Làm thế nào để vượt qua lòng thù hận?

Oneway.vn – “Đừng để người khác kéo bạn xuống thấp khi bạn căm ghét họ” –  Martin Luther King.Trưa thứ bảy, chồng tôi và tôi lái xe dạo dưới đường Fayetteville, Raleigh từ Tòa Quốc hội Capitol đến Rạp hát Tưởng niệm Raleigh. Sau những tuần lễ đường phố vắng lặng, thật vui khi mọi thứ dần trở lại bình thường, nhiều gia đình bên đường đang tận hưởng những ngày xuân. Và tất nhiên, chúng tôi không biết rằng chỉ vài giờ sau, đường phố yên bình đó sẽ xảy ra hỗn loạn. 

Trong nỗi buồn và kinh hoàng, chúng tôi nhìn thấy hình ảnh tội ác đang lan tràn trên màn hình tivi của gia đình chúng tôi. Một bình luận viên của bản tin địa phương vừa bình luận, vừa không ngừng xin lỗi khán giả vì phía sau anh là những cảnh bạo lực, lời tục tĩu đang diễn ra.

Tin nhắn từ viên cảnh sát đang phục vụ khu vực tòa nhà kế bên gửi đến “Làm ơn hãy bảo vệ tôi!”, cuộc gọi từ khắp nơi trong thành phố. Bạo động từ các băng nhóm huyết chiến, những người mặc quần áo màu đỏ, tấn công cảnh sát một cách tàn bạo vì họ quá đông.

Trận chiến giữa tình yêu và căm ghét

Trong lúc tôi hòa mình vào chương trình âm nhạc thờ phượng trực tuyến thì hỗn loạn cũng đang diễn ra. Tôi lấy ngạc nhiên vì sự tương phản nổi bật giữa tin thời sự và những buổi nhóm trực tuyến tôn vinh danh Chúa Jê-sus. Những người đàn ông và phụ nữ thuộc mọi sắc tộc cùng nhau dâng lời cầu nguyện, ca ngợi Chúa trong ngày lễ Ngũ tuần. Tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu tin tức chúng ta được nghe sẽ là những giờ thờ phượng ý nghĩa thay vì những cuộc biểu tình bạo loạn?!

Ngay sau đó tôi được nhắc nhở, việc thiếu phương tiện quảng bá truyền thông không thể cản trở quyền năng của Chúa được bày tỏ qua sự thờ phượng. Tôi không điều hành hệ truyền thông nhưng tôi có thể chọn lựa những gì được nghe. 


Tìm hiểu gốc rễ của vấn đề

Vấn nạn về phân biệt chủng tộc? Kinh thánh gọi đó là tội lỗi. Phá hủy hay trộm cắp vì bất kỳ lý do gì, chống lại một cá nhân hay làm xáo trộn một cộng đồng, tất cả là biểu hiện của tội lỗi (Giăng 10:10). Tội lỗi là cướp giết và hủy diệt.

Sự bất công thôi thúc chúng ta hành động. Nhưng, như Mama từng nói, “Hai cái sai không thể làm nên một điều đúng”. Chúng tôi buồn và tức giận khi nghe tin nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, những người mà chúng tôi trò chuyện cùng ngày hôm đó bị phá hoại và trả thù, họ đã chịu nhiều tổn thất qua kiểm dịch. Nhưng nếu tôi phản ứng giống như người ác sẽ khiến tôi trở nên giống họ.

 “Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người.  Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng… Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.” (Rô-ma 12:17-19, 21)

Điều ác tiếp tục lan truyền khi chúng ta cố gắng trả thù điều ác. 


Sức mạnh của sự tha thứ

Chồng tôi nói chuyện với một người phụ nữ, gia đình cô ấy đã thể hiện sức mạnh khi đối mặt với cái ác. Cha cô phải chịu sự tàn nhẫn dưới bàn tay của những kẻ kỳ thị chủng tộc, và cô cũng không tránh khỏi.

Larry hỏi làm thế nào để đối phó với nó. Cô trả lời rằng, cha cô luôn luôn nói: “Đừng để họ làm chúng ta trở nên giống như họ”.

Tấm gương nhân hậu của người cha đã truyền cảm hứng cho cô vượt qua những sự bất công. Người cha và cô con gái trở nên tốt hơn thay vì cay đắng, họ đã thực hành lời của Mục sư Martin Luther King: “Tha thứ không phải là một hành động ngẫu nhiên; đó là một thái độ tiếp diễn”.

Làm thế nào để chúng ta vượt qua sự ghen ghét?

1. Đừng cho rằng tất cả mọi người ủng hộ một lý tưởng đều giống nhau

Tôi ủng hộ cuộc biểu tình ôn hoà về quyền sống của thai nhi. Nhưng tôi kinh hoàng khi thấy ai đó vì ủng hộ quyền sống của thai nhi mà làm nổ tung một phòng khám y tế. Như anh bạn tôi – một viên cảnh sát, anh nghi ngờ phần lớn bạo lực mới đây không có liên quan đến vụ giết George Floyd.

(Có lẽ trong chúng ta ai cũng biết George Floyd là người đàn ông da màu bị cảnh sát da trắng làm cho ngạt thở chết).

2. Bảo vệ tấm lòng bạn

Mầm ghen ghét bên trong con người làm người ta bị ngộ độc. Tôi phải tự bảo vệ chính mình để tránh nghe quá nhiều tin thời sự. Khi tự đặt mình vào một tâm trạng băn khoăn và nóng giận thì tôi đang mở đường cho tội lỗi bước vào (Thi thiên 37:8).

Hãy lấy ngọn lửa đó làm động cơ cho việc làm điều thiện (1 Giăng 4:8).

3. Hãy cầu xin Chúa ban phước cho kẻ thù của bạn

Chỉ có một giải đáp cho tội lỗi con người – đó là Chúa Jêsus (Rôma 4:24).

Bằng sự ăn năn và đức tin, Ông bà Anh chị em có thể trở nên hoàn toàn mới trong Chúa và hưởng được sự bình an và tình yêu của Ngài. 

Chị tôi nhắn tin cho tôi kèm theo một bức ảnh Mục sư Martin Luther King quỳ gối, phía sau ông là những người theo ông đang tham gia cầu nguyện. Tôi xin được kết thúc bằng lời của Mục sư: “Tình yêu là năng lực duy nhất có khả năng biến kẻ thù thành bạn”.

 

Bài: Debbie  W. Wilson; Dịch: Châu Liêu – Bradford Paez

(Nguồn: cbn.com)

Bản quyền © 2020 Debbie W. Wilson, được sử dụng với sự cho phép. Để biết thêm về chủ đề này từ trang web của Debbie: “Tôi có nên yêu những người làm điều tôi ghét không?” Chúa có thể thay đổi cuộc sống của bạn? Chúa đã cho phép bạn biết Ngài và hưởng được một sự thay đổi đáng kinh ngạc trong cuộc sống của chính bạn. Khám phá làm thế nào bạn có thể tìm thấy sự bình an với Chúa. Bạn cũng có thể gửi cho chúng tôi điều bạn muốn tìm hiểu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *