thông thường, họ không muốn thay đổi định dạng của mình. Họ tin rằng phương tiện kiếm tiền của họ là chấp nhận được. Họ rất có thể không nghĩ về sự chọn lựa và định dạng của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh. Họ không nhận ra rằng định dạng của họ có thể mang đến sự hủy diệt và tàn phá cuộc sống của mọi người. Thực tế đã có nhiều tình huống trong chức vụ mà tôi gặp, khi người ta cho rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn đồng ý với việc họ buôn bán ma túy vì công việc này giúp họ có thể chu cấp tốt hơn cho nhu cầu của bản thân và gia đình.

Kịch bản cuối cùng tôi sử dụng là của một người đấu tranh với việc nghiện ma túy. Tôi đã phục vụ cho nhiều người nghiện ma tuý. Họ thường thực sự tin rằng  họ sẽ là một người nghiện mãi mãi. Họ thường không thể thấy được định dạng đó ảnh hưởng như thế nào đến họ và những người yêu thương họ. Tầm nhìn của họ thường chỉ tập trung vào bản thân và ước muốn của cá nhân mình.

Cờ lục sắc – biểu tượng của cộng đồng LGBT. Ảnh: Wikimedia Commons

Rất nhiều ví dụ có thể được sử dụng, nhưng mỗi ví dụ được đề cập ở trên đều truyền tải một sự thật quan trọng, đó là không phải một người coi định dạng của họ là ổn có nghĩa là nó thật sự là ổn. Tương tự như vậy, cũng không có nghĩa là định dạng của một người không có khả năng hoàn toàn tự hủy diệt và phá hoại những người xung quanh.

Khi tôi sử dụng những ví dụ này để phục vụ người LGBT, Đức Thánh Linh hành động. Họ sẽ thường thấy mình từ một quan điểm bên ngoài. Nó có thể khá là kết tội, nhưng chính Đức Thánh Linh là người đã làm công việc cáo trách tội lỗi họ. Tôi không kết án họ. Tất cả những gì tôi phải làm là chia sẻ những lẽ thật này trong tình yêu.

Để kết thúc việc chia sẻ Phúc Âm, tôi sẽ giải thích cho họ cách Chúa Jesus đã đến để giải phóng chúng ta khỏi định dạng tội lỗi để chúng ta có thể được làm nên mới hoàn toàn. Ngài đã làm điều này bằng cách chất tội lỗi của chúng ta lên chính Ngài trên thập tự giá và chiến thắng. Tôi sẽ nói với họ rằng mỗi người trong thế giới này có một cái gì đó sẽ giữ họ gắn liền với một bản sắc mà Đức Chúa Trời không muốn cho họ; một định dạng thực sự chống nghịch lại Thiên Chúa và dẫn đến những hậu quả đáng buồn trong cuộc sống của họ và cuộc sống của những người xung quanh. Dù bất kể vấn đề nào đang khiến một người tồn tại một đặc tính trái ngược với Đức Chúa Trời thì người đó vẫn phải ăn năn với Đức Chúa Trời.

Theo kinh nghiệm của tôi, đây là cách hiệu quả nhất để rao giảng Tin Lành cho một thành viên của cộng đồng LGBT. Phương pháp này không cố ý vạch tội của họ, và nó cũng không bày tỏ Phúc Âm một cách lên án. Tuy nhiên, nó cho thấy rằng bởi tội lỗi mà cách chúng ta nhìn nhận về con người và bản chất của mình không thật sự ổn đối với Đức Chúa Trời.

Tin Lành tức là chúng ta phải được tái sinh. Mỗi người phải ăn năn và tin vào Chúa Cứu Thế Jesus. Chúng ta phải ăn năn theo cách dẫn đến thay đổi tâm trí, thay đổi trái tim và thay đổi hành động. Và chúng ta phải tin theo cách thức ảnh hưởng đến mọi phần trong cuộc sống của chúng ta.

Là Cơ Đốc nhân, Đức Chúa Trời muốn chúng ta đứng vững trên lẽ thật của lời Ngài và không được biện hộ. Tội lỗi là tội lỗi, dù rằng có những Cơ Đốc nhân  đã không truyền đạt sự cáo trách của Đức Thánh Linh một cách đúng nhất. Tương tự như vậy, mỗi linh hồn đều phải chịu trách nhiệm trước Đức Chúa Trời về sự lựa chọn của họ. Vào ngày phán xét, không ai có thể nói với Đức Chúa Trời: ‘Giá như những người mang danh Ngài là những nhân chứng tốt hơn’. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm trước mặt Ngài, và chỉ một mình Ngài mà thôi vì cớ sự lựa chọn của họ, bất kể họ có ăn năn và tin Đạo Tin Lành hay không.

Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng khi bạn đọc phần một và hai của bài viết này, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và được trang bị để chia sẻ Phúc Âm. Nếu bạn có câu hỏi hoặc nhận xét nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (John/Giăng 3:3).

David Hoffman là một nhà truyền giáo và là giám đốc của Kingdom Enterprises, một mục vụ truyền giáo ở Tucson, Arizona. Niềm đam mê của ông trong chức vụ là vươn tới những người hư mất bằng Phúc Âm của Chúa Cứu Thế Jesus, nun đốt niềm đam mê truyền giáo của những tín hữu, và giúp trang bị cho họ một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh và có Đấng Christ làm trung tâm của đời sống. Kingdom Enterprises chuyên cung cấp các khóa đào tạo truyền giáo miễn phí cho các cá nhân, nhóm và Hội thánh. Để biết thêm thông tin hoặc liên hệ với Kingdom Enterprises, hãy truy cập vào HisKingdomEnterprises.com.

Bài:

David Hoffman; Hadassah Phạm dịch

Nguồn: christianpost.com

David Hoffman là nhà truyền giáo và là giám đốc của Kingdom Enterprises – Mục vụ truyền giáo ở Tucson, Arizona. Niềm đam mê của ông trong chức vụ là vươn tới những người hư mất bằng Phúc Âm của Chúa Cứu Thế Jesus, đốt cháy niềm đam mê truyền giáo trong cuộc sống của những tín hữu, và giúp trang bị cho họ một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh và có Đấng Christ làm trung tâm của đời sống. Kingdom Enterprises chuyên cung cấp các khóa đào tạo truyền giáo miễn phí cho các cá nhân, nhóm và Hội Thánh. Để biết thêm thông tin hoặc liên hệ với Kingdom Enterprises, hãy truy cập vào HisKingdomEnterprises.com.


Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].


“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta
” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).

Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *