“Đêm đó Ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán… Ta là Đức Giê-hô-va. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Ê-díp-tô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi.” (Xuất Ê-díp-tô ký 12:12-13)
“Vậy, Môi-se nhóm lại các trưởng lão Y-sơ-ra-ên mà nói rằng: Hãy đi bắt một con trong bầy cho mọi nhà các ngươi, và giết nó làm lễ Vượt-qua. Rồi hãy lấy một chùm kinh giới nhúng vào huyết trong chậu, bôi lên mây và hai cây cột cửa… Đức Giê-hô-va sẽ đi qua đặng hành hại xứ Ê-díp-tô; khi thấy huyết nơi mày và hai cây cột cửa, Ngài sẽ vượt qua, không cho kẻ tiêu diệt vào nhà các ngươi đặng hành hại.” (Xuất Ê-díp-tô ký 12:21-23)
“Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi.” (I Cô-rinh-tô 5:7)
“Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va chưa đến.” (Giô-ên 2:31)
Lễ Vượt Qua, Lễ Thương Khó và nguyệt thực đầu tiên của năm 2014 có thể có mối liên hệ gì với nhau? Hãy cùng nhau suy nghĩ.
Lễ Vượt Qua bắt đầu từ khi mặt trời lặn chiều thứ hai. Đây là thời gian được tuyển dân của Chúa biệt riêng ra để tưởng nhớ đến sự giải cứu của Chúa giúp họ thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Ngoài sự sáng tạo và sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ, chưa hề có một biểu hiện nào thể hiện năng quyền của Đức Chúa Trời một cách mạnh mẽ hơn sự kiện mà chúng ta nói đến ở đây.
Lễ Vượt Qua tưởng nhớ đến thời gian khi người Israel bị nô lệ tại Ai Cập. Khi Pharaoh bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời không cho phép dân sự của của Ngài rời khỏi xứ, ông buộc phải thay đổi quyết định của mình. Chính vì vậy mà Đức Chúa Trời đã khiến cho trong đất Ai Cập xảy ra hàng loạt những dịch lệ, mỗi điều xảy ra là một cơ hội để Pharaoh ăn năn sự bất tuân của mình: nước biến thành máu; ếch, muỗi, và ruồi bao phủ vùng đất, kéo theo đó là sự chết chóc của các bầy gia súc, người và súc vật bị ghẻ chóc, mưa đá, châu chấu, và sự tối tăm. Khi Pharaoh tự làm cứng lòng mình chống nghịch lại Đức Chúa Trời và từ chối không để cho dân sự của Ngài ra đi, thì tai họa cuối cùng xảy ra. Và đó cũng là tai họa khủng khiếp nhất.
Giữa đêm khua, Đức Chúa Trời đã thi hành sự đoán phạt cuối cùng của Ngài trên Ai Cập. Thiên sứ của sự chết khi khắp xứ và giết tất cả các con đầu lòng. Từ ngai vàng của Pharaoh cho đến kẻ tù trong ngục tối lẫn gia súc trong chuồng, tất cả các con đầu lòng đều phải chết. Chỉ những ai bôi huyết chiên con trên khung cửa và ở bên trong thì có thể thoát khỏi tai họa, cả người Israel lẫn người Ai Cập. Kết quả là, Pharaoh đã ăn năn sự phản khán của mình và để cho dân sự của Chúa ra đi.
Tuy nhiên, Lễ Vượt Qua không chỉ là một sự tưởng nhớ đến năng quyền của Đức Chúa Trời đã cứu dân sự của Ngài khỏi sự đoán phát và khiến họ được tự do khỏi ách nô lệ. Nó cũng là một bức tranh tiên tri rất đẹp đẽ về một sự kiện cũng được diễn ra trong tuần lễ này.
Lễ Thương Khó là một ngày lễ thiêng liêng, một ngày lễ thánh tưởng nhớ đế sự kiện đã xảy ra 2000 năm về trước khi Đức Chúa Giê-xu Christ đã không những bị đóng đinh trên thập tự giá, nhưng mà còn hy sinh như một Chiên Con của Đức Chúa Trời trong chính ngày Lễ Vượt Qua đó. Khi bạn và tôi bằng đức tin nhận lấy huyết của Đức Chúa Giê-xu đã đổ ra vì chúng ta trên thập tự giá vào lòng và vào cuộc sống của mình, khi đó sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi sẽ được vượt qua khỏi chúng ta, và chúng ta không chỉ được cứu khỏi án phạt tội lỗi, nhưng chúng ta cũng được cứu khỏi quyền lực của tội lỗi. Chúng ta được tự do khỏi sự nô lệ về mặc thuộc linh.
Theo một cách rất đặc biệt, trong kỳ Lễ Vượt Qua năm nay, Đức Chúa Trời dường như đã đặt một dấu hiệu về huyết của Ngài trên khung cửa của thiên đàng. Bởi chính ngày hôm ấy, mặt trăng hóa ra “máu” khi nó bắt đầu bước vào tiến trình nguyệt thực toàn phần. Phải chăng Đức Chúa Trời đang cảnh báo trái đất rằng sự đoán phạt sẽ xảy đến và cho chúng ta một cơ hội để ăn năn trước khi những hình phạt bắt đầu? Phải chăng Đức Chúa Trời muốn nhắc nhở bạn và tôi rằng sự cứu rỗi duy nhất khỏi sự đoán phạt của Ngài đó là nương nơi huyết của Chiên Con?
Tôi không thể trả lời những câu hỏi ấy, nhưng tôi biết chắc một điều. Tôi cần phải đảm bảo rằng tôi đã đến nơi thập giá, ăn năn tội lỗi và sự phản nghịch của mình với Đức Chúa Trời, và tuyên xưng huyết của Đức Chúa Giê-xu đã thanh tẩy tôi. Tôi cần phải đảm bảo rằng tôi được an ninh-được cứu khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời bất cứ khi nào điều đó xảy đến, bất cứ khi nào điều đó xảy đến trên đất này, hoặc khi tôi đã qua đời, khi tôi bước vào cõi đời đời và đối diện với một Đức Chúa Trời chí thánh.
Trong mùa thương khó năm nay, bạn có cảm tạ Đức Chúa Trời vì dòng huyết của Đức Chúa Giê-xu bằng cách tiếp nhận dòng huyết ấy cho tấm lòng và cuộc đời của mình hay không?
Tác giả: Anne Graham Lotz, người sáng lập Mục vụ AnGel, bà đã công bố Lời Chúa khắp cả thế giới trong hơn 30 năm qua. Quyển sách mới nhất của bà là, Wounded by God’s People (Bị Tổn Thương Từ Những Con Cái Chúa), có sẵn tại trang web AnneGrahamLotz.com.
Thanh Tuấn. Theo: charismamag.com
Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]
Leave a Reply