Lo lắng có phải là tội lỗi?

Oneway.vn – Tôi vừa kết thúc buổi nói chuyện tại lễ hội mùa hè, và ba phụ nữ trẻ đến trò chuyện với tôi. “Chúng tôi chưa bao giờ nghe những chia sẻ như thế này trước đây”, họ nói. “Mục sư quản nhiệm gần đây nói với chúng tôi rằng lo lắng là một tội lỗi, vì đó là dấu hiệu thiếu tin cậy Chúa!”

Tôi sẽ viết thêm về điều này từ một góc nhìn hơi khác.  

Câu hỏi hóc búa khó giải về ‘lo lắng/tội lỗi” là điều tôi thường xuyên đối diện. 1 Giăng 3:4 cho chúng ta cách phân biệt tội lỗi: “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp”. Vậy nên, để lo lắng trở thành một tội lỗi, chúng ta phải chứng minh nó là ‘trái luật pháp”. Tội lỗi phải là hoạt động chống lại bản chất Kinh Thánh hoặc luật pháp của Chúa.

Bạn có thể sống mà không lo lắng?

Chúng ta thường hiểu lầm rằng con người có thể sống mà không lo lắng; đây không phải là sự thật. Lo lắng không phải là rối loạn chức năng cơ thể, mà là cơ chế bảo vệ cần thiết cho cuộc sống. Không lo lắng sẽ khiến chúng ta đau khổ hơn nhiều, hơn nữa, lo lắng không hề “bất hợp pháp”.

Tất cả mọi thứ trong tự nhiên và cơ thể chúng ta tồn tại vì Chúa là Đấng sáng tạo. Đó là sinh học tự nhiên; những luật lệ tự nhiên mà Chúa cho phép chi phối cuộc sống con người (Giê-rê-mi 33:25). Khi cảm thấy lo lắng, chúng ta không hề làm trái luật pháp, mà đang trải qua Luật tự nhiên và chức năng bình thường Chúa tạo dựng cho con người.

Kinh Thánh lên án lo lắng? 

1 Phi-e-rơ 5: 7: “Lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em.”

 Phi-líp 4: 6: “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời.

Những câu này không phải vì mục đích lên án hay cấm đoán, mà là để an ủi. Quan trọng nhất, Phi-e-rơ và Phao-lô nói về sự lo lắng giống như cách Chúa Jesus nói trong Ma-thi-ơ 6. Loại lo lắng họ đang mô tả liên quan đến những mối quan tâm cụ thể; tức là những điều bạn thực sự lo lắng. Ở đây họ không nói về loại lo lắng bản năng lan tỏa khiến chúng ta mệt mỏi như dịch bệnh.

Mọi lo lắng đều là cố ý?

Hãy quay trở lại giả định ban đầu: ‘Lo lắng là tội lỗi vì đó là dấu hiệu thiếu tin cậy Chúa.’ Chúng ta đã xác định rằng lo lắng không phải là ‘trái luật pháp’, vì vậy có thể dễ dàng cho rằng nó là tội lỗi theo Kinh Thánh. Chúng tôi cũng đã xác định sự khác biệt giữa lo lắng liên quan đến những điều cụ thể và lo lắng như một phản ứng sinh lý/tâm lý của cơ thể.

Như bất kỳ ai mắc chứng rối loạn lo âu đều biết, lo lắng thường tác động đến một người trước khi họ thật sự nhận thức được mình lo lắng vì điều gì. Mọi người nói: ‘Đừng lo lắng nữa, bạn đang tự khiến mình bị bệnh đấy”. Nhưng sự thật là họ đã bị bệnh, và lo lắng chỉ là một triệu chứng của căn bệnh đó.

Điều gì xảy ra nếu lo lắng là một căn bệnh?

Những suy nghĩ lo lắng và phản ứng theo bản năng ngày càng làm trầm trọng thêm sự lo lắng, đến một thời điểm nó sẽ trở thành tội lỗi theo Kinh Thánh, vì nó làm hao mòn cơ thể bạn.  

Lo lắng là một tội lỗi? Nếu chúng ta chấp nhận rằng “hệ thống lo lắng” hoạt động quá mức là một căn bệnh (GAD), Chúa Jesus sẽ phản ứng trực tiếp với giả định này trong Giăng 9: “Thưa thầy, ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người.” 

Lo lắng là bằng chứng thiếu tin cậy?

Trong tâm trí tôi, những gì chúng ta nên tranh luận không phải là tội lỗi mà là sự tin cậy. Những người nói rằng lo lắng là tội lỗi luôn cho rằng nó cho thấy sự thiếu tin cậy, nhưng điều đó có đúng không? Có phải tin cậy Chúa nghĩa là không bao giờ lo lắng?

Thực tế, hai điều diễn ra ra trong thể xác và tâm linh dường như là điều kiện tiên quyết để thể hiện đức tin. 

Thi thiên 56: 3: “Trong ngày sợ hãi, Tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa”. Sự lo lắng và tin cậy cùng tồn tại với nhau. Tương tự, Phao-lô xác nhận sự song hành này: “vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy” (2 Cô-rinh-tô 5: 7)

Có sự khác biệt về phạm trù giữa đức tin và thể xác. Hoàn toàn bình thường khi trải qua mức độ lo lắng đáng kể bởi “mắt thấy” trong khi vẫn sống bởi đức tin; tin tưởng hết lòng vào lời hứa của Chúa. Đây là kinh nghiệm của riêng tôi, nhưng cũng đã được chứng minh trong cuộc sống hàng ngàn Cơ Đốc nhân lo lắng khác, và nhờ vào sự đấu tranh của họ, phần lớn phản ánh mức độ tin cậy và cam kết sâu sắc hơn với Chúa so với những người không bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng.

 Đức tin và lo lắng có loại trừ lẫn nhau không? Lo lắng là thước đo đáng tin cậy của đức tin? Không lo lắng chứng tỏ sự tin cậy nơi Chúa? Lo lắng là một tội lỗi? Bạn hãy tự trả lời những câu hỏi này.

Chúa có quan tâm đến những lo lắng của bạn, và muốn bạn biết rằng bạn có thể tin cậy Ngài bất chấp những gì tâm trí lo lắng đang nói với bạn không? Chắc chắn có.

Những vấn đề đưa ra ở đây không lý luận rằng bạn cứ thoải mái lo lắng nhưng là điều để nhắc nhở mỗi chúng ta, khi sự lo lắng đến đừng mặc cảm, tự ti vì cảm thấy mình là một người thiếu tin cậy Chúa, hoặc thả trôi theo dòng cảm xúc nhưng đó chính là lúc bạn cần đặt trọn sự tin cậy của mình nơi Chúa.

 

Bài: Will Van Der Hart, dịch: Hồng Nhạn

(Nguồn:mindandsoul)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *